Học cách tiết kiệm tiền là điều ai cũng muốn, nhưng để thực hành lại rất khó. Vậy hãy cùng tham khảo những cách tiết kiệm tiền cực kỳ hiệu quả của BlogAnchoi dưới đây, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng “tiền khô cháy túi” hay “vung tay quá trán” nữa.

Bạn đã nghe đến rất nhiều quy luật tiêu tiền như là chia số tiền kiếm được thành 6 cái hũ, dành cho chi tiêu, đầu tư, học hành hay tiết kiệm…vv. Hoặc bạn cũng đã biết đến việc mua lợn đất, két sắt để bỏ tiền tiết kiệm…Nhưng rồi số tiền bạn tiết kiệm được có nhiều không? Thường là không!

Đặc biệt là những cô nàng nghiện mua sắm, thích lướt shopee, thích lượn store hay thích ngắm hàng hiệu thì việc tiêu tiền đôi khi là…vô thức. Đến khi tỉnh táo lại thì tiền đã mọc cánh bay đi, shipper thì gọi cháy máy để giao đến cho bạn những món đồ mà thậm chí bạn còn không biết mình đã đặt mua bao giờ và sẽ dùng vào việc gì.

Sang thập kỷ mới rồi, 2020 rồi, hãy học cách tiêu tiền khôn ngoan và thực hiện cách tiết kiệm tiền hiệu quả để bản thân không bị rơi vào tình trạng “tiền khô cháy túi” nữa nhé.

1. Chọn dịp để mua sắm, tiêu tiền

Nhiều người sẽ nghĩ “chọn dịp để mua sắm” sẽ là những đợt giảm giá sâu như Black Friday hay ngày “quốc tế mua sắm” 11/11. Nhưng đây là quan điểm sai lầm, vì những đợt giảm giá này bạn thường sẽ không mua được món đồ tốt, đồ phù hợp hay cần thiết mà sẽ rơi vào “bùa mê” của hàng nghìn món đồ giảm giá nhưng mua về chỉ để…vứt đi.

cách tiết kiệm tiền
Đừng lao theo những chương trình khuyến mãi, sẽ khiến bạn mua sắm “điên cuồng” đấy. (Ảnh: Internet)

Chọn dịp để mua sắm chính là hãy đặt ra cho mình những ngày đặc biệt, những dịp lễ để mua sắm cho mình, cho người yêu, người thân. Gợi ý của BlogAnChoi là bạn có thể chọn những dịp lễ trong năm như:

  • Tết Âm Lịch: Đây chính là dịp mua sắm chính đáng nhất, bạn có thể mua quần áo, làm tóc, làm nail, mua sắm đồ đạc cho gia đình, người thân để chào đón năm mới…
  • Lễ tình nhân 14/2: Ngoài các cặp đôi chắc chắn sẽ mua quà, hẹn hò vào ngày này, thì một người độc thân như bạn hãy chọn dịp này để tự tặng quà cho bản thân, thể hiện tình yêu với bản thân mình.
  • Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3: Ngày này các bạn nữ cũng có thể lựa chọn làm dịp để mua sắm. Sau đợt mua sắm 14/2, hãy tiết kiệm tiền để 8/3 mua tiếp một vài món đồ bạn yêu thích vì “làm con gái có quyền” mà.
  • Ngày Quốc tế lao động 1/5: Bạn đã đi làm, bạn kiếm ra tiền bằng sức lao động của mình thì bạn có quyền tự thưởng cho mình một món quà vào ngày tôn vinh người lao động này.
  • Tết Trung Thu: Nghe có vẻ…sai sai, nhưng dịp tết Trung Thu là Tết đoàn viên, bạn có thể trích tiền tiết kiệm từ tận tháng 5 để mua quà cho gia đình, các em, các cháu và tiện thể mua luôn cho mình một món đồ bé xinh nhân dịp này cũng được.
  • Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10: Lý do giống như ngày 8/3 – “là con gái có quyền” mà đúng không.
  • Lễ Giáng Sinh 24/12: Một ngày lễ rực rỡ, lộng lẫy và náo nhiệt như thế này, bạn có thể mua một bộ váy đẹp, một chiếc mũ xinh hay một đôi boots ấm áp để đi đón Giáng Sinh và chào năm mới rất hợp lý đấy.
  • Ngày sinh nhật: Ngày sinh nhật của bạn là ngày trọng đại nhất trong năm, có thể “chơi lớn” một lần để mua sắm thỏa thích, nhưng nhớ là trong giới hạn ví tiền của bạn cho phép nhé.
cách tiết kiệm tiền
Ngày sinh nhật là ngày bạn có thể cho phép bản thân mua sắm thỏa thích nhất. (Ảnh: Internet)

Vậy là 1 năm bạn đã có ít nhất 8 dịp để mua sắm rồi. Đảm bảo bạn sẽ chẳng sợ thiếu đồ, thiếu quần áo mà vẫn có thể chi tiêu hợp lý, có những khoảng thời gian tiết kiệm tiền để dành cho đợt mua sắm tiếp theo.

2. Lựa chọn thời điểm mua sắm

Tuy việc lựa chọn dịp để mua sắm thường là những dịp lễ, tết nhưng một điều bạn nên nhớ là những ngày này giá các mặt hàng thường tăng cao. Ví dụ như ngày Lễ Tình Nhân thì hoa và chocolate thường “đắt cắt cổ”. Nên bạn chọn dịp để mua sắm nhưng phải chọn thời điểm mua sắm tốt nhất để tránh mua phải đồ đắt, giá cao.

Gợi ý là bạn nên mua trước thời điểm các dịp lễ, tết khoảng 1-2 tuần, tìm kiếm những chương trình khuyến mãi của các cửa hàng để lựa chọn được món đồ ưng ý với mức giá phù hợp nhất.

3. Lập danh sách mua sắm

Dù bạn mua đồ tại cửa hàng hay trên website thì đều sẽ có hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm đa dạng khác nhau được trưng bày, làm bạn phân tâm và sa đà vào việc mua sắm.

Bởi vậy trước khi đi mua đồ, hãy kiểm tra những món đồ sắp hỏng, sắp hết hạn, đã quá cũ cần thay mới và lập một danh sách các món đồ bạn cần mua. Việc này sẽ giúp bạn tập trung hơn khi mua sắm, mua đúng đồ và tiết kiệm thời gian mua sắm hơn.

Cách tiết kiệm tiền
Hãy lập danh sách mua sắm trước để biết bạn cần mua những món đồ gì. (Ảnh: Internet)

4. Đặt câu hỏi trước khi mua sắm

Dù đã giới hạn bản thân vào những dịp mua sắm, nhưng vẫn sẽ chẳng có tác dụng tiết kiệm tiền nếu mỗi lần bạn đều mua hàng chục món đồ, tiêu cả chục triệu đồng để mua những món đồ không cần thiết hoặc chỉ vì…đang sale.

Vậy thì mỗi khi mua sắm, bạn hãy đặt ra những câu hỏi để xác định món đồ mình nên mua, cần mua, để tiêu tiền một cách hợp lý và có thể hạn chế thói quen mua sắm “vô tội vạ” của mình.

Cách tiết kiệm tiền
Có hàng trăm lý do để bạn mua sắm, nhưng hãy trả lời 3 câu hỏi trước khi bạn quyết định chi tiền. (Ảnh: Internet)

Câu hỏi 1: Mình thích món đồ nào nhất?

Câu hỏi này để giúp bạn tránh tình trạng mua những món đồ giống nhau, chỉ khác màu hoặc khác hoa văn hoặc khác hình dáng một chút, dù công dụng chỉ là một. Ví dụ giữa 3 chiếc váy, 5 đôi giày hay 10 chiếc ví, hãy chọn ra món đồ bạn thích nhất để tiếp tục tìm hiểu về nó, còn những món đồ kia, xóa đi để đỡ luyến tiếc.

Câu hỏi 2: Mình có cần món đồ này không?

Liệt kê ra những món đồ bạn cảm thấy cần thay thế, và hãy lựa chọn mua trong phạm vi những món đồ này để chắc chắn khi mua về bạn sẽ sử dụng đến nó. Ví dụ chiếc túi xách của bạn đã sờn cũ, đứt quai, hãy chọn mua túi thay vì quần áo, giày dép…

Câu hỏi 3: Mình có tiền để mua món đồ này không?

Tiền ở đây không phải tiền lương, tiền ăn hay tiền chi tiêu hàng ngày của bạn, mà là khoản tiền dự trữ, tiền tiết kiệm của bạn có phù hợp để mua món đồ bạn muốn không?

Theo kinh nghiệm của BlogAnChoi, bạn chỉ nên mua món đồ có trị giá khoảng 10% – 15% số tiền dự trữ, tiền tiết kiệm của bạn. Tức là nếu bạn có khoản tiết kiệm 3 triệu, bạn chỉ nên mua sắm 300 ngàn.

5. Không mang quá nhiều tiền mặt khi mua sắm

Nếu bạn có sở thích đi “lượn” qua các shop, store để ngắm đồ, hoặc bạn muốn đi mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng thay vì order hàng online thì một cách để hạn chế việc mua sắm quá tay chính là…mang ít tiền thôi.

Trước khi đi mua đồ, bạn hãy dự trù số tiền mình sẽ tiêu cho lần mua sắm này và mang dư khoảng 100-200 ngàn đề phòng. Việc không mang quá nhiều tiền mặt sẽ giúp hạn chế đáng kể việc mua sắm ngẫu hứng của bạn.

Cách tiết kiệm tiền
Hết tiền thì bạn sẽ phải dừng mua sắm thôi. (Ảnh: Internet)

6. Chọn bạn cùng đi mua sắm

Khi bản thân bạn không tin tưởng vào khả năng kiềm chế của mình, hãy rủ một người bạn có kinh nghiệm để tư vấn cho bạn món đồ phù hợp, mức giá hợp lý để tránh bị mua đắt, mua đồ kém chất lượng. Quan trọng hơn, người bạn này có thể “kìm hãm” bạn trước sức cám dỗ mãnh liệt của những món đồ xinh đẹp tại cửa hàng, giúp bạn mua sắm thông minh và tiết kiệm hơn.

cách tiết kiệm tiền
Rủ người bạn biết chi tiêu, giỏi quản lý tiền đi mua sắm cùng sẽ là phương án “an toàn” cho ví tiền của bạn. (Ảnh: Internet)

Trên đây là một số những mẹo tiết kiệm tiền mua sắm dành cho những cô nàng shoppingholic, mong rằng sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. Bên cạnh đó còn rất nhiều thông tin mua sắm thú vị bạn có thể tham khảo như:

Nếu muốn biết thêm những mẹo mua sắm hiệu quả, những địa chỉ mua sắm uy tín thì bạn hãy nhấn theo dõi BlogAnChoi ngay nhé!

Xem thêm

Gợi ý 8 món quà tặng bé trai và bé gái nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6

Ngày Quốc tế thiếu nhi là dịp để trẻ em nhận được những món quà quý giá từ người thân thương, yêu quý trong gia đình của mình. Thế nhưng, chắc hẳn việc lựa chọn quà cho bé đang làm các bậc phụ huynh "đau đầu", vì thế hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu những ý tưởng quà độc đáo ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận