ChatGPT là chatbot AI thu hút nhiều người sử dụng nhờ khả năng sáng tạo nội dung tuyệt vời, thậm chí nó đã được tích hợp vào công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft. Nhưng ChatGPT và Bing có giống nhau hay không? Sự khác biệt khi sử dụng hai công cụ AI này là gì?

Thoạt nhìn thì chatbot AI của ChatGPT và Bing có cách hoạt động giống nhau, có khả năng thực hiện các công việc tương tự nhau. Tuy nhiên chúng sử dụng các mô hình ngôn ngữ khác nhau dẫn đến kết quả đầu ra cũng khác nhau, kể cả khi người dùng đặt cùng một câu hỏi cho cả hai chatbot. Dưới đây là 9 điểm khác biệt quan trọng giữa ChatGPT và Bing.

1. Mục đích hoạt động

ChatGPT và Bing được tạo ra với mục đích khác nhau (Ảnh: Internet)
ChatGPT và Bing được tạo ra với mục đích khác nhau (Ảnh: Internet)

Cả ChatGPT và Bing AI đều có nền tảng là các mô hình ngôn ngữ sáng tạo biến đổi được huấn luyện trước (GPT), nhưng cơ chế hoạt động của chúng khác nhau. ChatGPT là một công cụ đa năng có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu được dùng để huấn luyện nó. Các nguồn tài nguyên này rất rộng lớn nhưng bị giới hạn, ví dụ như các trang web kinh doanh, ấn phẩm báo chí, tài liệu học thuật và Wikipedia.

Trong khi đó Bing là một công cụ tìm kiếm được tích hợp AI có nhiệm vụ tìm thông tin và lập chỉ mục phức tạp hơn, được bổ sung khả năng trò chuyện nhờ AI. Nói cách khác, Bing hoạt động như một công cụ tìm kiếm và đồng thời cũng là chatbot.

Mặc dù có sự khác biệt như vậy nhưng ChatGPT và Bing có chức năng tương tự nhau, đó là đưa ra câu trả lời cho những yêu cầu của người dùng dưới dạng thông tin tổng quát, viết bài luận, tóm tắt nội dung văn bản, v.v. Câu trả lời sẽ khác nhau tùy theo nguồn dữ liệu được dùng để huấn luyện chatbot.

2. Ngôn ngữ đối thoại

ChatGPT và Bing đều được xây dựng trên mô hình ngôn ngữ GPT. Đây là hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) có khả năng hiểu yêu cầu bằng văn bản của con người và đưa ra câu trả lời phù hợp, thậm chí trả lời nhiều câu hỏi nối tiếp nhau và phân tích vấn đề.

ChatGPT và Bing có khả năng trò chuyện giống người (Ảnh: Internet)
ChatGPT và Bing có khả năng trò chuyện giống người (Ảnh: Internet)

Cả hai chatbot đều có thể trò chuyện giống người, nhưng trải nghiệm thực tế cho thấy chatbot của Bing có khả năng giao tiếp phức tạp hơn một chút, câu trả lời của nó nghe tự nhiên hơn. Ví dụ như đoạn chat dưới đây của ChatGPT: mô hình ngôn ngữ GPT-3.5 có thể tạo ra câu trả lời đúng ngữ pháp và đúng sự thật nhưng cảm giác cứng nhắc và không tự nhiên.

Trò chuyện với ChatGPT (Ảnh: Internet)
Trò chuyện với ChatGPT (Ảnh: Internet)

Trong khi đó mô hình ngôn ngữ của Bing AI là GPT-4, phiên bản cao hơn của GPT-3.5. Câu trả lời của nó có vẻ chân thực và giống người hơn:

Trò chuyện với Bing (Ảnh: Internet)
Trò chuyện với Bing (Ảnh: Internet)

Hiện tại nếu muốn sử dụng phiên bản GPT-4 của ChatGPT, người dùng phải đăng ký ChatGPT Plus với chi phí 20 USD mỗi tháng.

3. Tính xác thực của câu trả lời

ChatGPT đã tuyên bố không chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin mà nó đưa ra. Công cụ này đôi khi trả lời không chính xác vì nó thiếu dữ liệu về các sự kiện sau năm 2021. Thậm chí ChatGPT không biết ngày phát hành của chính nó.

ChatGPT không biết ngày phát hành của chính nó (Ảnh: Internet)
ChatGPT không biết ngày phát hành của chính nó (Ảnh: Internet)

Trong khi đó, Bing AI là công cụ tìm kiếm được tích hợp mô hình ngôn ngữ nâng cao nên có thể đưa ra dữ liệu chính xác hơn. Nguồn dữ liệu huấn luyện Bing không bị giới hạn giống như ChatGPT, công cụ tìm kiếm của nó luôn tìm kiếm thông tin cập nhật và chính xác về kiến thức chung và các sự kiện.

Trò chuyện với Bing (Ảnh: Internet)
Trò chuyện với Bing (Ảnh: Internet)

Điều đặc biệt là chatbot AI của Bing đưa ra nguồn tham khảo dữ liệu, giúp người dùng có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin nếu muốn.

4. Khả năng tính toán

ChatGPT và Bing AI đều có khả năng hiểu toán, thực hiện tính toán dựa trên nguồn dữ liệu của chúng và đưa ra câu trả lời bằng ngôn ngữ giống như con người. Kết quả của chúng không chính xác 100% nhưng cả hai chatbot đều được đánh giá cao về tính toán.

ChatGPT thường xuyên mắc lỗi tính toán trong vài tháng đầu tiên mới ra mắt, nhưng dần dần đã cải thiện đáng kể. Hiện nay sự sai sót chỉ xuất hiện khi trả lời về những vấn đề phức tạp của toán học như xác suất, thống kê nâng cao hay vật lý. Ví dụ như hình dưới đây: ChatGPT trả lời chính xác về câu hỏi vật lý trình độ trung cấp.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Bing AI cũng trả lời chính xác câu hỏi đó:

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

5. An toàn thông tin

Không lâu sau khi ra mắt, ChatGPT đã trở thành mục tiêu của tội phạm mạng, có thể bị kẻ xấu lợi dụng để tạo email spam, phần mềm độc hại và link lừa đảo. OpenAI thừa nhận những nguy cơ này và cho biết rằng ChatGPT có thể tạo nội dung sai lệch và có hại, mặc dù các nhà phát triển luôn tìm cách ngăn chặn điều đó.

Chatbot AI của Bing cũng không tránh khỏi vấn đề tương tự, và các nhà phát triển đã khắc phục bằng cách thiết lập giới hạn nghiêm ngặt hơn, tránh nguy cơ bị bẻ khóa. Ví dụ như cuộc trò chuyện của bạn với Bing sẽ bị dừng lại nếu bạn đề cập đến nội dung bất thường.

6. Khả năng tiếp cận của người dùng

Một trong những vấn đề đầu tiên xuất hiện khi ChatGPT ra mắt là khả năng tiếp cận hạn chế vì ban đầu chỉ có phiên bản web. Gần đây, từ giữa năm 2023 mới có phiên bản ChatGPT dành cho thiết bị di động và iOS được OpenAI phát hành.

ChatGPT mới có phiên bản ứng dụng dành cho di động (Ảnh: Internet)
ChatGPT mới có phiên bản ứng dụng dành cho di động (Ảnh: Internet)

Ngược lại, Bing AI đã hoạt động trên nhiều nền tảng ngay từ khi mới ra mắt: công cụ chatbot AI của nó đã có trên trang web Bing, ứng dụng Bing trên di động và extension trên trình duyệt Microsoft Edge. Thậm chí bạn có thể dùng Bing Chat trên Skype bằng cách đưa nó vào danh bạ của mình.

Tuy nhiên Bing AI không có sẵn trên các trình duyệt ngoài Microsoft, ví dụ như Google Chrome, Mozilla Firefox và Safari, mà bắt buộc phải dùng trình duyệt Edge.

7. Đăng ký tài khoản

Quá trình đăng ký tài khoản để sử dụng ChatGPT khá đơn giản: chỉ cần tạo tài khoản trên trang web của OpenAI, đăng ký ChatGPT và chờ xác nhận, sau đó có thể truy cập và sử dụng ngay.

Ngược lại, việc đăng ký Bing AI ban đầu mất nhiều thời gian hơn, thậm chí những người đầu tiên phải chờ nhiều tuần mới được chấp thuận, nhất là những người không ở Mỹ. Nhưng hiện nay Microsoft đã bỏ danh sách chờ nên người dùng có thể truy cập ngay lập tức sau khi tạo tài khoản email và tải trình duyệt Edge.

8. Các tính năng

Chatbot AI của Bing sử dụng mô hình ngôn ngữ cao hơn và nguồn dữ liệu lớn hơn, vì vậy các tính năng của nó cũng tốt hơn ChatGPT. Đặc biệt là Bing sử dụng công cụ tìm kiếm để đưa ra câu trả lời chính xác hơn, đáng tin cậy hơn và thông tin cập nhật hơn.

Tuy nhiên các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt của Bing làm cho nó kém linh hoạt, ví dụ như cuộc chat sẽ bị dừng lại nếu bạn vi phạm nguyên tắc của Bing, và mỗi chủ đề chỉ được giới hạn trong 15 tin nhắn.

Nếu bạn muốn sử dụng thoải mái hơn thì hãy chọn ChatGPT. Mặc dù dữ liệu của nó hạn chế hơn và sử dụng mô hình GPT-3.5 nhưng chất lượng câu trả lời sẽ tốt hơn nếu bạn biết đặt yêu cầu một cách sáng tạo, thậm chí bạn có thể đặt ra các quy tắc hướng dẫn cho ChatGPT để áp dụng cho tất cả những câu trả lời về sau – điều này rất hữu ích nếu bạn cần câu trả lời đặc biệt phù hợp với nhu cầu của riêng mình.

Đặt quy tắc hướng dẫn cho ChatGPT (Ảnh: Internet)
Đặt quy tắc hướng dẫn cho ChatGPT (Ảnh: Internet)

9. Chi phí

ChatGPT là một chatbot đa năng và hiệu quả với phiên bản miễn phí sử dụng mô hình ngôn ngữ GPT-3.5 có thể thực hiện nhiều công việc cơ bản theo yêu cầu của người dùng. Nhưng nếu bạn cần những câu trả lời có chất lượng cao hơn thì nên đăng ký phiên bản ChatGPT Plus với giá 20 USD/tháng.

Đăng ký ChatGPT Plus với giá 20 USD/tháng (Ảnh: Internet)
Đăng ký ChatGPT Plus với giá 20 USD/tháng (Ảnh: Internet)

ChatGPT Plus sử dụng mô hình GPT-4 có ưu điểm là được ưu tiên truy cập và đưa ra câu trả lời nhanh hơn. Phiên bản này đã mặt ở các quốc gia ngoài Mỹ kể từ tháng 2 năm 2023.

Mặc dù mức giá của ChatGPT Plus không quá đắt nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí hơn nữa thì hãy dùng chatbot của Bing. Công cụ này cũng chạy trên mô hình GPT-4 và hiện tại hoàn toàn miễn phí vì Microsoft dự định thu lợi nhuận thông qua quảng cáo.

10. Giới hạn xử lý thông tin

Các chatbot được tích hợp AI như ChatGPT có khả năng tự học từ các cuộc chat với người dùng, dựa vào thông tin mà người dùng đưa ra để tăng chất lượng của câu trả lời trong quá trình trò chuyện. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin thì câu trả lời của chatbot càng tốt hơn.

Nhưng dựa trên khả năng tính toán của bộ nhớ AI, các nhà phát triển thường đặt giới hạn về lượng dữ liệu mà chatbot xử lý. Khi người dùng đạt đến giới hạn này, những thông tin không liên quan sẽ không được xử lý.

Các hệ thống AI khác nhau có giới hạn khác nhau, ví dụ như ChatGPT có thể xử lý khoảng 3.000 từ trong một lần, với điều kiện những từ đó đều có ý nghĩa liên quan với nhau. Trong khi đó giới hạn của Bing AI thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 30 từ trong một lần, sau đó người dùng phải tạo cuộc chat mới hoặc nhắc lại những quy tắc hướng dẫn trước đó.

Trên đây là những điểm khác nhau giữa ChatGPT và Bing AI. Bạn muốn sử dụng công cụ chatbot nào hơn? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hệ điều hành Android có thể bạn chưa biết

Android là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới với hơn 1 tỷ người sử dụng. Nhưng bạn có biết những sự thật thú vị về hệ điều hành Android không? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận