Thí nghiệm Milgram được gọi là “thí nghiệm tâm lý đen tối, vô nhân tính nhất lịch sử loài người” không phải vì bản thân thí nghiệm ấy độc ác, tàn bạo. Mà thí nghiệm Milgram đã vạch trần sự đen tối và vô nhân tính của loài người trước áp lực, mệnh lệnh và những cám dỗ. Thí nghiệm đã cho thấy nhân tính của con người yếu và ít đến thế nào trong xã hội văn minh này.
Tiền đề của thí nghiệm Milgram: Vụ xét xử Aldof Eichmann
Hôm nay chúng ta cùng nói về một thí nghiệm tâm lý chấn động nhất trong lịch sử loài người và cũng là thí nghiệm từng bị từ chối chấp nhận trong toàn giới chuyên gia tâm lý.
Trước tiên chúng ta bắt đầu với một vụ xét xử diễn ra năm 1961. Tòa án Jerusalem công khai xét xử một tên Đức Quốc xã, tên ông ta là Adolf Eichmann, bị cáo buộc tội giết hại hàng mấy triệu người Do Thái trong thời gian quản lý trại tập trung Đức Quốc xã.
Cả quá trình xét xử đều được truyền hình trực tiếp và trong phòng xử án có hơn 500 nhà báo từ khắp các nơi trên thế giới ngồi chật kín hội trường và con hàng triệu người khác ngồi trước TV theo dõi phiên tòa. Mọi người đều muốn nhìn xem tên quan chức cấp cao của Đức Quốc xã – kẻ được mệnh danh là tên đồ tể của Châu Âu này rốt cuộc có khuôn mặt ác quỷ như thế nào.
Mấy nghìn hồ sơ được liệt kê ra trước tòa, mấy trăm nhân chứng đứng ra làm chứng chứng minh trong trại tập trung thực sự xảy ra những tội ác như hãm hiếp, tra tấn, giết người. Adolf Eichmann chính là một con ác quỷ. Nhưng đứng trước tòa, ông lại lại luôn nói rằng mình chỉ là phục tùng mệnh lệnh, đó đều là nhiệm vụ mà cấp trên giao xuống.
Khi thẩm vấn đã kéo dài suốt 8 tháng, Adolf Eichmann vẫn luôn trì với luận điểm bào chữa này của mình, rằng tội lỗi xảy ra trong trại tập trung không có quan hệ trực tiếp với ông ta. Ông ta chỉ là phục tùng mệnh lệnh, phục tùng nhà cầm quyền, không thể làm khác được.
Nhưng sự biện minh của Adolf Eichmann vốn không có tác dụng gì. Cuối cùng Tòa án vẫn phản quyết bản án tử hình cho tên đồ tể châu Âu này. Tháng 5 năm sau Adolf Eichmann đã bị hành quyết. Chính nghĩa cuối cùng đã được thực thi, hàng triệu người Do Thái đều vui mừng vì bản án dành cho Adolf Eichmann, nhưng có một người Do Thái sống tại đất Mỹ xa xôi kia lại bắt đầu suy nghĩ về những lời biện minh của Aldof Eichmann, ông đã thiết kế một thí nghiệm tâm lý học để xem liệu lời nói của Eichmann có chút nào là thật không? Trong áp lực, con người đứng trước mệnh lệnh của quyền lực và mệnh lệnh của đạo đức thì sẽ chọn bên nào?
Thí nghiệm tâm lý Milgram
Người Do Thái này Stanley Milgram, là di dân Do Thái thế hệ thứ hai sống tại Mỹ. Ông cùng cha mẹ mình không phải đích thân chịu bức hại của Đức quốc xã, nhưng rất nhiều người thân ở lại Đông Âu đều đã chết trong trại tập trung.
Từ nhỏ, Milgram đã biểu hiện rõ là một thiên tài. Không chỉ có thành tích xuất chúng trong học tập, hơn nữa chiều sâu về tư tưởng của ông còn cách xa rất xa so với những người cùng tuổi. Hồi học cấp ba Milgram từng là chủ nhiệm báo của trường. Bài viết đầu tiên mà ông viết là thảo luận về việc tác động xã hội đối với Nhật Bản sau khi Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Sau đó Milgram theo học ngành tâm lý học tại Harvard.
