Sau khi Elon Musk hoàn tất việc mua lại Twitter vào tháng 10/2022, công ty đã đưa ra một loạt cải cách gây tranh cãi, trong đó bao gồm việc cắt giảm nhân sự. Và trong 6 tháng qua, Elon Musk cũng đã thực hiện các điều chỉnh về giao diện và cách tương tác của Twitter đối với trải nghiệm người dùng.

Khi Elon Musk bày tỏ ý định thâu tóm Twitter, ông đã tuyên bố rằng ông muốn biến Twitter thành một ứng dụng toàn diện mà mọi người có thể sử dụng để thanh toán, xem tin tức và đặt hàng thực phẩm. “Mua lại Twitter là để tăng tốc trong việc tạo ra X, một ứng dụng toàn năng” là điều Musk đã tuyên bố trong một tweet vào tháng 10/2022, vài tuần trước khi hoàn tất thương vụ mua lại mạng xã hội trị giá 44 tỷ USD. Sau đó ông cho biết Twitter có thể giống như WeChat, ứng dụng phổ biến của Trung Quốc kết hợp các dịch vụ mạng xã hội, nhắn tin nhanh và thanh toán. Nhưng gần 6 tháng sau khi Musk tiếp quản Twitter, tham vọng của ông đối với nền tảng này chủ yếu vẫn là… tham vọng.

Gần 6 tháng sau khi Musk tiếp quản Twitter, tham vọng của ông đối với nền tảng này chủ yếu vẫn là… tham vọng (Ảnh: Internet)
Gần 6 tháng sau khi Musk tiếp quản Twitter, tham vọng của ông đối với nền tảng này chủ yếu vẫn là… tham vọng (Ảnh: Internet)

Nhiều thay đổi trong chính sách và phản ứng của người dùng

Khi tỷ phú Elon Musk bắt đầu đề cập đến việc mua lại Twitter vào đầu năm 2022, nhiều người đã chú ý đến những thay đổi có thể xảy ra trên nền tảng mạng xã hội này. Ông công khai bày tỏ quan ngại về cam kết của Twitter đối với tự do ngôn luận và liệu chính sách kiểm duyệt nội dung của Twitter có đang làm suy yếu chế độ dân chủ hay không. Theo thông tin đồn đoán, Elon Musk dự định thực hiện những thay đổi lớn trong cách Twitter đối phó với các tài khoản spambot (một tài khoản được tạo ra bởi một chương trình hoặc phần mềm tự động, nhằm tự động gửi các bài đăng hoặc tin nhắn không mong muốn), đưa ra chính sách kiểm duyệt nội dung linh hoạt hơn, cải tiến dịch vụ cung cấp và cắt giảm chi phí. Ông cũng cho biết ý định biến Twitter trở thành một “ứng dụng đa năng” như WeChat.

Ban đầu, Elon Musk cố gắng có mặt trong Hội đồng Quản trị của Twitter bằng cách mua cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, Hội đồng đã thiết lập một chính sách để ngăn chặn Musk có đủ số lượng cổ phiếu cần thiết. Sau đó, vào ngày 14/04/2022, Elon Musk đã đưa ra đề nghị mua lại Twitter với giá 43 tỷ USD. Quá trình này đã trải qua nhiều trở ngại kinh doanh và pháp lý. Cuối cùng, vào 27/10/2022, Elon Musk hoàn tất việc mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD. Ngay lập tức, ông đã sa thải 3 nhân viên cấp cao nhất của Twitter. Khoảng một tuần sau đó, ông bắt đầu sa thải khoảng một nửa số nhân viên của Twitter (khoảng 7.500 người).

Elon Musk cố gắng có mặt trong Hội đồng Quản trị của Twitter bằng cách mua cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, Hội đồng đã thiết lập một chính sách để ngăn chặn Musk có đủ số lượng cổ phiếu cần thiết (Ảnh: Internet)
Elon Musk cố gắng có mặt trong Hội đồng Quản trị của Twitter bằng cách mua cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, Hội đồng đã thiết lập một chính sách để ngăn chặn Musk có đủ số lượng cổ phiếu cần thiết (Ảnh: Internet)

Trong thời gian quản lý của Elon Musk, Twitter cũng đã phải đối mặt với hàng loạt vi phạm an ninh có vấn đề và trục trặc kỹ thuật. Vào tháng 1/2023, hơn 200 triệu địa chỉ email của người dùng Twitter đã bị đánh cắp trong một vụ hack dữ liệu bị cáo buộc do lỗi bảo mật trong hệ thống của Twitter. Vào thời điểm đó, các thông tin đã được tải lên trên một diễn đàn vi phạm để mọi người tải xuống miễn phí. Đáp lại vụ hack, Musk đã nói rằng không có bằng chứng cho thấy những dữ liệu đó có được bằng cách khai thác lỗ hổng của hệ thống Twitter. Điều này không được lòng nhiều người dùng.

Những thay đổi về giao diện và trải nghiệm người dùng

Mặc dù vị tỷ phú đã thực hiện hàng tá chỉnh sửa đối với Twitter, nhưng chúng phần lớn liên quan đến giao diện bên ngoài. Jane Manchun Wong, một kỹ sư phần mềm độc lập nghiên cứu các ứng dụng xã hội, cho biết những thay đổi của Elon Musk hầu hết ảnh hưởng đến diện mạo của nền tảng. Những cập nhật đó bao gồm thêm nhiều biểu tượng và số liệu được hiển thị cùng với các tweet, nhưng các yếu tố chính vốn làm nên thương hiệu của Twitter thì vẫn chưa được cải tiến.

Tuy nhiên, trải nghiệm của người dùng trên nền tảng này đang thay đổi. Đó là bởi vì các loại tweet mà người dùng nhìn thấy đang bị ảnh hưởng bởi những điều chỉnh của Musk. Ông đã sửa đổi thuật toán quyết định bài đăng nào hiển thị nhiều nhất, loại bỏ các quy tắc kiểm duyệt nội dung về việc cấm một số loại tweet nhất định và thay đổi quy trình xác minh để xác nhận danh tính của người dùng.

Các loại tweet mà người dùng nhìn thấy đang bị ảnh hưởng bởi những điều chỉnh của Musk (Ảnh: Internet)
Các loại tweet mà người dùng nhìn thấy đang bị ảnh hưởng bởi những điều chỉnh của Musk (Ảnh: Internet)

Nhìn từ bên ngoài, Twitter trông có vẻ không có gì thay đổi, nhưng nền tảng này đã trở nên phức tạp và khó đoán hơn về cách mà các tweet được hiển thị và nhìn thấy. Trong một số trường hợp, sự điều chỉnh này đã gây ra sự nhầm lẫn. Ngay cả nhân viên của Twitter cũng bày tỏ sự thất vọng.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Meta đã rút ra bài học gì từ việc đầu tư thua lỗ hàng tỷ USD cho Metaverse?

Năm 2022 được coi là năm của Metaverse khi hàng loạt thương hiệu đã dành thời gian và số tiền khổng lồ vào thế giới ảo. Trước sự ra đời của những công nghệ mới nổi như ChatGPT, Midjourney, DALL-E,… liệu Metaverse có thể trở lại vào năm 2023? Bài học nào dành cho những thương hiệu đã thua ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận