Là một trong những phim Châu Á được vinh danh tại Liên hoan phim Cannes 2023, thích hợp cho những người yêu thích những dòng phim nhẹ nhàng, nhân văn, bộ phim Monster (2023) của đạo diễn Kore-Eda Hirokazu đã xuất sắc chiến thắng hạng mục Kịch bản hay nhất. Vậy bộ phim có những điểm hay gì mà có thể cạnh tranh dữ dội bên cạnh những đối thủ nặng ký khác? Nếu bạn vẫn chưa có sự chọn cho bộ phim Tết nào để xem vậy thì cùng BlogAnChoi tìm hiểu đôi chút về Monster nhé!

*Cảnh báo bài viết có thể sẽ tiết lộ một số nội dung phim.

Kỹ Thuật Phim Monster

Bộ phim Monster được đạo diễn thực hiện dựa trên góc nhìn của 4 đối tượng khác nhau trên phim. Ngay từ đầu, các tuyến thời gian luôn thay đổi và hình tượng quái vật được khắc họa rõ nét theo góc nhìn của các nhân vật.

Xem trailer phim Monster (2023) tại đây:

Trong mắt người mẹ đơn thân Saori (do Sakura Ando thủ vai), quái vật thực sự chính là thầy Hori, người đã luôn có những hành động bạo lực với con trai học lớp 5 của cô tên là Minato (do Soya Kurokawa đóng).

Thế nhưng trong mắt thầy Hori (Eita Nagayami đóng), quái vật lại chính là những vị phụ huynh thích gây rắc rối bởi sự yêu chiều con cái quá mức. Tất cả mọi chuyện đều xoay chuyển thành việc cậu bé Minato mới chính là người có những hành vi bạo lực học đường với bạn cùng lớp.

Trong ánh nhìn của trẻ thơ, cả Minato và Yori đều hiện lên những nỗi niềm tươi sáng, những băn khoăn khi đối mặt với khái niệm mắc bệnh “não lợn”. Nỗi sợ hãi của các em khi dần trở nên khác biệt, biến hóa thành “quái vật” theo quan niệm của người lớn nói riêng hay của toàn xã hội nói chung.

Review phim Monster (2023): Kiệt tác mới của nghệ thuật phim Nhật Bản? 10 bộ phim hay Akihiro Kakuta BL Eita Nagayama Hinata Hiiragi JPOP kỹ thuật LGBT LGBTQ linh hồn minato Mitsuki Takahata Monster 2023 nghệ thuật nhân văn Nhật Bản phim hay phim hay châu á phim hay nhật bản phim Monster phim monster 2023 phim nhân văn phim nhật phim Nhật Bản phim quỷ dữ 2023 phim tết review phim Sakura Ando Shido Nakamura Soya and Hinata Soya Kurokawa Tái sinh Tết 2024 thế giới vẻ đẹp Yori Yuko Tanaka
Monster vạch ra cho người xem một câu hỏi rằng chẳng có ai thực sự là quái vật cả hay tất cả mọi người đều là quái vật? (Nguồn: Internet)

Đạo diễn đã vận dụng lối kể chuyện theo hiệu ứng Rashomon mang hàm ý mỗi người lại có một cách nhìn khác nhau trong một câu chuyện và luôn có xu hướng cho rằng bản thân đang nói sự thật. Với lỗi tự sự này, Kore-Eda Hirokazu đã cho khán giả thấy rằng sự thật tuy chỉ có một nhưng có muôn hình vạn chạng thông qua sự bóp méo trong tâm lý hay cách nhìn nhận của mỗi con người.

Mọi sự việc đều được đi từ góc nhìn của người lớn đến trẻ con, từ ác đến thiện, kèm theo những gam màu đi từ tối sáng sáng xuyên suốt toàn tác phẩm. Phải chăng đạo diễn đã khéo léo hàm ý rằng trong tâm lý và góc nhìn của những người lớn chứa đựng các ý niệm tiêu cực hoàn toàn đối lập với tinh thần lạc quan, ý niệm tươi sáng của hai bạn nhỏ Minato và Yori. Chính nghệ thuật đối lập này đã góp phần tạo nên những khung cảnh tuyệt đẹp trong phim và vô tình dẫn dắt cảm xúc của người xem đi từ bức bối đến bình yên.

Nhẹ nhàng nhưng mãnh liệt có lẽ là những từ ngữ gần nhất để miêu tả cảm xúc của bộ phim. Ngoài ra, Monster còn giành thêm giải phụ Queer Palm dành cho phim có yếu tố LGBTQ+

Vẻ đẹp nhân văn của phim Monster

Sức mạnh của người mẹ đơn thân

Nhân vật Saori Mugino trong vai trò người mẹ đơn thân của Minato phải luôn gồng gánh tất cả mọi chuyện trong gia đình kể từ người chồng của cô không may gặp tai nạn qua đời. Việc bỗng nhiên phải trở thành trụ cột như vậy phần nào khiến trạng thái tâm lý của người phụ nữ hơn.

Khi phát hiện tâm lý của con trai dần bất ổn, Saori vội vàng kết luận ngay “quái vật” chính là thầy Hiro và lập tức có những hành động liên hệ với phía nhà trường nhằm bảo vệ Minato. Góc nhìn của nhân vật người mẹ được đặc tả đầu phim. Qua lăng kính ấy, khán giả dễ dàng bị cuốn theo những cảm xúc của Saori.

Đạo diễn Kore-Eda Hirokazu cho khán giả xem mọi sự việc thông qua góc nhìn từ phía gia đình thông qua hình tượng nhân vật người mẹ Saori Mugino. Nguồn: Ảnh từ Internet.
Đạo diễn Kore-Eda Hirokazu cho khán giả xem mọi sự việc thông qua góc nhìn từ phía gia đình thông qua hình tượng nhân vật người mẹ Saori Mugino (Nguồn: Internet)

Một người mẹ đơn thân vất vả cố gắng bảo vệ con trai nhỏ bằng mọi cách trước vấn nạn giáo viên bạo hành học sinh và phản ứng thái độ “vô cảm” từ phía nhà trường khiến cho người xem vừa tức giận cho hệ thống giáo dục Nhật Bản, vừa đặt mình vào vị trí của các bậc phụ huynh mà vô cùng đau xót những gì gia đình Minato phải chịu đựng.

Góc nhìn nhỏ bé không phản chiếu cả thế giới

Đến giữa phim, khi góc nhìn sự việc được tái hiện lại qua lăng kính của thầy Hiro, tất cả những hành động làm tổn thương Minato đều là vô tình chứ không hề có chủ đích.

Dưới lăng kính của một người thầy nhiệt quyết như Hiro, anh khăng khăng khẳng định với ban lãnh đạo nhà trường và quý phụ huynh rằng mình không hề bạo hành học sinh Minato như lời tố cáo của Saori Mugino. Tuy nhiên, để cho trời yên biển lặng, ban lãnh đạo nhà trường buộc thầy Hiro phải thú nhận mọi lỗi lầm trước khi báo chí làm mọi chuyện càng trở nên rắc rối.

Khán giả sẽ lần lượt hiểu rõ hơn về các sự việc xảy ra và có cái nhìn ngược lại về nhân vật người mẹ Saori. Nguồn: Ảnh từ Internet.
Khán giả sẽ lần lượt hiểu rõ hơn về các sự việc xảy ra và có cái nhìn ngược lại về nhân vật người mẹ Saori (Nguồn: Internet)

Trong góc nhìn của thầy Hiro, người xem sẽ vô cùng cảm thông cho thầy giáo trẻ đã nỗ lực cố gắng hết mình trong công việc nhưng lại vô tình bị “tai họa” giáng xuống. Những người giáo viên khác nhìn nhận mẹ Saori chính là mô típ phụ huynh “quái vật” đại diện cho những bậc cha, mẹ nuông chiều con cái vô điều kiện và thường có xu hướng gây khó dễ người khác.

