Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi Facebook chính thức đổi tên thành Meta, Metaverse đã trở thành một trong những chủ đề hot nhận được sự quan tâm từ mọi người ở khắp nơi trên thế giới.
Metaverse chính xác là gì? Và nó có ý nghĩa gì đối với trải nghiệm của khách hàng (CX)? Trong bài viết này, hãy cùng BlogAnChoi khám phá các xu hướng Metaverse để doanh nghiệp chuẩn bị cho mình những chiến lược chinh phục khách hàng hiệu quả.
Metaverse: Quá khứ, hiện tại và tương lai
Thuật ngữ “Metaverse” lần đầu tiên được sử dụng trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash của Neal Stephenson năm 1992. Trong cuốn sách, Metaverse được mô tả là vũ trụ được bao trùm bởi kỹ thuật số tại song song với vũ trụ vật chất thực tại mà chúng ta đang sinh sống. Vũ trụ này giống như Internet chúng ta đang biết đến nhưng ở mọi thứ trong đó sẽ tồn tại ở dạng 3D.
Có lẽ bạn sẽ cảm thấy mơ hồ, xa lạ nhưng Metaverse đã không còn là một khái niệm khoa học viễn tưởng hư cấu mà đã, đang và sẽ hiện diện trong cuộc sống của con người. Cho đến hiện tại, chưa có bất cứ một định nghĩa chính xác nào để mô tả về khái niệm này nhưng có thể hiểu đơn giản, Metaverse là một “vũ trụ kỹ thuật số” kết hợp các khía cạnh của truyền thông xã hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), internet, tiền điện tử,… Người dùng thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số, người dùng có thể đắm mình trong không gian, trong thế giới ảo sinh động do Metaverse tạo ra. Có thể nói, Metaverse chắc chắn có nhiều tiềm năng trở thành bản sao của Internet nhưng ở mức cao hơn bởi nó kết hợp cuộc sống kỹ thuật số và cuộc sống thực một cách liền mạch.
Metaverse thay đổi và định hình lại trải nghiệm khách hàng
Nhìn chung, Metaverse có thể vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng có thể thấy nó đã thay đổi bộ mặt kinh doanh và cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng một cách bền vững. Thực vậy, theo Accenture, 70% các giám đốc tài chính (CFO) tin rằng Metaverse sẽ dẫn đến những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp của họ. Vì vậy, chắc chắn trong tương lai gần Metaverse sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc và sẽ càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
Do đó, để giúp doanh nghiệp có những chuẩn bị chiến lược phát triển lâu dài trong tương lai, dưới đây BlogAnChoi sẽ đề cập 3 xu hướng trải nghiệm khách hàng mà Metaverse có thể định lại trải nghiệm khách hàng trong tương lai.
1. Tạo ra mức độ cá nhân hóa sâu sắc hơn trong trải nghiệm khách hàng
Kể từ khi được “thai nghén” và chính thức ra mắt, mức độ ưu tiên của các nhà khoa học đối với Metaverse là cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Thật vậy, nhiều thương hiệu lớn hiện nay đã cung cấp cho khách hàng của mình những trải nghiệm “siêu cá nhân hóa” bằng cách chuyển tất cả các dữ liệu vào thế giới ảo.
Facebook được coi là khởi xướng đi đầu xu hướng này. Năm 2020, nền tảng mạng xã hội nổi tiếng này đã cho phép người dùng tự tạo và mô phỏng chân dung 3D của họ. Vì là sản phẩm thực tế ảo nên trong quá trình sáng tạo, người dùng có thể tự do, thoải mái thử nghiệm với những thứ mà họ chưa dám thay đổi ngoài đời. Ví dụ như đó có thể là một hình xăm, một mái tóc nhuộm xanh đỏ, một bộ râu quai nón,… Chiến lược này giúp người dùng Facebook đã có những trải nghiệm vô cùng độc đáo mà nhiều nền tảng mạng xã hội lúc bấy giờ chưa đáp ứng được.
2. Cải thiện trải nghiệm khách hàng đa kênh
Thực tế, mặc dù nhiều khách hàng thường có một kênh tìm kiếm ưa thích nhưng họ sẽ giao tiếp với doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ hành trình mua sắm của khách hàng có thể bắt đầu trên các nền tảng trực tuyến và tiếp tục tại cửa hàng, qua điện thoại hoặc trong siêu thị… Vì vậy, doanh nghiệp và các chuyên gia CX cần phải chuẩn bị chiến lược để xử lý và tận dụng tốt xu hướng mua sắm này. Và tiếp thị đa kênh chính (Omnichannel) là giải pháp hiệu quả nhất. Phương pháp tiếp cận đa kênh có nghĩa là doanh nghiệp sẽ mang lại trải nghiệm liền mạch, chất lượng như nhau trên nhiều kênh khác nhau trong suốt hành trình của khách hàng.
3. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng
Metaverse không chỉ được ứng dụng với mục đích bán hàng hoặc phục vụ các hoạt động giải trí mà nó còn có thể giúp các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho khách hàng ở những định dạng thú vị. Khách hàng giờ đây sẽ không cần phải xếp hàng tại các cửa hàng vật lý hay chờ nhãn hàng phản hồi tin nhắn trên các cửa hàng ảo. Thay vào đó, người tiêu có thể tự tìm thấy câu trả lời ngay lập tức cho những thắc mắc phổ biến.
Ví dụ, ứng dụng thực tế tăng cường Toyota AR Showroom của Toyota cho phép người dùng hình dung các tính năng chính cũng như các chi tiết kỹ thuật của từng chiếc hơi, từ đó kích thích khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Mua sắm trong thế giới ảo metaverse sẽ như thế nào? Từ đồ ảo cho tới hàng thật
- Meta đã rút ra bài học gì từ việc đầu tư thua lỗ hàng tỷ USD cho Metaverse?
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Hãy để lại một bình luận thật xinh xắn để mình biết bạn đã đọc bài viết này nhé!