Quá trình rebranding thường bắt đầu bằng việc nghiên cứu và đánh giá cẩn thận về thương hiệu, thị trường và đối tượng khách hàng. Khi đó, các yếu tố cốt lõi của thương hiệu, giá trị và sứ mệnh được xác định lại để phù hợp với hướng đi mới.

Các thương hiệu hàng đầu thế giới như Meta, Starbucks hay Adobe đã trải qua nhiều lần rebranding nhưng đồng thời vẫn đảm bảo giữ được sức hút và sự thành công cho thương hiệu theo thời gian. Vậy cụ thể các thương hiệu đó đã tái cấu trúc và làm mới bản thân như thế nào? Đâu là những điều cần lưu ý khi thực hiện rebranding? Ngay bây giờ, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu qua bài viết sau!

1. Meta

Tháng 10/2021, nhận thấy rằng thế giới đang thay đổi và người dùng đang tìm kiếm những cách kết nối và tương tác mới và sáng tạo hơn, Facebook đã tiến hành một cuộc tái cấu trúc thương hiệu đi vào lịch sử bằng việc thay đổi tên thành Meta. Sự thay đổi này phản ánh sự chuyển dịch của công ty từ một nền tảng mạng xã hội sang một công ty tập trung về metaverse. Cụ thể, Meta tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm thực tế ảo cho phép người dùng tương tác với nhiều trải nghiệm hơn. Nỗ lực tái cấu trúc này cũng bao gồm việc thay đổi hoàn toàn về mặt hình ảnh và thiết kế logo.

Facebook đã tiến hành một cuộc tái cấu trúc thương hiệu đi vào lịch sử bằng việc thay đổi tên thành Meta (Ảnh: Internet)
Facebook đã tiến hành một cuộc tái cấu trúc thương hiệu đi vào lịch sử bằng việc thay đổi tên thành Meta (Ảnh: Internet)

Có thể thấy rằng quyết định tái cấu trúc của Meta là mấu chốt của việc duy trì sự cạnh tranh cho thương hiệu. Đây là một minh chứng về việc lắng nghe, nắm bắt và đón đầu những thay đổi trong nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, và sẵn lòng đưa ra những động thái mạnh mẽ để tạo lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, Meta đã chuyển trọng tâm của mình vào metaverse, định vị mình là người dẫn đầu trong lĩnh vực mới này và cho thấy sự sẵn lòng thích ứng và thay đổi để đáp ứng với người tiêu dùng.

2. Adobe Creative Cloud

Vào tháng 5/2020, Adobe Creative Cloud đã thực hiện việc tái cấu trúc thương hiệu và phát hành một bài viết trên blog mang tên “Evolving Our Brand Identity” (Tạm dịch: Phát triển danh tính thương hiệu). Bài viết này tập trung vào quyết định đằng sau quá trình tái cấu trúc thương hiệu của Adobe Creative Cloud và khẳng định rằng thương hiệu thực hiện rebrading để đảm bảo danh mục sản phẩm tiếp tục là sự lựa chọn cho người dùng và đồng thời cũng tạo lập một hình ảnh tươi mới hơn.

Thương hiệu thực hiện rebrading để đảm bảo danh mục sản phẩm tiếp tục là sự lựa chọn cho người dùng và đồng thời cũng tạo lập một hình ảnh tươi mới hơn (Ảnh: Internet)
Thương hiệu thực hiện rebrading để đảm bảo danh mục sản phẩm tiếp tục là sự lựa chọn cho người dùng và đồng thời cũng tạo lập một hình ảnh tươi mới hơn (Ảnh: Internet)

Trong quá trình tái cấu trúc thương hiệu, Adobe Creative Cloud đã thực hiện thiết kế lại nhiều yếu tố như thay đổi logo theo phong cách mới để đại diện cho “sự sáng tạo”. Những thiết kế mới này đã thành công trong việc tạo nên sự nổi bật trong hệ thống sản phẩm đa dạng của Adobe Creative Cloud. Ví dụ, khi truy cập vào trang sản phẩm “Video” trên trang web của Adobe, tất cả các ứng dụng trong danh mục Video có cùng các tông màu xanh và tím.

3. Starbucks

Trong suốt những năm qua, Starbucks đã chứng minh sức mạnh thực sự của một trong những thương hiệu có giá trị cao nhất trên thế giới. Điều này được thế hiện ở việc liên tục đổi mới và vượt qua giới hạn thay vì chấp nhận những gì đã thành công trước đó.

Vào năm 2020, Starbucks đã phát hành hướng dẫn “Starbucks Creative Expression” (Tạm dịch: Thể hiện sự sáng tạo của Starbucks), tập trung vào giọng điệu, kiểu chữ và logo đã được định nghĩa của Starbucks để tạo sự nhất quán trên các kênh và địa điểm thương hiệu này.

Starbucks tái cấu trúc thương hiệu để tạo sự nhất quán trên các kênh và địa điểm thương hiệu này (Ảnh: Internet)
Starbucks tái cấu trúc thương hiệu để tạo sự nhất quán trên các kênh và địa điểm thương hiệu này (Ảnh: Internet)

Các chiến dịch rebranding của Starbucks thường không cầu kỳ và rất hiệu quả. Thay vì đi quá xa so với bản chất thương hiệu, thương hiệu này vẫn giữ vững tầm nhìn cơ bản của mình trong khi tạo ra những điều chỉnh nhỏ để tiếp tục đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

7 thủ thuật viết kịch bản quảng cáo từ các chuyên gia giúp thương hiệu thu hút khách hàng

Viết quảng cáo là một công việc đơn lẻ và tách biệt. Ở giai đoạn sản xuất kịch bản hoặc nội dung quảng cáo, copywriter thường làm việc độc lập và không cần sự can thiệp quá nhiều từ các thành viên khác trong đội ngũ sản xuất. Điều này giúp họ tự do khám phá các khía cạnh ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận