Ra mắt công chúng vào năm 2012, Duolingo đã sớm trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội. Ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến này cung cấp các khóa học với hơn 30 ngôn ngữ, gồm tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Trung, Nhật, Hàn,…
Sau hơn một thập kỷ phát triển, “đế chế” học ngoại ngữ này đã thu hút hơn 500 triệu người dùng. Ngoài ra, chú cú xanh của Duolingo cũng trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng, giúp người dùng toàn cầu dễ dàng nhận biết ứng dụng ở mọi nơi. Trước khi đạt được những thành tựu như hiện nay, ít ai biết rằng Duolingo từng thua lỗ hàng chục tỷ đồng trong giai đoạn đầu ra mắt. Chỉ trong vòng một thập kỷ, nền tảng này đã làm thế nào để trở nên nổi tiếng, có hàng trăm triệu lượt tải về và nhiều chiến dịch quảng cáo vang dội như hiện nay? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Hành trình tạo nên Duolingo
Nhà sáng lập hiểu rằng để học một ngôn ngữ mới, người dùng sẽ phải chi tiền mời gia sư, mua sách vở, đăng ký các khóa học đắt đỏ, nhưng không hẳn ai cũng đủ điều kiện để đầu tư như thế. Vì thế, Duolingo ra đời với mục tiêu hỗ trợ tất cả mọi người học tập ngôn ngữ mới, đồng thời vừa học vừa vui chơi, giải trí.
Dù là một ứng dụng được đông đảo người dùng yêu thích và sử dụng, song Duolingo lại là startup thua lỗ suốt một thập kỷ. Điều này xảy đến là vì Luis Von Ahn không tạo nên các gói đăng ký (subscription) bởi mong muốn tất cả mọi người đều được sử dụng ứng dụng để học hỏi những ngôn ngữ mới. Duolingo nổi lên như một ứng dụng với không quảng cáo, không phí ẩn, không đăng ký. Khi ấy, startup này sở hữu hàng triệu người dùng nhưng không hề có doanh thu. Mãi đến năm 2017, khi Duolingo ra mắt phiên bản đăng ký, doanh thu của công ty mới bắt đầu tăng lên, đạt 70 triệu USD vào năm 2019. Đến năm 2020, con số này tăng lên gấp đôi.
Theo Business of Apps, hiện nay Duolingo đang có hơn 500 triệu người dùng đăng ký sử dụng, 37 triệu người đang hoạt động mỗi tháng một lần. Ứng dụng này đã thu hút cả những nhân vật nổi tiếng như Bill Gates, Khloe Kardashian và Jack Dorsey đến những người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều gì tạo nên thành công của Duolingo?
1. “Linh vật” cú xanh biểu tượng và những chiến dịch marketing thú vị
Bên cạnh giao diện ứng dụng đẹp mắt và tối giản, nhắc đến Duolingo thì không thể không đề cập đến chú cú xanh biểu tượng. “Linh vật” của ứng dụng gây ấn tượng với hai trạng thái cảm xúc: lúc hiền hoà, thân thiện, khi tựa “cô giáo chủ nhiệm” bắt học sinh học bài. Nếu chỉ xem hình ảnh trên giao diện ứng dụng, ắt hẳn chú cú xanh sẽ được yêu thích vì luôn đồng hành cùng người dùng trên hành trình học tập.
2. Mang đến những trải nghiệm thú vị cho người dùng qua hình thức gamification
Nhìn chung, Duolingo đã ứng dụng mô hình 8 động lực Octalysis của Chuyên gia Game hoá Yu – Kai Chou để tạo động lực cho người chơi. Mô hình này được xây dựng dựa trên các yếu tố động lực của con người, giúp Duolingo ứng dụng Gamification một cách hiệu quả hơn. Cụ thể, 8 động lực đó bao gồm: Mục đích & Nghĩa vụ cao cả; Phát triển & Thành tựu; Khuyến khích sáng tạo & Phản hồi; Chủ quyền & sở hữu; Ảnh hưởng xã Hội & Khả năng liên hệ; Độ hiếm & Cảm giác nôn nóng, cuối cùng là Tính khó lường & Cảm giác tò mò.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Chuyện thương hiệu lốp xe đi review ẩm thực: 4 bài học về tư duy marketing từ hành trình của Michelin Guide
- Nhìn lại sự hồi sinh của Cao Sao Vàng: 4 yếu tố khiến “Thần dược thời bao cấp” được săn đón trên thị trường quốc tế
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, hãy để lại ý kiến của các bạn để mình viết tốt hơn nữa nhé!