Khi phiên tòa xét xử của Eichmann diễn ra, Milgram đã muốn biết những lời biện minh kia có mấy phần là suy nghĩ nội tâm thực sự của ông ta? Rốt cuộc con người có thể mù quáng phục tùng theo quyền lực đến mức độ nào? Hay là nói chỉ có kiểu phụ tùng mang tính dân tộc đó của người Đức mới khiến Đức Quốc xã thành công đến vậy?
Eichmann đã thiết kế lên một thí nghiệm tâm lý với mục đích là đề kiểm tra xem dưới áp lực của mệnh lệnh và giá trị đạo đức, nội tâm con người sẽ lựa chọn cái nào. Thí nghiệm này đã thành công nhận được hơn 400.000 USD tiền tài trợ của chính phủ Mỹ và sự ủng hộ của đại học Yale.
Thí nghiệm Milgram trên 300 người
Milgram đã đăng quảng cáo tuyển dụng trên một tờ báo tại thành phố Newhaven rằng muốn thực hiện một nghiên cứu liên quan đến trí nhớ và học tập, cần tuyển 300 tình nguyện viên. Mỗi người tham gia thí nghiệm sẽ được nhận thù lao 4,5 USD mỗi giờ, tương đương hiện này là khoảng 32 USD/giờ.
Ba tháng sau phiên tòa xét xử Eichmann thì thí nghiệm của Milgram cũng bắt đầu. Mỗi vòng thí nghiệm chỉ kiểm tra một tình nguyện viên. Ngoài ra có 2 nhân viên tổ công tác tham gia vào thí nghiệm. Hai nhân viên này biết rõ toàn bộ nội dung cuộc thí nghiệm và vai trò của họ là đóng kịch để kiểm tra tình nguyện viên. Hai nhân viên sẽ diễn kịch để mô phỏng xung đột xảy ra giữa quyền lực và đạo đức để làm khó tình nguyện viên, ép buộc họ phải lựa chọn.
Hai nhân viên là Tiến sĩ William và Wallace cùng tình nguyện viên Karl bước vào phòng thí nghiệm. Wallace đóng vai người tiếp nhận thí nghiệm còn tiến sĩ William là người có thẩm quyền ra lệnh, Karl được giao vai trò kiểm tra trí nhớ của Wallace. Karl tưởng rằng người bị thí nghiệm là Wallace nhưng thực chất bản thân anh ta mới là người bị kiểm tra.
Cách bố trí phòng thí nghiệm như hình dưới:
Wallace sẽ ngồi ở 1 phòng riêng, ngăn cách bằng kính trong suốt, trên tay anh ta gắn một cuộn dây điện kết nối với một cái máy ở phòng bên cạnh, nơi Karl và tiến sĩ William ngồi qua sát. Tiến sĩ William đưa cho Karl một tập bản thảo với rất nhiều từ vựng. Karl sẽ đọc những từ này và kiểm tra khả năng ghi nhớ từ của Wallace. Nếu Wallace trả lời chính xác thì an toàn, nếu trả lời sai sẽ bị Karl nhấn nút giật điện.
Khi thử nghiệm bắt đầu, Wallace còn diễn một vở kịch khi cố tỏ ra lo lắng và nói anh ta bị bệnh tim, không thể chịu được dòng điện quá mạnh. Điều này là nói để cho Karl biết tình trạng sức khỏe của Wallace từ trước.
Lần đầu tiên Wallace trả lời sai, dòng điện trừng phạt anh ta là 15V, khá nhẹ và khiến Wallace hơi giật mình. Sau đó anh ta cố tình trả lời sai liên tục, khi điện áp cũng ngày càng cao lên đến 120V thì Wallace hét lên kêu đau. Đương nhiên đây đều là đóng kịch, không có dòng điện nào và Wallace cũng không hề bị điện giật. Nhưng Karl không biết điều đó. Khi một lỗi nữa xảy ra thì điện áp đã lên đến 150v, vượt quá điện áp tiêu chuẩn của Mỹ là 110v, tức là đã có tính gây hại nhất định.
Lúc này Karl hơi do dự nhìn tiến sĩ, nhưng William hoàn toàn không để ý, còn yêu cầu tiếp tục. Vậy là Karl tiếp tục nhấn nút. Lúc này Wallace đã hét lớn và yêu cầu được ra ngoài, nói rằng anh bị bệnh tim, không thể chịu được nữa. Karl lại nhìn tiến sĩ, William yêu cầu tiếp tục. Thế là sau khi do dự một chút, Karl lại tiếp tục cầm bản thảo lên đọc. Lúc này điện áp đã lên cao 214V rồi. Trên khuôn mặt Karl lộ ra vẻ gần như tuyệt vọng. Nhưng tiến sĩ bên cạnh vẫn dùng ánh mắt vô cùng bình tĩnh nhưng không có chuyện gì, yêu cầu Karl tiếp tục. Và Karl giơ tay về phía nút ấn, lúc này là 250V. Wallace trước đó còn la hét vùng vẫy, sau đó đã không còn bất cứ phản ứng nào nữa. Thí nghiệm kết thúc.
Kết quả thí nghiệm Milgram
Milgram trong vòng giám sát bên cạnh chứng kiến cả quá trình. Ông ấy càng ngày càng chìm vào tuyệt vọng khi tình nguyện viên bị kiểm tra việc phản ứng giữa áp lực mệnh lệnh của người cầm quyền và đạo đức, Karl đã lựa chọn phục tùng mệnh lệnh của quyền lực. Vậy 299 người còn lại thì sao? Cùng với quá trình tiến hành thí nghiệm, càng khiến người ta tuyệt vọng hơn là trong 300 người:
- 100% đều đi đến mức điện áp 225V (trong khi 125V đã là mức gây hại).
- 65% đi đến mức cực hạn là 450V.
- 60% tình nguyện viên tin rằng Wallace đã chết khi bị điện giật
Chưa hết, 1 tuần trước khi thí nghiệm diễn ra, Milgram đã đưa ra một bài khảo sát xã hội học với câu hỏi là trong tình huống của thí nghiệm trên, bạn có nhấn nút không?
Những người tiếp nhận câu hỏi trắc nghiệm chia làm 3 nhóm: Thứ nhất là sinh viên đại học, nhóm 2 là giai cấp trung lưu, nhóm 3 là chuyên gia tâm lý ở các trường đại học nổi tiếng. Kết quả rất hiển nhiên, khi đặt mình ngoài môi trường áp lực, chỉ nói lý thuyết suông thì mỗi người đều thể hiện tinh thần về đạo đức rất mạnh mẽ. Đến 99% người được hỏi đều nói nếu như điện áp cao hơn 150v thì tôi sống chết cũng nhất quyết không ấn nút. Chỉ có chưa đến 1% lại bày tỏ rằng sẵn sàng đạt đến cực điểm 450v.
Hóa ra khi không bị đặt vào môi trường áp lực thì ai ai cũng là người có tấm lòng nhân ái, ai cũng là chính nhân quân tử nói đạo lý. Nhưng bao giờ cũng vậy, nói luôn dễ hơn làm.
Thực ra trong môi trường áp lực, phục tùng mệnh lệnh của quyền lực trong thí nghiệm Milgram, đại đa số tình nguyện viên vẫn biểu hiện ra sự đấu tranh và dằn vặt nội tâm. Milgram đã chia họ ra thành 5 mẫu người:
Mẫu người cá biệt (tỷ lệ cực kỳ ít): Họ biểu hiện thực sự không hề quan tâm đến sống chết của Wallace, trong suốt quá trình đều rất hào hứng ấn nút kích điện. Cuối cùng còn rất vui vẻ nói rằng rất vui khi tham gia thí nghiệm này.
Mẫu người phục tùng (80%): Khi họ ấn đến 120V là đã bắt đầu đứng ngồi không yên bởi vì 120v đã gây hại đến cơ thể người rồi. Họ có thể hoảng loạn, sợ hãi, lo lắng nhìn tiến sĩ để hy vọng người có quyền sẽ chủ động chấm dứt cuộc thí nghiệm. Nhưng khi bị yêu cầu tiếp tục, họ sẽ ngay lập tức phục tùng và thực hiện theo. Họ lựa chọn quyền lực thay vì đạo đức, họ lo lắng cho bản thân hơn là an nguy của người khác.
Mẫu người thuận theo: Họ là những người có tính độc lập nhất định. Sau khi họ nghe thấy tiếng kêu đau đớn của Wallace thì sẽ lập tức dừng lại, kiểm tra an toàn của anh ta. Nhưng khi tiến sĩ đảm bảo không có vấn đề gì thì họ sẽ thuận theo mà tiếp tục thí nghiệm. Dù có sự độc lập nhưng họ vẫn là những em bé ngoan ngoãn phục tùng theo mệnh lệnh của quyền lực
Mẫu người thách thức: Khi thấy Wallace bị đau, họ sẽ yêu cầu dừng thí nghiệm. Nhưng thách thức của họ chỉ kéo dài khoảng 2 lần, khi người cầm quyền nói không lần thứ 2 (cùng lắm là lần 3) thì họ sẽ im lặng và làm theo.
Mẫu người trực tiếp (khoảng 10%): Nhóm người hiếm có và đáng quý nhất. Một người đàn ông trung niên tham gia thí nghiệm sau khi nghe thấy tiếng kêu đầu tiên của Wallace thì trực tiếp từ chối thí nghiệmm bất luận tiến sĩ dùng quyền lực uy hiếp hay tiền bạc để dụ dỗ. Nhóm người này là số ít nhưng so với mẫu người cá biệt đầu tiên vẫn nhiều hơn một chút.
Thí nghiệm Milgram khiến thế giới tuyệt vọng
Milgram đã tổng kết kết quả thí nghiệm và viết trong bài luận văn mang tên “Nghiên cứu về hành vi phụ tùng”. Bài luận văn này được phát hành trên tạp chí tâm lý học năm 1963 và khiến cho cả giới tâm lý học lẫn chính quyền đều phản ứng dữ dội.
Công kích và lăng mạ liên tục tấn công Milgram từ các nhà tâm lý học trên toàn nước Mỹ. Họ nói thí nghiệm của ông vô nhân tính, không chuyên nghiệp. Đại học Yale cũng đã lập tức khai trừ Milgram. Ông còn bị hiệp hội tâm lý học Mỹ trục xuất.
Chính phủ Mỹ cũng rất hối hận vì từng tài trợ cho cuộc thí nghiệm này. Bởi vì thời kỳ Chiến Tranh Lạnh lên đỉnh điểm khoảng những năm 60-70 của thế kỷ 20, chính phủ Mỹ đã tiến hành và tài trợ cho rất nhiều hạng mục nghiên cứu tâm lý học. Mục đích là để kiểm tra xem khi ra tình trạng cực kỳ tàn khốc, ví dụ như chiến tranh thì người dân Mỹ, xã hội Mỹ có sức mạnh tâm lý đến đâu? Con người sẽ có phản ứng như thế nào với các loại thảm họa bất ngờ như vậy? Điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách và chiến lược tuyên truyền của chính phủ.
Và kết quả thí nghiệm của Milgram đã như một cú tát vào mặt Chính phủ Mỹ. Nó chứng minh rằng ngay cả người Mỹ được tiếp nhận bởi nền giáo dục tự do dân chủ cũng không phải kiên cường hơn, cũng không biểu hiện tinh thần đạo đức mạnh mẽ hơn người khác. Đứng trước áp lực của quyền lực hay những đe dọa, cám dỗ thì lương tâm của họ cũng rất dễ đầu hàng.
Nhân tính con người yếu và ít tới mức nào?
Sang thế kỷ 21, người ta mới quay đầu nhìn lại thí nghiệm mấy chục năm trước của Milgram, thông qua các nhà tâm lý học khác nhau, lặp lại nhiều lần thí nghiệm này thì tỷ lệ sai lệch đều chỉ trong phạm vi 10%
Có lẽ những ai biết đến kết quả thí nghiệm Milgram đều cảm thấy tuyệt vọng và mất niềm tin vào con người. Nhưng bạn đừng quên có khoảng hơn 10% mẫu người trực tiếp, những người đã kiên quyết lựa chọn đạo đức thay thì quyền lực, kiên quyết dừng thí nghiệm để đảm bảo an toàn cho người khác. Tuy rằng 10% không nhiều, nhưng đó vẫn là hy vọng của thế giới, của loài người.
Từ 10% đó, chúng ta tìm ra rằng họ là những người có đức tin mạnh mẽ, có niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng cực kỳ vững chắc. Sự thực không thể chối bỏ rằng nhân tính của con người là rất yếu đuối. Chúng ta tự mãn về sự vượt trội của con người so với các chủng loài khác chỉ là lý thuyết suông trên giấy. Muốn trở nên thực sự vượt trội, thực sự tốt đẹp, thực sự xứng với hai chữ “con người” thì chúng ta cần phải rèn luyện tâm lý, giá trị đạo đức và niềm tin đúng đắn của bản thân trong xã hội hỗn loạn này.
Bạn nghĩ sao về thí nghiệm Milgram này, hãy chia sẻ cảm nghĩ dưới bình luận nhé.