Đến đây, khi góc nhìn xoay chiều, ta có thể thấy rằng hình bóng “quái vật” lại linh hoạt thay đổi. Một lần nữa, đạo diễn thông qua góc nhìn của người trong cuộc, phản ánh về cách giải quyết các vấn đề liên quan đến nạn bạo lực học đường trong hệ thống giáo dục Nhật Bản. Sự thờ ơ, lãnh cảm, vô tâm, chỉ nhanh chóng xin lỗi cho qua chuyện của phí ban lãnh đạo nhà trường trái hẳn hoàn toàn so với tính cách người thầy trẻ tuổi nhiệt huyết Hiro. Bấy nhiêu đó thôi cũng khiến cho người ta phải suy ngẫm rằng, nếu nhà trường cứ tiếp tục giải quyết như vậy thì đến khi nào mới có thể giải quyết dứt điểm vấn đề bạo lực học đường.

Sự tái sinh của những linh hồn trẻ thơ

Dưới lăng kính của Minato, em có sợ hãi, lo lắng khi nghĩ rằng bản thân bị bệnh “não lợn”. Với góc nhìn của Yori, em luôn tích cực lạc quan kể cả khi bị các bạn cùng lớp trêu chọc bắt nạt và “mong muốn” bản thân khỏi bệnh “não lợn” để cả gia đình có thể được đoàn tụ.

Xuyên suốt bộ phim, căn bệnh “não lợn” kỳ quái được liên tục lặp đi, lặp lại nhiều lần nhưng chỉ khi phim được thể hiện dưới góc nhìn của hai bạn nhỏ, khán giả sẽ dần hiểu ra rằng bệnh “não lợn” hoàn toàn không phải là “bệnh”.

Vẻ đẹp bình yên, thơ mộng của núi rừng Nhật Bản qua ống kính của Kore-Eda Hirokazu. Nguồn: Ảnh từ Internet.
Vẻ đẹp bình yên, thơ mộng của núi rừng Nhật Bản qua ống kính của Kore-Eda Hirokazu (Nguồn: Internet)

Cả Minato và Yori đều có những mong cầu về sự tái sinh sẽ thay đổi “căn bệnh ấy”. Nhưng khi cơn bão cuối phim qua đi chỉ để lại vô vàn đống đổ nát, hai đứa trẻ đều thì thầm nhau rằng sự tái sinh là không cần thiết nữa.

Trong lăng kính trẻ thơ, đạo diễn lựa chọn khắc họa nội dung thông qua khía cạnh tình bạn và xây dựng gam màu tươi sáng. Kore-Eda Hirokazu ngụ ý dưới góc nhìn của trẻ con, mọi sự việc vô cùng đơn giản, có hy vọng, có ước mơ và có cả tương lai. Đến đây, khán giả sẽ thực sự biết được liệu thầy Hiro có phải là “quái vật” hay không thông qua lời thú nhận của Yori.

Monster là một trong những kiệt tác mới đáng xem và là niềm tự hào của người Nhật Bản tại Liên hoan phim Cannes. Với lối tự sự nhẹ nhàng, đa chiều, bộ phim phù hợp cho những người yêu thích sự nhân văn, suy ngẫm. Tác phẩm không chỉ là một câu chuyện xoay quanh câu hỏi “ai mới thực sự là quái vật?” mà còn là một bức tranh về những mối quan hệ, những xung đột và những hy vọng của con người trong thế giới hiện đại. Monster là một bài học về sự dung hòa, sự cảm thông và sự sống còn. Đây là một bộ phim không nên bỏ lỡ cho những ai muốn khám phá nghệ thuật điện ảnh Nhật Bản.

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Lịch chiếu Tích Hoa Chỉ: Trương Tịnh Nghi có gánh nổi Hồ Nhất Thiên?

Phim cổ trang Tích Hoa Chỉ của "công chúa" Trương Tịnh Nghi đóng cùng Hồ Nhất Thiên đã chính thức lên sóng. Thông tin nội dung, lịch chiếu phim chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận