Eczema (hay còn gọi là chàm) là tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, được biểu hiện qua những mảng da khô, ngứa, phát ban và xuất hiện các mụn nước. Với những người sống chung với bệnh Eczema, điều quan trọng là luôn phải cân nhắc kỹ thành phần trước khi mua và sử dụng các sản phẩm chăm sóc, làm đẹp da. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích của các bác sĩ da liễu về cách chọn đồ trang điểm trên làn da bị Eczema.

Da bị Eczema có thể trang điểm hay không?

Emily Wood, bác sĩ da liễu đã được cấp bằng chứng nhận bởi hội đồng Westlake Dermatology, cho biết bạn vẫn hoàn toàn có thể trang điểm ngay cả khi mắc căn bệnh này, chỉ cần tránh những lúc đang phát bệnh.

Bạn phải kiểm tra bảng thành phần kỹ càng trước khi quyết định mua các loại kem dưỡng hoặc đồ trang điểm cho da bị Eczema (Ảnh: Internet)
Bạn phải kiểm tra bảng thành phần kỹ càng trước khi quyết định mua các loại kem dưỡng hoặc đồ trang điểm cho da bị Eczema (Ảnh: Internet)

Nếu trong trường hợp trang điểm khiến vết chàm đã khỏi tái phát hoặc trở nặng, điều đó có nghĩa là bạn đang sử dụng sản phẩm không phù hợp. Vì trong một vài loại mỹ phẩm có chứa thành phần gây kích ứng, khiến tình trạng viêm da trở lên nghiêm trọng hơn. Do vậy mà các bác sĩ luôn nhấn mạnh việc phải kiểm tra bảng thành phần kỹ càng trước khi bỏ tiền để sở hữu chúng. Đặc biệt, cần lưu ý với kem nền, phấn má hồng hoặc phấn mắt.

Nguyên tắc chung cho việc lựa chọn các sản phẩm dưỡng da và trang điểm là chúng phải được dán nhãn không gây dị ứng và dành cho da nhạy cảm. Đơn giản là vì các sản phẩm đó bao gồm các thành phần lành tính và ít hóa chất. Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng tránh sử dụng các sản phẩm dạng gel. Công thức có chứa cồn làm tăng triệu chứng khô và ngứa trên vùng da bị bệnh.

Các loại kem dưỡng có cồn hoặc phấn bột sẽ khiến da ngày càng khô và nứt nẻ (Ảnh: Internet)
Các loại kem dưỡng có cồn hoặc phấn bột sẽ khiến da ngày càng khô và nứt nẻ (Ảnh: Internet)

Thay vào đó, bạn có thể ưu tiên các sản phẩm có kết cấu dạng kem hoặc mousse. Bạn cũng không nên sử dụng các loại phấn bột vì chúng có thể đóng cặn tại các vết sần sùi, khiến tình trạng da ngày càng tồi tệ hơn.

Trong trường hợp vết chàm của bạn trở nặng sau khi sử dụng một sản phẩm làm đẹp nào đó, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ da liễu để họ giúp bạn kiểm tra đâu là thành phần khiến bạn bị dị ứng.

Lưu ý khi chọn kem chống nắng

Bạn có thể không cần trang điểm, nhưng kem chống nắng lại là bước không thể bỏ qua. Mặc dù vậy, bạn cũng không thể sử dụng bừa bãi mà hãy cố gắng tìm cho mình một sản phẩm thật sự phù hợp.

Theo lời khuyên từ bác sĩ Emily Wood, loại kem chống nắng phù hợp nhất với làn da bị Eczema là kem chống nắng vật lý với thành phần vô cơ và các khoáng chất. Không giống với kem chống nắng hóa học có thể gây bỏng rát, mẩn đỏ và kích ứng, kem chống nắng vật lý tạo cả giác dịu nhẹ và lành tính hơn.

Tham khảo nhiều loại kem chống nắng vật lý tại đây

Lựa chọn thành phần làm dịu da

Khi mua mỹ phẩm, hãy ưu tiên sản phẩm có chứa một số chất sau đây:

  • Axit hyaluronic: Da của người bị bệnh chàm thường có độ ẩm thấp do hàng rào bảo vệ da đã thoái hóa. Axit hyaluronic với khả năng ngậm nước và hút ẩm sẽ giúp cải thiện tình trạng da của bạn.
  • Glyxerin: Được biết đến là một hợp chất tự nhiên cũng có tác dụng giữ nước và hút ẩm, Glyxerin có thể ngăn ngừa tình trạng bong tróc và nứt nẻ.
  • Ceramides: Loại axit béo Ceramides vô cùng có lợi trong việc xây dựng hàng rào bảo vệ chắc chắn và khỏe mạnh cho da. Chúng giúp ngăn cản da bạn khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường như ô nhiễm khói bụi hoặc độ ẩm thấp.
  • Niacinamide: Còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là Vitamin B3, không chỉ cấp ẩm và bảo vệ da, Niacinamide còn giúp giảm viêm và trực tiếp hạn chế sự bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm.
Hãy tham khảo kỹ bảng thành phần sản phẩm nếu không muốn bệnh tình trở nặng hơn (Ảnh: Internet)
Hãy tham khảo kỹ bảng thành phần sản phẩm nếu không muốn bệnh tình trở nặng hơn (Ảnh: Internet)

Các thành phần cần tránh

Bạn cũng nên chú ý tránh những loại sản phẩm có chứa các thành phần sau nếu không muốn tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn:

  • Tinh dầu, theo Hiệp hội Bệnh chàm Quốc gia (NEA), có tới 15% người bị bệnh chàm dị ứng với các loại tinh dầu.
  • Chất bảo quản, bao gồm paraben, benzyl alcohol, methylchloroisothiazolinone, diazolidinyl urê, propylene glycol, cocamidopropyl betaine và formaldehyde.
  • Kem chống nắng hóa học, bao gồm oxybenzone, octinoxate, octisalate và octocrylene.
  • Mica.
  • Axit salicylic.
  • Các sản phẩm có mùi thơm, hương liệu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh Eczema tại đây nhé:

Hãy cùng xem video bên dưới để hiểu thêm về tình trạng viêm da và những lưu ý khi chăm sóc loại da này nha.

Đọc thêm các bài viết khác trên BlogAnChoi:

Hãy ghé thăm BlogAnChoi thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!

Xem thêm

8 cách làn da phản ánh sự căng thẳng của bạn và cách bảo vệ da mà bạn nên biết

Căng thẳng có thể tự biểu hiện thông qua các tình trạng da như mụn trứng cá, mẩn đỏ, viêm nhiễm,... Vậy làm thế nào bạn có thể bảo vệ da và làm dịu làn da khỏi sự căng thẳng?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận