Chắc hẳn ai cũng từng trải qua cảm giác tê, ngứa ran hoặc châm chích nhẹ ở tay và chân. Cảm giác này dù thường được xem là vấn đề nhỏ nhưng đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng. Hôm nay, cùng khám phá một số nguyên nhân phổ biến có thể khiến bạn bị tê, ngứa tay chân nhé!

1. Tư thế không phù hợp

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn bị tê, ngứa tay chân là do tư thế không đúng hoặc giữ yên một tư thế trong thời gian quá lâu. Việc nằm sấp trên cánh tay hoặc bàn tay có thể chèn ép các dây thần kinh và hạn chế lưu lượng máu, gây tê và ngứa ran tạm thời. Ngoài ra, việc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài cũng có thể khiến lưu thông máu kém, gây tê, châm chích. Thay đổi tư thế thường xuyên là cách giải quyết vấn đề này nhanh chóng và hiệu quả.

Tư thế không phù hợp
Một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn bị tê, ngứa tay chân là do tư thế không đúng hoặc giữ yên một tư thế trong thời gian quá lâu (Ảnh: Internet)

2. Chuyển động lặp đi lặp lại

Sử dụng tay hoặc chân để thực hiện các công việc lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đánh máy hoặc sử dụng các công cụ, có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh, góp phần gây ra cảm giác ngứa ran, tê bì tay chân. Hội chứng ống cổ tay, tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay, là một ví dụ phổ biến về vấn đề này.

Chuyển động lặp đi lặp lại
Sử dụng tay hoặc chân để thực hiện các công việc lặp đi lặp lại, có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh, góp phần gây ra cảm giác ngứa ran, tê bì tay chân (Ảnh: Internet)

3. Tuần hoàn kém

Tuần hoàn máu kém có thể gây tê và ngứa ran ở nhiều bộ phận trên cơ thể đặc biệt là ở các chi. Nguyên nhân là do tuần hoàn máu kém dẫn đến giảm lưu lượng máu lên não, gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Các tình trạng như hiện tượng Raynaud, gây hẹp mạch máu, có thể dẫn đến ngứa ran ở tay, đặc biệt là trong môi trường lạnh. Các vấn đề về tuần hoàn khác, chẳng hạn như tích tụ mảng bám trong động mạch, cũng có thể hạn chế lưu lượng máu, dẫn đến các triệu chứng tương tự.

Tuần hoàn kém
Tuần hoàn máu kém có thể gây tê và ngứa ran ở nhiều bộ phận trên cơ thể đặc biệt là ở các chi (Ảnh: Internet)

4. Thiếu vitamin

Một số loại vitamin như vitamin B1, vitamin B6, vitamin B9, vitamin B12, vitamin E,… có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thần kinh. Sự thiếu hụt các loại vitamin này có thể dẫn đến tê, ngứa tay chân cùng với các triệu chứng khác như yếu cơ và mệt mỏi. Tình trạng này thường phổ biến ở những người có chế độ ăn kiêng, chẳng hạn như người ăn chay hoặc những người có vấn đề về hấp thụ như bệnh Crohn.

Thiếu vitamin
Thiếu vitamin có thể dẫn đến tê hoặc ngứa ran ở tay và chân (Ảnh: Internet)

5. Mất cân bằng điện giải

Mất cân bằng điện giải cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ngứa hoặc tê bì chân tay. Nguyên nhân là do nồng độ canxi, kali hoặc natri trong cơ thể thay đổi bất thường, có thể dẫn đến các triệu chứng liên quan đến thần kinh. Sự mất cân bằng điện giải có thể là do mất nước, ảnh hưởng của thuốc men hoặc các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

Mất cân bằng điện giải
Mất cân bằng điện giải cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ngứa hoặc tê bì chân tay (Ảnh: Internet)

6. Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng, như bệnh zona hoặc bệnh Lyme, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thần kinh, dẫn đến tê, ngứa tay chân và các vùng khác.

bệnh zona hoặc bệnh Lyme
Một số bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thần kinh, dẫn đến tê, ngứa tay chân và các vùng khác (Ảnh: Internet)

7. Bệnh tiểu đường và bệnh thần kinh ngoại biên

Tình trạng nồng độ đường trong máu cao kéo dài ở những người mắc bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến tê, ngứa ran hoặc cảm giác nóng rát ở bàn tay và bàn chân. Tình trạng này, được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường, ảnh hưởng đến khoảng 50% những người mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường
Nồng độ đường trong máu cao kéo dài ở những người mắc bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến tê, ngứa tay chân (Ảnh: Internet)

8. Các vấn đề về cổ hoặc cột sống

Các tình trạng như thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống cổ (cột sống bị hao mòn do tuổi tác) có thể gây áp lực lên các dây thần kinh cột sống, gây ra cảm giác ngứa ran lan đến cánh tay và bàn tay. Điều này có thể kèm theo đau hoặc cứng ở cổ.

Các vấn đề về cổ hoặc cột sống
Các vấn đề về cổ hoặc cột sống có thể gây áp lực lên các dây thần kinh cột sống, gây ra cảm giác ngứa ran hoặc tê (Ảnh: Internet)

9. Rối loạn tự miễn

Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Guillain-Barré có thể gây tổn thương các dây thần kinh và dẫn đến cảm giác tê, ngứa tay chân. Những tình trạng này thường biểu hiện kèm theo các triệu chứng khác như đau khớp hoặc yếu cơ.

Rối loạn tự miễn
Rối loạn tự miễn có thể gây tổn thương các dây thần kinh và dẫn đến cảm giác ngứa ran (Ảnh: Internet)

10. Chèn ép thần kinh do u nang hoặc khối u

Các khối u không phải ung thư, chẳng hạn như u nang hạch, có thể đè lên các dây thần kinh ở tay, gây tê hoặc ngứa ran. Các u nang này cũng có thể dẫn đến đau khớp hoặc hạn chế vận động

u nang hoặc khối u
Các khối u có thể đè lên các dây thần kinh ở tay, chân và gây tê hoặc ngứa ran (Ảnh: Internet)

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

9 lưu ý để bảo vệ sức khoẻ bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu tiên của thai kỳ là khoảng thời gian khó khăn đối với bất kỳ bà mẹ nào. Các mẹ hãy ghi nhớ 9 lưu ý sau đây của BlogAnChoi để bảo vệ sức khoẻ bà bầu 3 tháng đầu thật tốt nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận