Các tổ chức khảo sát, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trong và ngoài nước đều cho biết người tiêu dùng Việt thay đổi thói quen mua hàng, khó tính hơn và thông minh hơn trong các quyết định. Những điều này đang mang lại nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội mới cho doanh nghiệp. Đáng kể nhất, các yếu tố bên ngoài sẽ góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng của ngành FnB nửa cuối năm 2023.

Mức tiêu dùng giảm – chiến lược nào mới là vua?

Mức chi tiêu trung bình của khách hàng giảm sút, điều này không nằm ngoài những dự đoán của các chuyên gia. Song nhu cầu của người tiêu dùng vẫn còn đó. Thay vì thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm có mức giá tốt hơn, theo đó những chương trình ưu đãi giúp người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm yêu thích nhưng với mức giá tốt hơn thực sự đã hút khách trong suốt thời gian qua.

Mức chi tiêu trung bình của khách hàng giảm sút, điều này không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia (Ảnh: Internet)
Mức chi tiêu trung bình của khách hàng giảm sút, điều này không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia (Ảnh: Internet)

Tư vấn cho nhiều doanh nghiệp FnB, ông Dũng Bùi – General Manager ACCESSTRADE Việt Nam chia sẻ, để có mức giá phải chăng doanh nghiệp chọn giảm giá trực tiếp trên sản phẩm cũ, hay định giá thấp sản phẩm mới là một chiến lược không tốt, nhất là đối với các doanh nghiệp lớn. Thay vào đó là các chương trình ưu đãi, mua combo giá tốt, tặng kèm, đồng giá… với thông điệp đơn giản, được truyền thông đa kênh mới là chân ái.

Cùng nhận định, đại diện iPOS.vn cho biết, các chương trình chiết khấu, ưu đãi vẫn dành được nhiều sự quan tâm nhất của người tiêu dùng. Theo khảo sát của iPOS.vn, hai hình thức ưu đãi yêu thích nhất của người tiêu dùng giảm x% và mua x tặng y với tỷ lệ lần lượt là 70,1% và 52,3%. Theo sau là hình thức đồng giá với mức tỷ lệ là 37,1%. Bên cạnh đó, ông Đỗ Duy Thanh – Giám đốc FnB Director cũng đề xuất áp dụng chương trình dùng thử đối với một số sản phẩm mới ra mắt.

Giám đốc FnB Director cũng đề xuất áp dụng chương trình dùng thử đối với một số sản phẩm mới ra mắt (Ảnh: Internet)
Giám đốc FnB Director cũng đề xuất áp dụng chương trình dùng thử đối với một số sản phẩm mới ra mắt (Ảnh: Internet)

Tuy thế, trên thực tế mức tiêu dùng giảm đã tạo nên ảnh hưởng tiêu cực trên diện rộng. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đến nay vẫn còn trong “hội chứng hậu Covid” – dẫu sống sót nhưng mệt mỏi, suy yếu. Thêm vào đó, tác động của lãi suất cao và chi phí gia tăng càng khiến các doanh nghiệp này “lung lay” dữ dội. Các doanh nghiệp nhỏ tìm cách cắt giảm và tối ưu chi phí hoạt động từ các giải pháp số. Ngược lại, các doanh nghiệp F&B lớn có động thái trái ngược.

Doanh nghiệp lớn giàu tiềm lực tranh thủ mở rộng quy mô

Thị trường nửa đầu năm 2023 ghi nhận: trong khi nhiều đơn vị trả mặt bằng, rời bỏ thị trường hoặc giảm quy mô kinh doanh thì một số thương hiệu lớn giàu tiềm lực tranh thủ chọn những mặt bằng đẹp với mức giá phải chăng hoặc đẩy mạnh M&A, chiếm lĩnh thị phần.

Đơn cử theo thông cáo chính thức, VinaCapital vừa thu xếp thành công thương vụ mua lại Nova FnB của một đối tác Singapore. Theo đó, đơn vị này sẽ ký kết vận hành với IN Hospitality và đổi tên thành IN Dining. Katinat Saigon Cafe mới đây vừa mở cửa hàng thứ hai tại Hà Nội, trên con phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là cửa hàng thứ hai của Katinat tại Hà Nội. Theo ghi nhận, cả 2 chi nhánh của thương hiệu này (với 1 cửa hàng trên phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm) luôn ở tình trạng quá tải khi mua tại quán và trên các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến. Mixue thành công rực rỡ với mô hình nhượng quyền hàng nghìn cửa hàng trên cả nước.

VinaCapital vừa thu xếp thành công thương vụ mua lại Nova FnB của một đối tác Singapore. Theo đó, đơn vị này sẽ ký kết vận hành với IN Hospitality và đổi tên thành IN Dining (Ảnh: Internet)
VinaCapital vừa thu xếp thành công thương vụ mua lại Nova FnB của một đối tác Singapore. Theo đó, đơn vị này sẽ ký kết vận hành với IN Hospitality và đổi tên thành IN Dining (Ảnh: Internet)

Sự cạnh tranh trong nhóm doanh nghiệp lớn khốc liệt hơn, đòi hỏi doanh nghiệp đi nhanh và đúng. Đại diện một doanh nghiệp F&B lớn tại TPHCM cho hay, việc mở rộng chuỗi nên được thực hiện song song với phủ đa kênh online. Điều này có thể khiến doanh nghiệp “đuối sức” vì phải đầu tư tài lực và cập nhật kiến thức đa kênh cho đội ngũ in-house. Nhiều doanh nghiệp tìm đến các giải pháp đơn bên ngoài về Marketing, quản lý vận hành.

Khi có cùng phân khúc khách hàng, doanh nghiệp muốn giữ vững vị thế cần làm tốt trải nghiệm người dùng, tốc độ và độ phủ tối ưu, lẫn sự khác biệt,… để đón cơ hội tăng trưởng vượt bậc của thị trường, nhất là sự tác động mạnh mẽ của mảng du lịch cuối năm nay.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Tham vọng siêu nền tảng có thể khiến giá trị thương hiệu của các “ông lớn” công nghệ sụt giảm hàng tỷ USD

Việc thay đổi thương hiệu của ông chủ Twitter đã vấp phải nhiều chỉ trích khi đã góp phần "xoá bỏ" mọi nỗ lực xây dựng thương hiệu mạng xã hội của Twitter suốt 17 năm qua. Nhiều chuyên gia còn liên tưởng hành động này của Elon Musk với thất bại của Mark Zuckerberg vào năm 2021 khi ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận