Điện thoại và máy tính của bạn bị hết bộ nhớ? Cách tốt nhất để lưu dữ liệu và chia sẻ file là sử dụng các nền tảng đám mây. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây trên mạng khiến bạn không biết nên chọn nền tảng nào tốt nhất cho nhu cầu của mình. Dưới đây là 7 dịch vụ lưu trữ đám mây được nhiều người tin dùng và dánh giá cao, hãy cùng xem nhé!

Google Drive

Google Drive là một trong những giải pháp lưu trữ đám mây tốt nhất trên thị trường hiện nay, cung cấp gói sử dụng miễn phí hào phóng với dung lượng lưu trữ 15 GB – mặc dù dung lượng này được chia cho nhiều dịch vụ khác của Google như Gmail và Photos.

Các thư mục và file được lưu trong Google Drive (Ảnh: Internet)
Các thư mục và file được lưu trong Google Drive (Ảnh: Internet)

Bên cạnh bộ nhớ miễn phí, Google Drive còn có nhiều tính năng phong phú bao gồm tìm kiếm, sắp xếp, chia sẻ và cộng tác làm việc. Mặc dù Google Drive được liên kết với Gmail nhưng bạn có thể chia sẻ file Google Drive với các tài khoản không phải Gmail.

Nếu dung lượng lưu trữ 15GB là quá ít so với nhu cầu của bạn thì có thể nâng cấp thông qua dịch vụ Google One – đăng ký trọn gói cho các dịch vụ của Google. Dịch vụ này cho phép người dùng có thể mua tối đa dung lượng bộ nhớ 2TB trên đám mây với giá rẻ. Kể cả khi đăng ký trả phí thì Google Drive vẫn là một trong những dịch vụ lưu trữ đám mây rẻ nhất trên thị trường hiện nay.

Microsoft OneDrive

Microsoft OneDrive cũng là một nền tảng lưu trữ đám mây đáng tin cậy để sao lưu và chia sẻ file của bạn qua Internet. Đây là lựa chọn tốt nhất nếu bạn đã quen sử dụng các sản phẩm trong hệ sinh thái Microsoft.

Lưu trữ file trên Microsoft OneDrive (Ảnh: Internet)
Lưu trữ file trên Microsoft OneDrive (Ảnh: Internet)

Các tính năng chia sẻ file trong OneDrive rất tuyệt vời, cho phép kiểm soát chi tiết để chia sẻ dữ liệu với mọi người thông qua link công khai hoặc chỉ chia sẻ với một số người cụ thể bằng cách nhập email của họ. Bạn cũng có thể chọn cấp quyền cho mọi người có thể chỉnh sửa hay chỉ được xem các file đó.

Để tải OneDrive, bạn cần có tài khoản Microsoft 365, tài khoản này cung cấp 5GB lưu trữ đám mây và 15GB dung lượng lưu trữ hộp thư. Bạn cũng có quyền truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ của Microsoft với phiên bản cơ bản. Dung lượng 5GB không phải là nhiều so với nhu cầu lưu trữ dữ liệu của hầu hết mọi người, vì vậy Microsoft cũng có các gói trả phí với dung lượng nhiều hơn.

Bạn có thể chọn gói Microsoft 365 Basic (100GB dung lượng lưu trữ đám mây) với giá 1,99 USD/tháng hoặc 69,99 USD/năm, và gói Microsoft 365 Personal (dung lượng 1TB) với giá 6,99 USD/tháng hoặc 19,99 USD/năm. Gói Personal cũng cung cấp cho bạn các ưu đãi bổ sung như quyền truy cập phiên bản cao cấp của các ứng dụng và dịch vụ Microsoft như Teams, PowerPoint, Word, Excel và Defender. Nếu gia đình bạn có nhiều người sử dụng thì có thể tiết kiệm chi phí bằng cách đăng ký gói Microsoft 365 Family.

iCloud

Mặc dù Apple thường cung cấp các dịch vụ dành riêng cho hệ sinh thái của hãng nhưng bạn có thể sử dụng iCloud Drive mà không cần sở hữu thiết bị Apple. Nếu bạn đã có thiết bị Apple thì iCloud là nền tảng sao lưu lý tưởng nhất vì nó được tích hợp sẵn trong thiết bị. Ví dụ đối với iPhone, bạn có thể sao lưu gần như tất cả mọi dữ liệu từ hình ảnh đến video, ghi chú, tin nhắn, hộp thư, dữ liệu của một số ứng dụng nhất định, và thậm chí sao lưu hệ thống.

Menu lưu trữ iCloud trên máy Mac của Apple (Ảnh: Internet)
Menu lưu trữ iCloud trên máy Mac của Apple (Ảnh: Internet)

iCloud cung cấp 5GB dung lượng miễn phí, nhưng giống như các dịch vụ lưu trữ đám mây khác, bạn cũng có thể trả phí nếu cần thêm dung lượng thông qua dịch vụ đăng ký iCloud+ của Apple, có nhiều gói dung lượng khác nhau để lựa chọn gồm 50GB (0,99 USD/tháng), 200GB (2,99 USD/tháng), 2TB (9,99 USD/tháng), 6TB (29,99 USD/tháng) và 12TB (59,99 USD/tháng).

pCloud

Khác với các nền tảng nêu trên, pCloud không phải là dịch vụ của một công ty lớn nổi tiếng, nhưng đây cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc vì có nhiều tính năng bổ sung hữu ích. Ví dụ: pCloud là nền tảng lưu trữ đám mây duy nhất trong bài này cung cấp gói đăng ký trọn đời và tùy chọn dung lượng 500GB. pCloud cung cấp dung lượng lưu trữ phù hợp cho nhu cầu của bạn, với các mức khác nhau lên tới 2TB và tùy chọn đăng ký trọn đời có dung lượng 10TB.

Nền tảng lưu trữ đám mây pCloud (Ảnh: Internet)
Nền tảng lưu trữ đám mây pCloud (Ảnh: Internet)

Nền tảng này có tính năng chia sẻ file linh hoạt và cho phép bạn bảo vệ file bằng mật khẩu. Bạn cũng có thể đặt ngày hết hạn cho link chia sẻ file, khiến các file không thể truy cập được sau thời gian đó. Một điều cần lưu ý là pCloud giới hạn lưu lượng truy cập của link chia sẻ file. Nếu đăng ký gói 500GB, bạn chỉ nhận được 500GB lưu lượng truy cập cho link chia sẻ file ở dạng công khai, các gói cao hơn cũng có giới hạn lưu lượng truy cập tương đương với dung lượng lưu trữ.

Dropbox

Dropbox đã xuất hiện trên thị trường được một thời gian và liên tục nằm trong danh sách các dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất. Là một nền tảng lưu trữ đám mây chuyên dụng, Dropbox có nhiều tính năng giúp mọi người dễ dàng sử dụng nó như một cửa hàng tổng hợp để sao lưu và chia sẻ file.

Màn hình chính của nền tảng lưu trữ Dropbox (Ảnh: Internet)
Màn hình chính của nền tảng lưu trữ Dropbox (Ảnh: Internet)

Dropbox cung cấp 2GB dung lượng lưu trữ miễn phí, nhưng bạn có thể chọn gói trả phí nếu cần thêm dung lượng với các gói 2TB hoặc 3TB. Tuy nhiên mức giá 11,99 USD/tháng cho 2TB và 19,99 USD/tháng cho 3TB khiến Dropbox không phải là dịch vụ lưu trữ đám mây giá rẻ. Tuy nhiên bạn sẽ nhận được các ưu đãi bổ sung khác có thể hữu ích cho nhu cầu làm việc như hỗ trợ chỉnh sửa file PDF, chú thích file PDF, chỉnh sửa hình ảnh, bảo vệ file, quản lý mật khẩu và phân tích chuyển giao, v.v.

Sync

Sync có chức năng như một nền tảng lưu trữ và cộng tác, trong đó dịch vụ lưu trữ đám mây của nó hoạt động hoàn hảo và ngang bằng với các nền tảng khác, cung cấp 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí.

Giao diện quản lý file của Sync (Ảnh: Internet)
Giao diện quản lý file của Sync (Ảnh: Internet)

Bạn có thể đăng ký các gói cao cấp của Sync để có thêm dung lượng, ví dụ người dùng cá nhân có thể chọn dung lượng lưu trữ từ 2TB đến 6TB. Ngoài ra Sync cũng cung cấp các gói đăng ký cho nhóm với dung lượng không giới hạn. Bên cạnh đó còn có các tính năng sao lưu thư mục file tự động giống như các nền tảng đám mây khác.

Việc chia sẻ file qua Sync cũng trở nên dễ dàng nhờ các tính năng chia sẻ file có sẵn trong nền tảng này. Bạn có thể chia sẻ file riêng tư bằng cách sử dụng link hoặc sử dụng các tính năng cộng tác để làm việc theo nhóm nhiều người.

Khác với pCloud, tính năng chia sẻ file của Sync không giới hạn lưu lượng truy cập, vì vậy đây là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn lưu trữ file để phân phối công khai. Nền tảng này cũng có sẵn các cơ chế bảo vệ file khi chia sẻ như bảo vệ bằng mật khẩu, thông báo truy cập và đặt ngày hết hạn.

Mega

Không chỉ là một trong những nền tảng lưu trữ đám mây an toàn nhất, Mega còn được biết đến là một trong những dịch vụ có giá rẻ nhất. Gói miễn phí của nó cung cấp dung lượng hào phóng là 20GB lưu trữ đám mây.

Ứng dụng sao lưu đám mây MEGA (Ảnh: Internet)
Ứng dụng sao lưu đám mây MEGA (Ảnh: Internet)

Nhược điểm duy nhất là nền tảng này có giới hạn lưu lượng truy cập, điều này có thể gây khó khăn nếu bạn muốn chia sẻ file công khai, nhưng giới hạn này có thể phù hợp cho mục đích sử dụng cá nhân riêng tư.

Bên cạnh gói miễn phí có dung lượng thoải mái, Mega có ưu điểm là các gói cao cấp với dung lượng lớn và mức giá phải chăng. Người dùng cá nhân có 3 lựa chọn dung lượng là 2TB, 8TB và 16TB.

Ngoài 3 gói này, Mega còn cung cấp một gói linh hoạt với dung lượng lưu trữ lên tới 10PB, vì vậy bất kể nhu cầu sao lưu dữ liệu của bạn nhiều đến đâu cũng có thể được đáp ứng đầy đủ.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

PlayStation VR2 Lên PC: Trải nghiệm game VR tuyệt vời hơn ngay trên máy tính của bạn!

Mặc dù người tiền nhiệm đã tạo nên cơn sốt trong giai đoạn bùng nổ của VR, PlayStation VR2 dường như đang gặp khó khăn trong việc thu hút sự quan tâm tương tự. Tuy nhiên, với danh hiệu một trong những thiết bị thực tế ảo tiên tiến nhất hiện nay, PSVR2 vẫn sở hữu tiềm năng to ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận