Bạn có biết rằng rất nhiều sự thật lịch sử đã bị lượt qua trong sách giáo khoa vì chúng quá “kinh dị” không? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé.
1. Súp sên
Guido da Vigevano là bác sĩ sống vào thế kỷ 14, dưới thời vua Philip VI của Pháp. Ông là người đã phát hiện ra thuốc giải độc cho cây Aconite, loại cây cực độc đến mức người Hồi giáo đã dùng nó để chống lại quân Thập tự chinh.
Vigevano vô tình nhận thấy những con sên ăn lá cây Aconite, và ông cho rằng nếu những sinh vật này có thể chịu được chất độc của cây thì có lẽ chúng cũng có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh. Ông đã thu thập và luộc chúng lên, sau khi thử nghiệm lên động vật và hài lòng với kết quả, ông đã thử nó lên chính mình.
Vigevano đã tự đầu độc mình bằng Aconitine và sau đó uống món súp sên rùng rợn kia. Ông kể rằng mình đã nôn tới 3 lần nhưng sau đó dần dần khỏe hơn. Thật dũng cảm!
2. Bóng bom
Sau vụ tấn công vào hai thành phố lớn nhất của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945, những người sống sót đã bị sốc khi nhìn thấy “bóng” của xe đạp, ô tô và cả bóng người trên vỉa hè và các tòa nhà. Họ nhanh chóng nhận ra rằng mình đang nhìn vào một phần nghìn giây cuối cùng của cuộc đời một con người – thứ gợi nhớ đến tàn tích rùng rợn được bảo quản trong tro bụi núi lửa ở Pompeii.
Những cái bóng này được hình thành như thế nào? Hóa ra chúng giống những bức ảnh hơn là những cái bóng. Theo tiến sĩ Michael Hartshorne thuộc trường Y đại học New Mexico, khi một quả bom nguyên tử phát nổ, ánh sáng và nhiệt cực mạnh tỏa ra theo mọi hướng từ khu vực nổ. Vì vậy, bất kỳ vật thể nào trên đường truyền trực tiếp của năng lượng này đều che phía sau lại khi khu vực xung quanh vật thể đó bị tấn công. Những khu vực đó bị tẩy trắng bởi lượng năng lượng khổng lồ này, khiến các khu vực phía sau vật thể chìm trong bóng tối. Theo nghĩa này, một quả bom nguyên tử giống như một chiếc máy ảnh khổng lồ giết chết mọi người đứng trước ống kính khi đang chụp những bức ảnh khủng khiếp về họ.
3. Tòa án động vật
Trong nhiều thế kỷ, các nước Thụy Sĩ, Pháp, Ý và các quốc gia khác ở châu Âu đã đệ đơn kiện các loài động vật như chuột, châu chấu, lợn và thậm chí cả ốc sên vì những tội ác chống lại Chúa và con người. Những tòa án động vật này có hai hình thức: người thường kiện một con vật vì đã tấn công ai đó; các giáo sĩ và linh mục kiện các loài gây hại như châu chấu hoặc chuột vì làm hại ngũ cốc.
Một ví dụ điển hình về tòa án động vật thế kỷ 15: Ở vùng ngoại ô Savigny của Paris, vào tháng 12 năm 1457, một con lợn nái và sáu con lợn con đã tấn công và giết chết Jehan Martin 5 tuổi. Chủ của chúng chỉ bị buộc tội sơ suất và không bị trừng phạt gì, những con lợn con cũng vậy nhưng con lợn nái bị tuyên án tử hình.
4. Pharaoh Pepi
Pharaoh Pepi hay Pepi II Neferkare là pharaoh Ai Cập thuộc vương triều thứ sáu của Cổ vương quốc, lên ngai khi mới 6 tuổi vào năm 2278 trước công nguyên.
