Bạn có biết rằng nhiều sinh vật thần thoại không phải được lấy cảm hứng từ trí tưởng tượng mà từ khoa học và thiên nhiên không? Cùng BlogAnChoi điểm danh 10 sinh vật thần thoại thực sự tồn tại trong thế giới của chúng ta nhé.

1. Cyclops

Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)
Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)

Trong thần thoại Hy Lạp, Cyclops là những sinh vật khổng lồ có một con mắt duy nhất ở giữa đầu, nổi tiếng chủ yếu vì sự man rợ, không sợ con người hay thần thánh. Cyclops nổi tiếng nhất là Polyphemus, kẻ đã tấn công Odysseus trong một hang động và ăn thịt một nửa số người đi theo chàng. Odysseus đã làm mù mắt Cyclops bằng cách đâm một cây cọc gỗ vào mắt nó rồi trốn thoát.

Có một số bằng chứng khá chắc chắn về sự tồn tại của Cyclopes: nhiều hộp sọ được tìm thấy với một hốc mắt duy nhất ở giữa đầu. Hóa ra những chiếc đầu lâu này thuộc về những con voi lùn và “hốc mắt” là khoang mũi trung tâm đồng thời là lỗ mở cho vòi voi. Nhiều hộp sọ voi lùn đã được tìm thấy ở Síp, đặc biệt là trong các hang động nơi người Cyclops được cho là đã sinh sống.

2. Kraken

Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)
Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)

Kraken bắt nguồn từ văn hóa dân gian Bắc Âu. Nó kéo tàu thuyền xuống đáy biển bằng cách quấn những xúc tu khổng lồ quanh con tàu hoặc bơi thành vòng tròn xung quanh tàu để tạo ra một vòng xoáy kéo con tàu xuống.

Tài liệu viết đầu tiên về thủy quái Kraken có từ năm 1180. Có rất nhiều tài liệu kể về một con quái vật biển khổng lồ có xúc tu kéo chìm các con tàu và có thể nuốt chửng toàn bộ thủy thủ đoàn chỉ bằng một ngụm.

Huyền thoại về Kraken có thể đến từ loài mực khổng lồ Architeuthis dux dài tới khoảng 18 mét hoặc mực khổng lồ Mesonychoteuthis hamiltoni – chưa xác định được kích cỡ cực hạn của nó.

3. Thú mỏ vịt

khổng lồ
Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)

Thú mỏ vịt từng được coi là một loài động vật thần thoại. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 18 và từng bị nhiều người coi là một trò lừa bịp lố bịch.

Thú mỏ vịt đáng chú ý vì nhiều lý do chứ không chỉ vì vẻ ngoài kỳ dị của nó. Các nhà tự nhiên học không thể xác định liệu sinh vật này có phải là động vật có vú hay không. Phải mất thêm 100 năm nữa thì các nhà khoa học mới khám phá ra câu trả lời cho điều đó. Thú mỏ vịt là một trong số rất ít loài động vật có vú đẻ trứng.

4. Nàng tiên cá

Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)
Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)

Một trong những câu chuyện sớm nhất về nàng tiên cá là Thessalonike, em gái cùng cha khác mẹ của Alexander Đại đế. Sau khi thực hiện hành trình đầy nguy hiểm để tìm kiếm Suối nguồn tươi trẻ, ngài đã gội đầu cho em gái mình trong dòng suối đó. Khi Alexander qua đời, em gái ngài (cũng có thể là người yêu) đã cố gắng tự sát dưới biển nhưng không thể chết nên đã trở thành nàng tiên cá. Truyền thuyết kể rằng nàng sẽ hỏi các thủy thủ: “Vua Alexander còn sống không?”, nếu họ trả lời: “Ông ấy còn sống, trị vì và chinh phục thế giới” thì sẽ được phép họ ra khơi. Ngược lại, nàng sẽ biến thành quái vật và kéo con tàu xuống đáy đại dương.

Một lời giải thích khả dĩ cho việc thường xuyên nhìn thấy nàng tiên cá là các thủy thủ đã nhầm lẫn nàng tiên cá – một sinh vật thần thoại có đuôi cá, đầu và thân của một phụ nữ xinh đẹp – với lợn biển (hay bò biển).

Khi lợn biển ngóc đầu lên khỏi mặt nước thì nhìn từ phía sau, làn da thô ráp của nó trông khá giống với mái tóc dài. Các thủy thủ cũng sẽ bị ảo giác khi ở trên biển trong thời gian dài. Vì vậy, nếu ở khoảng cách xa hoặc ánh sáng yếu, họ có thể nhầm lợn biển với nàng tiên cá.

5. Ma cà rồng

sẽ bị ảo giác khi chèo thuyền
Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)

Quan điểm hiện đại về ma cà rồng bắt đầu từ cuốn tiểu thuyết Dracula (1897) của Bram Stoker và thay đổi rất ít kể từ đó: xanh xao, gầy gò, giọng nói khó nghe, ngủ trong quan tài và bất tử.

