Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về nguồn gốc đáng kinh ngạc của một trong những hội chứng tâm lí kì lạ nhất thế giới – Hội chứng Stockholm nào!
Hội chứng Stockholm là một hội chứng tâm lí rất nổi tiếng. Hiểu một cách đơn giản là nạn nhân trong một vụ bắt cóc, giam giữ lại nảy sinh tình cảm với thủ phạm chứ không phải sợ hãi hay thù hận, họ thậm chí có thể cản trở việc điều tra của cảnh sát để giúp đỡ thủ phạm, hoặc tệ hơn là trở thành đồng phạm của những kẻ đó.
Vào tháng 2 năm 1974, một sinh viên đại học 19 tuổi bị Quân đội Giải phóng Symbionese, một nhóm chiến binh cánh tả bắt cóc và bị thủ lĩnh của nhóm này tẩy não. Cuối cùng cô đã cướp một ngân hàng ở San Francisco và phạm tội nghiêm trọng khác cùng với các thành viên trong nhóm tội phạm đã bắt cóc mình.
Mối quan hệ tình cảm mà Hearst hình thành với những kẻ bắt cóc cô cũng giống như mối quan hệ giữa nhóm con tin khác trong vụ cướp ngân hàng xảy ra tám tháng trước đó.
Các sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian sáu ngày, từ 23 tháng 8 đến 28 tháng 8 năm 1973. Vào ngày đầu tiên, Jan-Erik Olsson bước vào ngân hàng Kreditbanken ở trung tâm Stockholm, Thụy Điển, bắt giữ bốn khách hàng làm con tin và đưa ra yêu cầu: Anh ta muốn người bạn của mình và chuyên gia cướp ngân hàng Clark Olofsson được đưa đến ngân hàng với 3 triệu curon Thụy Điển, vài khẩu súng, áo chống đạn, mũ bảo hiểm và một chiếc ô tô loại tốt.
Olsson và Olofsson đã nhốt con tin bên trong hầm ngân hàng. Họ đã có một vài cuộc trao đổi qua điện thoại với thủ tướng Olof Palme, trong đó có một cuộc trao đổi mà họ cho phép con tin Kristin Ehnemark nói chuyện. Chính trong cuộc điện thoại này, rõ ràng là các con tin đã bắt đầu có thiện cảm với những kẻ bắt giữ họ.
Ehnemark nói với thủ tướng là anh ta tin tưởng Clark tuyệt đối và những kẻ bắt cóc đều đối xử rất tốt với các con tin, không hề làm hại gì đến họ. Đáng ngạc nhiên hơn, điều khiến Ehnemark thực sự sợ hãi lại là việc cảnh sát sẽ tấn công và gây nguy hại đến tính mạng của họ.
Các con tin khác cũng tỏ ra thông cảm, sau đó nói rằng họ nghĩ Olofsson và Olsson hoàn toàn đáng yêu. Một người bị giam giữ vì sợ ngột ngạt bày tỏ lòng biết ơn vì những người đàn ông đã cho phép cô rời khỏi hầm miễn là cô có một sợi dây buộc quanh cổ như một con chó, và một con tin khác được thông báo rằng anh ta sẽ bị bắn cũng rất biết ơn vì Olsson đã cho phép anh ta uống say trước đó.
Vào ngày 28 tháng 8, cảnh sát quyết định phun khí độc qua một lỗ khoan xuyên qua trần kho tiền ngân hàng. Kế hoạch đã thành công và cuối cùng mọi người đều rời khỏi ngân hàng mà không hề hấn gì. Cả Olofsson và Olsson đều bị bắt.
Olsson nhận 10 năm tù. Olofsson được trả tự do sau khi kháng cáo bản án, thuyết phục được thẩm phán rằng anh ta chỉ có mặt tại hiện trường để giúp các con tin được an toàn. Anh ta thân thiết với các con tin trong nhiều năm, thậm chí còn trở nên thân thiết với cả gia đình Ehnemark.
Olsson đã kết hôn với một trong nhiều phụ nữ mà anh ta đã trao đổi thư từ khi ở trong tù – rõ ràng các con tin của anh ta không phải là những người duy nhất mà anh ta gây được thiện cảm.
Tuy nhiên, tại sao Hội chứng Stock lại xảy ra? Làm sao ai đó có thể cảm thông cho những kẻ sắp giết mình đến mức muốn kết bạn với họ? Các nhà tâm lý học tin rằng quá trình phát triển sự cảm thông là một chiến thuật sinh tồn: Để làm cho tình huống bớt căng thẳng và dễ quản lý hơn, người bị bắt tin rằng kẻ bắt giữ là bạn của họ, rằng trong thâm tâm họ là một người tốt, và họ có thể cùng nhau thoát khỏi tình trạng khó khăn này.
Bạn có thể đọc thêm:
- Thành viên mới của “biệt đội giải cứu Han So Hee”: Song Ha Yoon dính nghi án bạo lực học đường?
- 10 nhà hàng Michelin được đánh giá cao nhất mà bạn nên tới nếu có cơ hội
- “Bà ngoại châu Âu” – nữ hoàng Anh Victoria và 9 đứa con của bà
Mình rất cần ý kiến của các bạn để cải thiện bài viết, hãy giúp mình bằng cách để lại bình luận nhé.