Tiki và Sendo sáp nhập là động thái hoàn toàn dễ hiểu giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên trường thương mại điện tử, với đối thủ cực kỳ mạnh hiện nay là Lazada được hậu thuẫn bởi “ông lớn” Alibaba và Shopee dưới trướng SEA. Hiện thương vụ vẫn đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi Sendo và Tiki có thể chính thức công bố về tương lai của mình.
Sau khi Adayroi của Vingroup nói lời tạm biệt thì thương mại điện tử trong nước còn hai cái tên lớn là Tiki và Sendo. Thị trường tiếp tục nóng khi có nguồn tin cho hay Tiki và Sendo đang trong quá trình đám phán để về chung một nhà. Cả Tiki và Sendo đều chưa xác nhận thông tin này, nhưng nếu thương vụ sáp nhập thành công sẽ là một sự thay đổi lớn trên cục diện thương mại điện tử.
Tiki là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại điện tử, được thành lập năm 2010, khởi điểm ban đầu chủ yếu kinh doanh sách trực tuyến. Sau đó, Tiki mở rộng thành nhà bán lẻ trực tuyến với nhiều ngành hàng. Tháng 3/2019, Tiki đã gọi vốn được 75 triệu USD dẫn dắt bởi Northstar Group. Tuy nhiên, công ty này vẫn tiếp tục các vòng gọi vốn khác, được cho là lên đến 100 triệu USD.
Còn Sendo là sản phẩm của Công ty công nghệ Sen Đỏ, được thành lập bởi Tập đoàn FPT. Sendo vừa nhận khoản đầu tư 61 triệu USD từ năm ngoái. Sau vòng rót vốn series C, nhà đầu tư trong nước nắm gần 37% Sendo và 13 cổ đông ngoại nắm hơn 63% cổ phần. Trong đó, SBI E-Vietnam là cổ đông ngoại lớn nhất nắm 21,85%, Econtext Asia nắm 11,47%, Beenos Asia nắm 5,93%…
Liên tục rót tiền vào các hoạt động marketing, theo thống kê cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Tiki là gần 1.400 tỷ đồng, trong khi Sendo lỗ gần 1.300 tỷ. Phía Tiki và Sendo cũng đã liên tục gọi vốn để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động.
Hồi tháng 11/2019, Sendo đã kêu gọi đầu tư 61 triệu USD cho vòng Series C, sau vòng gọi vốn này, nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ 61,1% vốn điều lệ của Sendo. Tổng số vốn đầu tư qua các vòng của Tiki cũng lên đến 62,5 triệu USD, theo tính toán của Crunchbase.
Nếu hai doanh nghiệp Sendo và Tiki sáp nhập, có thể là hy vọng cho nền thương mại điện tử trong nước. Tiki có lợi thế phục vụ cho người tiêu dùng sống ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó, Sendo phổ biến hơn đối với người dùng ở khu vực ngoại ô và nông thôn của Việt Nam.
Việc hợp tác với hy vọng giành lại vị thế do thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang bị áp đảo bởi Shopee (Singapore) và Lazada (Trung Quốc).
Xem thêm: Vì sao Tiki và Sendo tính chuyện sáp nhập? VTV24
Nếu như Tiki được biết đến với trang thương mại điện tử bán hàng hóa chính hãng, với thế mạnh là đồ điện tử và sách thì Sendo lại nhận được nhiều phản hồi tiêu cực về chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó, Sendo lại phủ sóng tốt hơn ở khu vực nông thôn và nhận được phản hồi tốt từ chính sách miễn phí giao hàng của mình.
Người dùng vẫn đang hy vọng sau thương vụ sáp nhập này, cả Tiki và Sendo có thể mang lại chất lượng dịch vụ tốt như Tiki và chi phí giao hàng hợp lý như Sendo. Còn bạn thì sao? Bạn mong đợi gì từ thương vụ sáp nhập này?
Xem thêm những gợi ý mua sắm từ BlogAnChoi nhé: