Chùm ngây là loại cây được trồng khá phổ biến tại Việt Nam. Một số tác dụng của cây chùm ngây có thể kể đến như: Khả năng chữa được nhiều loại bệnh, bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da,… và vô vàn các công dụng tuyệt vời khác. Hãy cùng Bloganchoi khám phá những tác dụng thần kì của loài cây mang tên ”vạn năng” này nhé!

Sponsor
Hàm lượng dinh dưỡng có trong rau chùm ngây

Theo các nghiên cứu đã công bố, rau chùm ngây chứa tới trên 90 thành phần dinh dưỡng khác nhau. Trong đó, có 6 loại khoáng chất, 7 loại vitamin, 46 loại chất chống ôxy hóa, 18 loại axit amin và các chất chống viêm, kháng sinh, giải độc khác.

Rau chùm ngây
Hàm lượng dinh dưỡng cao có trong chùm ngây (Ảnh: Internet)

Dưới đây là bảng phân tích hàm lượng dinh dưỡng của quả, lá tươi và bột khô của lá cây chùm ngây theo báo cáo của Campden and Chorleywood Food Research Association:

Bảng phân tích
Bảng phân tích hàm lượng dinh dưỡng của quả, lá tươi và bột khô của lá cây Chùm Ngây theo báo cáo của Campden and Chorleywood Food Research Association

Nếu so sánh hàm lượng dinh dưỡng có trong chùm ngây (Dạng bột) với các thực phẩm khác, bạn sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên đấy:

  • Vitamin C gấp 7 so với cam
  • Vitamin A gấp 4 so với cà rốt
  • Calcium gấp 4 so với sữa
  • Chất sắt gấp 25 lần so với rau bó xôi
  • Chất đạm (protein) gấp 2 so với sữa chua
  • Kali gấp 3 lần so với chuối
Hàm lượng dinh dưỡng
Chùm ngây quả thực là loại rau ”nhỏ mà có võ” (Nguồn ảnh: Internet)

Tác dụng của cây chùm ngây

Với hàm lượng dinh dưỡng ”khủng” như trên, rau chùm ngây không chỉ có tác dụng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe mà còn có tác dụng chữa bệnh, làm đẹp rất hiệu quả đấy nhé!

1. Phòng bệnh ung thư, xơ nang và thoái hóa điểm vàng

Như đã phân tích ở trên, lá chùm ngây có chứa 46 loại chất chống oxy hóa, hàm lượng vitamin C và vitamin A cao. Các chất này có thể trung hòa gốc tự do, chống lại các chất gây ung thư, tổn thương tế bào. Loại rau này cũng chứa niazimicin, một hợp chất ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Do vậy, nó có tác dụng tích cực trong phòng bệnh ung thư, xơ nang và thoái hóa điểm vàng.

2. Phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp cao

Chùm ngây có chứa các chất giúp làm giảm Cholesterol trong máu, đồng thời chứa chất chống ôxy hóa như quercetin, axit chlorogenic, góp phần bảo vệ trái tim. Trong lá của loài ”thần dược” cũng có chứa isothiocyanate và niaziminin. Hai chất này giúp làm bền vững thành mạch, ngăn động mạch dày lên, từ đó giúp hạn chế xơ vữa động mạch, cao huyết áp và nhồi máu cơ tim.

Tim mạch
Bạn có thể phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp cao bằng cách dùng rau chùm ngây thường xuyên (Ảnh: Internet)

3. Làm giảm lượng đường trong máu

Rau chùm ngây có tác dụng hạ đường huyết, kích thích cơ thể sản sinh ra hoocmon insulin để ổn định đường huyết. Loại cây này cũng được chỉ định trong việc điều trị tiểu đường type 1 và type 2 vì ngoài tác dụng hạ đường huyết ra, nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch (Hệ miễn dịch của những người mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị tấn công bởi vi khuẩn hơn do lượng đường trong máu cao). Do đó, loại cây này rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường
Chùm ngây có tác dụng hạ đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường (Ảnh: Internet)

4. Bảo vệ và tăng cường chức năng gan

Silymarin có trong chùm ngây sẽ tăng cường khả năng khử độc của gan, kích thích hoạt động tái tạo tế bào gan, tăng cường đáp ứng sinh miễn dịch và bảo vệ gan khỏi các thương tổn do rượu và các thuốc độc cho gan như kháng sinh.

5. Ngăn ngừa thiếu máu

Chùm ngây là loại cây có hàm lượng sắt cao. Hàm lượng sắt trong chùm ngây cao gấp 25 lần so với rau bina (bó xôi), cao hơn thịt bò và các loại thịt đỏ khác. Sắt lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tạo ra huyết sắc tố hemoglobin. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu là do thiếu sắt. Do đó, nếu cung cấp đầy đủ sắt cho cơ thể thì thiếu máu sẽ không còn là nỗi lo.

6. Tăng cường hệ miễn dịch, khả năng phục hồi của cơ thể

Các chất chống ôxy hóa, vitamin C, kẽm có trong chùm ngây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi,… đồng thời giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh
Tăng cường hệ miễn dịch với chùm ngây ( Ảnh: Internet)

7. Chữa táo bón, các bệnh đường tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp bạn xua tan đi những nỗi lo về táo bón, nhất là đối với trẻ nhỏ. Loại rau này cũng có tác dụng hiệu quả trong việc chữa các bệnh về đường tiêu hóa như: khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,…

Sponsor
Táo bón
Chùm ngây giúp xua tan nỗi lo táo bón, nhất là đối với trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)

8. Lợi sữa

Giống như rau ngót, rau chùm ngây cũng rất tốt cho phụ nữ sau sinh vì lợi sữa. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai thì tuyệt đối không được dùng, vì chùm ngây có chất gây co bóp tử cung, gây sảy thai rất nguy hiểm.

9. Chống viêm, tiêu sưng

Chất isothiocyanates có trong lá, vỏ và hạt chùm ngây là các hợp chất chống viêm mang tính hiệu quả cao nên rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh viêm.

10. Giúp giảm cân

Chất xơ có tác dụng ngăn ngừa táo bón, giảm lượng cholesterol trong máu, hấp thụ nước, tạo thành các khối đặc trong quá trình tiêu hóa, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng lên khiến chúng ta luôn có cảm giác no lâu hơn. Mà chất xơ trong chùm ngây có rất nhiều, như ở bảng thống kê trên. Ngoài ra, chùm ngây còn chứa axit chlorogenic, chất này có tác dụng đốt cháy các axit béo hiệu quả. Vì vậy, tác dụng giảm cân của chùm ngây là không thể phủ nhận.

Giảm cân
Tác dụng giảm cân ”thần kì” của chùm ngây (Ảnh: Internet)

11. Tác dụng tốt với da

Chùm ngây có chứa Cytokinin, một kích thích tố tăng trưởng và phân chia tế bào, giúp làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, các loại vitamin, khoáng chất có trong loại cây này sẽ giúp ngăn ngừa nếp nhăn, ngăn chặn tác hại của gốc tự do, săn chắc da, khiến làn da trở nên khỏe đẹp, tươi tắn hơn.

Sponsor
đẹp da với chùm ngây
Làn da săn chắc, mịn màng khi sử dụng chùm ngây thường xuyên (Ảnh: Internet)

12. Chùm ngây tốt cho não

Với sự có mặt của đông đảo các chất chống ôxy hóa, chùm ngây có thể hạn chế tác động của các gốc tự do trong não. Nhờ đó, giúp bộ não khỏe hơn, hoạt động hiệu quả, tăng cường trí nhớ, giảm khả năng mắc trầm cảm, mất trí nhớ.

13. Tốt với trẻ nhỏ

Chùm ngây có nhiều tác dụng tốt với trẻ nhỏ như: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp trẻ mau lớn, chống viêm, tiêu sưng, tốt cho mắt, tóc và làn da của bé.

cháo chùm ngây
Cháo chùm ngây là món ăn vừa bổ dưỡng, vừa ngon miệng cho bé (Ảnh: Internet)

Bạn có thể tìm mua các sản phẩm từ chùm ngây tại đây!

Những lưu ý khi sử dụng chùm ngây

1. Phụ nữ có thai tuyệt đối không được dùng

Nếu đang mang thai, bạn không nên sử dụng chùm ngây. Chùm ngây có lợi với phụ nữ sau sinh nhưng lại rất nguy hiểm với phụ nữ có thai. Loại cây này có chứa Alpha sitosterol, một loại chất làm co thắt tử cung, gây sảy thai.

Sponsor

2. Ăn chùm ngây ở mức vừa đủ

Chùm ngây cũng có thể có tác dụng phụ như gây tổn thương gan, thận, tê liệt dây thần kinh, tiêu chảy nếu như dùng quá nhiều (Theo nghiên cứu của trang The benefits.com). Đồng thời, do chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng chất như Canxi và Magie, nên khi dùng quá nhiều, bạn sẽ không thể đào thải hết các chất này, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, để an toàn và tận dụng được các tác dụng của chùm ngây, bạn chỉ nên ăn khoảng 6 g mỗi ngày trong vòng 3 tuần. Để tránh những tác dụng phụ kể trên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé!

Chùm ngây không nên ăn quá nhiều
Không nên ăn quá nhiều chùm ngây (Ảnh: Internet)

3. Không nên ăn chùm ngây vào buổi tối

Chùm ngây rất giàu Vitamin C mà chất này lại có tác dụng làm hưng phấn thần kinh rất hiệu quả. Do vậy, nếu bạn không muốn thưởng thức ”đêm trắng” thì đừng nên ăn chùm ngây vào buổi tối nha bạn!

4. Nên sử dụng khi chùm ngây còn tươi

Nên sử dụng khi rau còn tươi, vừa mới hái, vì khi đó hàm lượng dinh dưỡng có trong rau sẽ đạt ở mức cao nhất. Nếu bạn muốn bảo quản trong tủ lạnh thì không nên để lâu và phải bọc kín bằng túi, tránh để lá héo, mất nước và giảm hàm lượng dinh dưỡng.

5. Không nên chế biến quá kỹ

Khi chế biến, bạn không nên nấu quá kĩ mà chỉ nên nấu chín tới. Vì nếu nấu quá kĩ thì sẽ làm mất đi hương vị và hàm lượng dinh dưỡng có trong rau. Ngoài ra, vì đây là loại rau có vị ngọt sẵn có nên bạn không cần thêm nhiều hạt nêm hay mì chính, điều này sẽ gây mất vị ngọt tự nhiên của rau.

Canh chùm ngây
Không nên chế biến chùm ngây quá kĩ (Ảnh: Internet)
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

 

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về sức khỏe của Bloganchoi:

Trên đây là các tác dụng thần kì của rau chùm ngây và một số lưu ý quan trọng khi sử dụng mà Bloganchoi tổng hợp lại. Hi vọng bạn sẽ có được thêm nhiều kiến thức bổ ích về loại cây này. Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hay nhé!

Sponsor
Xem thêm

6 thực phẩm làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa đột quỵ cực tốt bạn nên ăn mỗi ngày

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Sau đây là 6 thực phẩm có khả năng làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa đột quỵ rất tốt mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này thế nào?
Có 21 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(