Nếu ai yêu thích nhạc Trung Quốc thì chắc chắn không thể nào không biết đến thể loại nhạc cổ phong. Đó là những bài hát với ca từ cổ xưa được phối với các loại nhạc cụ truyền thống. Những giai điệu trầm lắng, những nốt nhạc lãng mạn và những lời ca sâu sắc đưa người nghe vào một hành trình thời gian của những thế kỷ khác nhau. Tuy nhiên, ít ai biết được ý nghĩa hay câu chuyện đằng sau nó. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu qua những bài nhạc cổ trang Trung Quốc sau nhé.

1. Xích Linh (赤伶) – 2018

Bài hát Xích Linh
Bài hát Xích Linh (Ảnh: Internet)

Vào năm Trung Hoa Dân Quốc thứ hai mươi sáu, vào đêm ngày 7 tháng 7, khi tiếng súng của quân Nhật vang lên, cả nước rơi vào cảnh khốn cùng. Lúc này, huyện An Nguyên, nơi chưa bị ảnh hưởng bởi chiến tranh nên vẫn yên bình, sân khấu vẫn hát. Niềm vui nỗi buồn của “Đào hoa phiến”, người hát rồi lại đến ta, chỉ là không biết khúc hí cất lên là bi hoan hay li hợp.

Bùi Yến Chi là một đào kép của nhà hát, đang ở trên đài, dịu dàng uyển chuyển, giữa tiếng vỗ tay khách nhân, xướng một khúc buồn vui li hợp.

Chẳng bao lâu, chiến sự đã lan rộng tới đây, quân Nhật bao vây thị trấn và đến nhà hát yêu cầu biểu diễn để an ủi tinh thần binh lính Nhật. Họ chỉ đích danh Bùi Yến Chi, nếu nàng dám từ chối, họ sẽ đốt cháy toàn bộ nhà hát và thậm chí cả thị trấn, không ai có thể thoát khỏi cái chết.

Bùi Yến Chi mỉm cười, không từ chối, quay người ngồi trước bàn trang điểm. Trời đã về đêm, thị trấn nhỏ tĩnh lặng, phản chiếu ánh đèn rực rỡ trong rạp hát, người Nhật đang ngồi dưới sân khấu, uống rượu, ăn thịt, trò chuyện và cười đùa. Tiếng chiêng và tiếng trống vang lên, màn mở ra và buổi diễn bắt đầu.

Trên đài diễn một khúc tình yêu không biết bắt đầu từ đâu, nhưng lại càng ngày càng sâu đậm. Dưới đài là sài lang hổ báo, ác quỷ kinh người. Khi tiếng trống dồn dập và tiếng hát ngày càng phẫn nộ và cao trào, những binh lính dưới khán đài ngày càng say khướt. Lúc này, Bùi Yến Chi trên sân khấu hét lớn “Châm lửa!”.

Đến khi địch nhận ra lửa đã lan rộng, chúng định bỏ chạy nhưng phát hiện cửa đã bị chặn, toàn bộ rạp hát đều chìm trong biển lửa.

Vở kịch trên sân khấu vẫn đang hát, hỉ nộ ái ố đều giấu sau lớp phấn son.

“Thân phận thấp hèn này nào dám quên nỗi nước nhà, đều nói con hát vô tình, nào biết con hát cũng có tâm.”

2. Từ Cửu Môn Hồi Ức (辞九门回忆) – 2019

Bài hát Từ Cửu Môn Hồi Ức
Bài hát Từ Cửu Môn Hồi Ức (Ảnh: Internet)

Bài hát này được lấy cảm hứng từ tuyển tập truyện ngắn Lão Cửu Môn, chương về Nhị Nguyệt Hồng. Hai năm sau ngày vợ hắn qua đời, hắn ở trong một nơi đầy tiếng cười nhưng trong lòng vẫn chỉ muốn ăn món mì quen thuộc. Nếu đã quá muộn, bao năm trôi qua, bằng hữu dần tản mác, những nỗi buồn đó dường như không còn rải rác trong các góc phòng mà ngay cả hơi thở cũng mang theo.

Ái tình đã qua, lẽ phải đã qua, thù hận quốc gia cũng qua, tất đều được lồng ghép vào vở kịch, không tiếc nuối, không oán hận.

Quán trà vắng tanh, kẻ hát chuyện trò, khách nhân qua lại, liệu có còn nghe lại được tiếng hí năm xưa.

3. Đại Thiên Bồng (大天篷) – 2020

Bài hát Đại Thiên Bồng
Bài hát Đại Thiên Bồng (Ảnh: Internet)

Ngộ Không: “Đồ ngốc, yêu quái dọc đường nhìn ngươi chỉ đều là trêu chọc, làm sao có chuyện thật lòng với ngươi.”

Bát Giới nhặt cây Bồ Cào lên cầm trong tay và nói: “Huynh làm sao mà biết được, ta cũng chỉ đùa với họ, trên thế gian này làm gì có ai đẹp bằng nàng ấy.”

Thế gian chỉ biết Thiên Bồng nguyên soái Trư Bát Giới tham tiền, tham tình và sợ chết. Nhưng có ai biết rằng hắn đã từng có một đoạn tình cảm đẹp biết bao, si tình vì một phàm nhân mà không màng sinh tử. Và cũng chỉ hắn mới dám lưu lại “tình ý – yêu hận” trên con đường tu hành.

4. Tham Song (探窗) – 2021

Bài hát Tham Song
Bài hát Tham Song (Ảnh: Internet)

Nàng và hắn là thanh mai trúc mã, lớn lên đã cùng nhau thề non hẹn biển. Sau đó, chàng trai đến Bắc Kinh thi cử, còn cô gái đợi ở quê nhà. Nhiều năm trôi qua mà chàng trai vẫn không trở về nên người cô gái quyết định đi tìm. Nhưng thời xa xưa, phụ nữ địa vị thấp kém, họ chỉ có thể tham gia các đoàn kịch đến Bắc Kinh để kiếm tiền bằng cách biểu diễn, cô gái đi với hy vọng tìm được chàng trai.

Năm đó hắn thi cử đỗ đạt, được đề tên bảng vàng, lại được ban hôn cùng với con gái của đại quan trong triều. Vào ngày đại hỉ của mình, hắn mời một đoàn kịch đến hát để chúc mừng, tình cờ đó lại là đoàn kịch của nàng, nàng chứng kiến ​​người mình yêu kết hôn với người khác, cảm thấy vô cùng khó chịu, đau lòng tột độ. Điểm trang son phấn, y phục lộng lẫy, nàng bước lên đài, diễn một khúc hát. Quả nhiên, hắn còn đang đắm chìm trong niềm vui tân hôn, làm sao có tâm tư mà để ý đến người đang cất giọng là cố nhân phương nào.

5. Trường An Cô Nương (长安姑娘) – 2020

Bài hát Trường An Cô Nương
Bài hát Trường An Cô Nương (Ảnh: Internet)

“Mây đen mờ mịt, gió Bắc thổi cỏ cây.

Trường An cô nương lòng đang vương vấn người viễn chinh.

Trống trận cất, ngựa binh tiếng vang khắp thành.

Đợi quân về, trọn kiếp bên nhau.”

6. Ta Tên Trường An, Chàng Tên Cố Lý (我叫长安, 你叫故里) – 2021

Bài hát Ta Tên Trường An Chàng Tên Cố Lý
Bài hát Ta Tên Trường An Chàng Tên Cố Lý (Ảnh: Internet)

Ta tên Trường An, chàng là Cố Lý.

“Trường An quy Cố Lý, Cố Lý hữu Trường An”, tạm dịch là “Trường An thuộc về Cố Lý, Cố Lý có Trường An”. Đó là một câu tỏ tình, có ý là “trong anh có em, trong em có anh”.

“Sau này nàng tên Trường An, ta tên Cố Lý, bởi vì Trường An thuộc về Cố Lý, Cố Lý có Trường An.”

Nhưng cuối cùng…

Trường An không thuộc về Cố Lý, Cố Lý cũng chẳng còn Trường An.

Bạn có thể xem các bài viết có liên quan tại đây:

Xem thêm

BBPK - Mối quan hệ safezone từ trong phim đến ngoài đời thực mà hủ không thể không biết.

Một mối quan hệ không công khai nhưng cũng không dấu diếm là một trong những điều mà nhiều người cho rằng là khá bất tiện. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì đó là một điều khiến họ hạnh phúc. Điển hình là đôi bạn với mối quan hệ safezone nối tiếng của Thái Lan. Khi hai thiếu ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận