Huế nhẹ nhàng, Huế dịu dàng, Huế mang một chất rất riêng khiến ai qua cũng phải nhớ. Huế đậm đà từ trong ra ngoài bằng những dấu ấn truyền thống của mình, đặc biệt không thể bỏ qua hương vị các loại bánh của Cố Đô khiến bất cứ ai đã thử qua đều không thể quên được.

1. Bánh bột lọc

Sóng sánh thu hút từ cái nhìn đầu tiên, bánh bột lọc là tinh hoa từ bột sắn bọc nhân tôm thịt được gói trong lá chuối một cách tinh tế. Đi khắp vùng miền đất nước, bột lọc được biến tấu đa dạng nhưng mùi vị giản đơn mà thấm mùi “đất mẹ” thì chỉ có ở Huế. Cắn một miếng bánh bột lọc cảm nhận sự dẻo dẻo thơm thơm của vỏ từ bột sắn tươi đến giòn giòn dai dai của nhân tôm, nhân thịt khiến người thưởng thức mê mẩn.

2. Bánh bèo

Qua được cái dẻo dai của bột lọc mới thấy được cái mềm mại của bánh bèo xứ Huế. Công phu từ việc chọn gạo đến đổ bánh vào khuôn nhỏ, bánh bèo được xem như một món ăn đãi khách của người dân xứ Huế. Từng chén bánh bèo được chăm chút từng muỗng bột tôm sấy, tóp mỡ giòn tan, lá hành mỡ,… khiến người ăn không những cảm nhận được bột bánh mềm thơm như tan trong miệng mà còn cảm nhận được sự tỉ mỉ của người làm.

3. Bánh ram ít

Có lẽ trong các loại bánh xứ Huế, bánh ram ít là cái tên lạ lẫm nhất và mùi vị của loại bánh này cũng vậy. Bánh ram ít được chia thành hai phần, phần trên là bánh ít nhân thịt, phần dưới là bánh ram giòn. Những chiếc bánh màu sắc với kích thước nhỏ thế này là kết quả của cả một công đoạn chuẩn bị và chế biến khá công phu. Thưởng thức bánh ram ít lại là một giai đoạn khác để có thể cảm nhận hết sự mềm mại của bánh ít đến vị đậm đà quyện với sự giòn tan của lớp bánh ram.

4. Bánh nậm

Mùi vị tưởng chừng giống như bánh bèo này thật ra lại là một loại bánh khác, nếu bánh bèo được hấp thành từng chén tròn nhỏ thì bánh nậm lại được trát mỏng trên lá chuối. Bột gạo trắng tinh được phủ thêm một lớp thịt heo trộn tôm, mỡ hành ăn kèm với nước mắm khiến thực khách chỉ muốn ăn thêm mà khó có thể dừng lại từ chiếc đầu tiên.

5. Bánh khoái

Với bánh khoái, người nghe dễ tưởng tượng được mùi vị loại bánh thông qua cái tên. Thật vậy, chữ “khoái” của loại bánh này được đặt dựa vào cảm nhận của người ăn, chính vì thế người nghe luôn cảm thấy thú vị ngay cả khi chưa thưởng thức. Khá giống với bánh xèo, bánh khoái cũng có vỏ bột đổ giòn kẹp với nhân tôm, thịt, giá, … Thế nhưng điều đặng biệt ở đây là nước tương mặn ngọt ăn kèm khế chua và rau thơm tạo nên hương vị Huế chỉ có khi ăn với bánh khoái.

Xem thêm

Trứng cút nướng chén phô mai: Sài Gòn ơi! Thử ngay kẻo nguội

Cách đây không lâu, trứng cút nướng chén phô mai (trứng cút đút than phô mai) đã “gây mê” dân Đà Nẵng bởi hương vị béo ngậy và “ngoại hình” lạ lẫm của nó. Nay, món ăn vặt này đang dần “đổ bộ” vào Sài Gòn khiến nhiều người “phát sốt” vì độ ngon và rẻ bất ngờ. Hãy ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mộc Chi

Bài viết rất hayyyyyy