Vị pharaoh này từng làm những việc kì lạ như cho nô lệ ngâm mình trong mật ong để đuổi ruồi. Ông còn từng viết một lá thư cho người cai trị Aswan – Harkhuf – khi người này đang dẫn đoàn thám hiểm đến Nubia với yêu cầu “bắt người lùn”. Pharaoh Pepi được nhiều người coi là pharaoh trị vì lâu nhất trong lịch sử với 94 năm, một số nguồn khác nói ông chỉ trị vì 64 năm mà thôi.
5. Zombie giang mai
Có hai giả thuyết về nguồn gốc của bệnh giang mai. Một là Lý thuyết Colombia và đưa ra giả thuyết rằng căn bệnh này được đưa vào châu Âu bởi đoàn thủy thủ của nhà thám hiểm nổi tiếng thế giới Christopher Columbus năm 1493. Hai là Lý thuyết Tiền Colombia dựa trên các nguồn tài liệu đề cập một cách mơ hồ rằng người Hy Lạp cổ đại đã phát hiện ra phương pháp điều trị một số triệu chứng của bệnh giang mai.
Đợt bùng phát bệnh đầu tiên ở châu Âu được quân đội Pháp báo cáo sau khi bao vây Naples vào năm 1806. Bệnh giang mai có thể ăn mòn da thịt đến mức da thịt sẽ rơi ra khỏi mặt theo đúng nghĩa đen, nó cũng gây thối rữa các bộ phận cơ thể, gây biến dạng kỳ cục và đau đớn tột cùng. Những người này có thể đi bộ trên đường với những bộ phận cơ thể rơi rụng phía sau như những thây ma, ngoại hình cũng không khác nhiều so với những thây ma mà chúng ta thấy trong phim ảnh ngày nay.
Những người giàu có điều kiện để điều trị căn bệnh này hiệu quả hơn nhiều và sống sót. Một số thậm chí còn phát triển các hình thức phẫu thuật thẩm mỹ ban đầu và trở lại với cuộc sống bình thường.
6. Minnie Dean
Vào khoảng năm 1890, cảnh sát ở thị trấn Invercargill, New Zealand ngày càng nghi ngờ một “nông dân trẻ em” – thuật ngữ địa phương chỉ cha mẹ nuôi – vì số lượng lớn trẻ sơ sinh mà Minnie Dean có. Thậm chí, bà ta còn quảng cáo trên báo để tìm nhiều trẻ con hơn nữa.
Cảnh sát cũng phát hiện bà ta đang cố mua bảo hiểm nhân thọ cho đám trẻ. Điều này càng khiến cảnh sát phải cảnh giác sau khi có những tin đồn về việc những đứa trẻ được nhận nuôi này cứ biến mất dần. Sau đó, cảnh sát đã tìm thấy thi thể của ít nhất ba đứa trẻ chôn trong vườn của Minnie Dean.
Minnie Dean bị xét xử và treo cổ vào sáng ngày 12 tháng 8 năm 1895.
7. Người chết làm chứng
Vào thời trung cổ, để chứng minh tội lỗi của ai đó bị nghi ngờ giết người, họ bị bắt phải đến gần thi thể nạn nhân và đặt tay lên xác chết. Nếu bất kỳ vết thương nào trên thi thể ấy tự động chảy máu hoặc có các hiện tượng bất thường khác thì họ bị kết tội là hung thủ.
8. Chụp ảnh người chết
Cuộc sống trong thời Victoria đầy rẫy bệnh tật và chết chóc. Một làn sóng dịch bệnh như dịch tả, sốt phát ban và bệnh bạch hầu đã tàn phá đất nước, và vào năm 1861, nữ hoàng Victoria đau buồn đã biến tang lễ thành một “trend” thời thượng lúc đó.
Trong thời đại Victoria, nhiếp ảnh còn ở giai đoạn sơ khai nên việc chụp ảnh là một hoạt động khá khó khăn. Với tốc độ màn trập chậm và thời gian phơi sáng lâu như vậy, người sống thường bị mờ khá nhiều – hoặc hoàn toàn – vì họ cử động trong khi chờ đợi. Thế nhưng, người chết không thể di chuyển nên luôn ở trạng thái tốt nhất có thể. Họ còn vẽ mắt lên người chết để khiến họ trông sống động hơn trong ảnh. Những người đưa tang cũng sẽ lấy những lọn tóc của người đã khuất để đeo vào nhẫn hoặc mặt dây chuyền hay làm mặt nạ người chết bằng sáp.
Sự phổ biến của những bức ảnh chụp người chết tiếp tục gia tăng cùng với những trận dịch sau này vì đây là mối liên kết duy nhất mà họ có với người thân.
9. Bữa tiệc mở gói xác ướp
Vào thế kỷ 18, 19, người châu Âu bị mê hoặc bởi Ai Cập cổ đại, thế giới bên kia và bất cứ thứ gì liên quan đến xác ướp. Sức quyến rũ mạnh mẽ đến mức nó được đặt cho cái tên: Egyptomania.
Niềm đam mê với các xác ướp bắt đầu từ thế kỷ 15 khi chúng được các thương gia vận chuyển từ Ai Cập sang châu Âu, thường vì những lý do quái đản, điển hình là mumia – một loại thuốc được làm từ xác ướp nghiền nát – hay một loại sơn có tên “màu nâu xác ướp”.
Nhu cầu về xác ướp đạt mức cao nhất vào thế kỷ 19, một phần là do sự thành công của các chiến dịch Ai Cập và Syria của Napoléon. Những bữa tiệc thời Victoria có thể rất đơn giản: gửi lời mời, gặp nhau vào ngày đã chọn, nấu đồ ăn, uống rượu và mở gói xác ướp. Phần mở gói của bữa tiệc thường bắt đầu bằng một bài giảng hoặc bài phát biểu liên quan đến lịch sử của xác ướp, tiếp theo là việc tháo hết lớp này đến lớp vải cổ khác cho đến khi chỉ còn thi thể. Sau đó, các cuộc thảo luận sẽ diễn ra về mọi thứ, từ tình trạng bảo quản cơ thể đến màu tóc của xác ướp.
10. Gibbeting
Một trong những hình phạt tồi tệ nhất mọi thời đại là Gibbeting. Khi bị bắt sống, tội phạm sẽ bị nhốt vào một chiếc lồng gỗ và bị treo lên một cái giá giống giá treo cổ cao khoảng 9m hoặc hơn, không thể di chuyển, dần chết đói chết khát.
Hình phạt gibbeting cực kỳ phổ biến vào lúc đó, thu hút đám đông lên tới hàng chục nghìn người đến xem mỗi lần.
Đây có thể là trò vui với một số người nhưng nếu cái lồng chết chóc đó bị treo trước nhà bạn thì lại là chuyện khác, đặc biệt là các tháng mùa hè. Mùi hôi thối sẽ khủng khiếp đến mức bạn phải đóng cửa cả ngày, tiếng cót két khi giá đựng thi thể lắc lư trong gió, làm rơi những con giòi và các bộ phận cơ thể thối rữa rơi xuống đường phố bên dưới, chim ăn xác thối thì lượn lờ ở đó cả ngày. Cái lồng đó chỉ được gỡ bỏ khi tên tử tù chỉ còn lại xương, vì vậy chúng có thể bị đặt ở đó trong nhiều năm.
Bạn có thể đọc thêm các bài viết có liên quan tại đây:
- 10 bí ẩn lớn trong lịch sử loài người đã được giải đáp
- 10 câu chuyện quỷ ám có thật đáng sợ và nổi tiếng nhất lịch sử thế giới
- 10 câu chuyện quỷ ám có thật đáng sợ và nổi tiếng nhất lịch sử thế giới
Bạn đã có những suy nghĩ gì về bài viết này? Hãy để lại một bình luận để mình và các bạn đọc khác biết bạn nghĩ gì nhé!