Stoker đã xây dựng nhân vật của mình dựa trên những câu chuyện của Vlad the Impaler và cảm hứng từ nhiều tin đồn xung quanh cái chết, việc chôn cất cũng như sự thiếu hiểu biết về cách cơ thể phân hủy. Sau khi chết, da của xác chết co lại nên răng và móng tay trông như dài ra. Các cơ quan nội tạng bị phá vỡ và chất dịch trong cơ thể chảy ra khỏi mũi và miệng, để lại vết ố đen khiến người ta hiểu nhầm là xác chết uống máu người sống.

Đôi khi, người ta tìm thấy những vết xước ở bên trong quan tài – được coi là bằng chứng cho thấy người chết đã trở thành xác sống và sống lại từ quan tài. Nhưng rất có thể những người đó chỉ chết lâm sàng và bị chôn sống nên sau khi hồi phục ý thức, họ đã cố tự giải thoát.

6. Người khổng lồ

Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)
Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học tin rằng họ đã phân lập được một gen có thể dẫn đến hiện tượng khổng lồ gia đình. Theo các nhà nghiên cứu, những người mắc bệnh khổng lồ cũng có thể có một khối u ở tuyến yên có thể kích thích tăng trưởng.

Không có định nghĩa hiện đại nào về chiều cao khiến chúng ta trở thành người khổng lồ vì các xã hội khác nhau có chiều cao trung bình khác nhau, chênh lệch có thể lên tới 30 cm

7. Nữ thần báo tử

Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)
Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)

Trong văn hóa dân gian Ireland, một banshee (có nghĩa là “người phụ nữ của các nàng tiên” trong tiếng Gaelic) là một phụ nữ trẻ xinh đẹp với mái tóc trắng bồng bềnh và đôi mắt đỏ hoe vì khóc. Nàng sẽ cảnh báo người nghe thấy tiếng khóc của mình rằng ai đó trong gia đình họ sắp chết. Thay vì đe dọa, họ xuất hiện để cho mọi người có thời gian nói lời tạm biệt với những người thân yêu của họ.

Không rõ truyền thuyết này xuất hiện từ khi nào. Có những báo cáo về nữ thần báo tử trong Cathreim Thoirdhealbhaigh – một cuốn lịch sử viết về làng Torlough vào năm 1350 – và những câu chuyện vẫn còn được kể lại vào giữa thế kỷ 19.

Keening là cách truyền thống để phụ nữ bày tỏ nỗi đau buồn của mình. Họ sẽ tập trung lại bên mộ và than khóc về sự mất mát của mình. Tục lệ này dần dần biến mất trong thế kỷ 19 sau khi nó trở thành một điểm thu hút khách du lịch để xem một “đám tang thực sự của người Ireland”.

8. Hydra

Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)
Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)

Hydra là một con rắn biển khổng lồ có chín đầu, khi một cái đầu bị chặt đi thì hai cái đầu khác sẽ mọc ra từ vết thương.

Huyền thoại về Hydra có thể được lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Đã có nhiều trường hợp được ghi nhận về loài rắn có nhiều đầu (mặc dù 9 đầu là quá nhiều). Tỷ lệ mắc bệnh đa đầu ở loài bò sát dường như cao hơn bất kỳ loài nào khác.

9. Sói

Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)
Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)

Ngày nay, những con sói được biết đến nhiều nhất nhờ sự liên kết của chúng với những đứa trẻ nhà Stark trong Game of Thrones. Tuy nhiên, sói thảm khốc không phải là sản phẩm hư cấu trong trí tưởng tượng.

Chúng lớn hơn nhiều so với loài sói hiện đại, loài sói thảm khốc sống ở châu Mỹ cho đến khi tuyệt chủng khoảng 10.000 năm trước. Hơn 4.000 hài cốt hóa thạch của những con sói thảm khốc đã được phát hiện tại La Brea Tar Pits ở Los Angeles. Con sói thảm khốc có hộp sọ khổng lồ nhưng bộ não nhỏ hơn loài sói hiện đại.

10. Tử xà

Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)
Những sinh vật trong thần thoại không hẳn đều chỉ là ảo tưởng (Ảnh: Internet)

Tử xà là một con rắn có ánh mắt chết người và hơi thở khủng khiếp, được sinh ra từ một quả trứng do gà trống đẻ ra và ấp nở ra bởi một con rắn. Nó chỉ sợ tiếng gáy của gà trống và chồn, những loài miễn nhiễm với nọc độc của nó.

Có khả năng Tử xà trong thần thoại là một con rắn hổ mang Ai Cập – một loài rắn đặc biệt nguy hiểm, rít liên tục và có thể phun nọc độc ở khoảng cách 2.4 mét vào mắt kẻ thù. Điều này có thể giải thích cho huyền thoại Tử xà giết chết những ai nhìn vào mắt nó. Thiên địch lớn nhất của rắn hổ mang là cầy mangut, loài có hình dáng rất giống chồn.

Alexander Đại đế nổi tiếng vì đã sử dụng gương để đánh bại một con Tử xà, khi nhìn vào hình ảnh của chính mình, con rắn đã chết ngay lập tức.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Góc tò mò: 13 từ khác nhau trong phương ngữ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên

Trong gần tám thập kỷ kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, phương ngữ của Hàn Quốc và Triều Tiên đã có sự khác biệt lớn. Lý do cho những thay đổi rõ rệt nhất có thể bắt nguồn từ năm 1964, khi lãnh đạo tối cao đầu tiên của Triều Tiên - Kim Il Sung ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận