Phim cổ trang Hàn Quốc đã thu hút các khán giả Việt Nam từ lâu nhưng lí do tạo nên sự thành công của các bộ phim này không chỉ nằm ở cốt truyện mà còn cả ở trang phục lộng lẫy cùng tạo hình ấn tượng. Dưới đây là 6 bộ phim cổ trang Hàn chất từ nội dung đến hình thức!

1. Hoàng hậu Ki (Empress Ki)

Đây là bộ phim truyền hình dài tập được chiếu từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014 đánh dấu sự trở lại sau gần 3 năm của “Đả nữ màn ảnh Hàn” Ha Ji Won. Bộ phim nói về cuộc đời Hoàng Hậu Ki người Cao Ly từ khi còn là một đứa bé nô lệ chịu cảnh mất gia đình đến khi vượt qua bao âm mưu chốn cung đình và trở thành Hoàng hậu cao quý của Đại Nguyên Quốc. Bộ phim có vài tập bị trùng lịch chiếu Olympic vốn là thế vận hội được hầu hết người dân Hàn Quốc đón xem nhưng xuyên suốt 51 tập phim, rating của bộ phim rất cao. Bên cạnh cốt truyện và dàn diễn viên chất lượng, trang phục của bộ phim cũng là yếu tố rất hút người xem.

Poster với trang phục lộng lẫy của các diễn viên chính trong Hoàng hậu Ki (Nguồn: Internet).
Poster với trang phục lộng lẫy của các diễn viên chính trong Hoàng hậu Ki (Nguồn: Internet).

Do cốt truyện có các yếu tố liên quan đến Trung Quốc nên trang phục trong Hoàng Hậu Ki cũng chịu ảnh hưởng bởi một số nét Trung Hoa. Từ khi còn là một tài nhân đến khi trở thành tiệp dư, quý phi và cuối cùng là hoàng hậu, trang phục của nữ diễn viên vẫn luôn rất tinh tế và được nâng cấp dần lên theo cấp bậc.

Ha Ji Won được tôn lên sự sắc sảo qua trang phục tinh tế và phụ kiện cầu kì (Nguồn: Internet).
Ha Ji Won được tôn lên sự sắc sảo qua trang phục tinh tế và phụ kiện cầu kì (Nguồn: Internet).
Nhan sắc của "Đả nữ màn ảnh Hàn" không gây thất vọng cho khán giả (Nguồn: Internet).
Nhan sắc của “Đả nữ màn ảnh Hàn” không gây thất vọng cho khán giả (Nguồn: Internet).

Bên cạnh đó, dàn diễn viên phụ cùng dàn nam diễn viên cũng được đầu tư rất nhiều về trang phục. Trang phục từ trong cung đình đến trang phục trên chiến trường đều được chăm chút rất tỉ mỉ. Có thể nói đây là một trong những bộ phim được đầu tư toàn diện nhất thời điểm bấy giờ.

Dàn diễn viên phụ cũng được chăm chút rất kĩ càng về trang phục (Nguồn: Internet).
Dàn diễn viên phụ cũng được chăm chút rất kĩ càng về trang phục (Nguồn: Internet).

2. Tình sử Jang Ok Jung (Jang Ok Jung, Living by Love)

Bộ phim do “ngọc nữ” Kim Tae Hee“ngựa điên” Yoo Ah In thủ vai chính. Câu chuyện kể về truyện tình nàng Jang Ok Jung vốn được vua Lee Soon yêu thích và muốn lấy nàng làm vợ. Nhưng bởi vì thân phận không cao quý, Thái hậu muốn Lee Soon lấy cô tiểu thư bên phe cánh nhà ngoại để củng cố địa vị, quyền lực của bà. Trải qua bao biến cố, cuối cùng khi trở thành Hoàng hậu, Ok Jung lại vì tình yêu và sự đa nghi mà mất đi bản chất và đến khi bị phế truất, cô mới tìm lại được bản thân mình.

Phim do "ngọc nữ" Kim Tae Hee và "ngựa điên" Yoo Ah In thủ vai chính dựa trên một câu chuyện lịch sử có thật (Nguồn: Internet).
Phim do “ngọc nữ” Kim Tae Hee và “ngựa điên” Yoo Ah In thủ vai chính dựa trên một câu chuyện lịch sử có thật (Nguồn: Internet).

Tuy đây là một bộ phim bi kịch và diễn xuất của Kim Tae Hee trong bộ phim này không được đánh giá cao nhưng sự đầu tư trong trang phục trong phim này là tuyệt đối. Trong phim, Kim Tae Hee đã mặc hơn 40 bộ Hanbok với tổng giá trị lên đến 100 triệu won và riêng bộ lễ phục lên ngôi Hoàng hậu đã có giá 10 triệu won do được may thủ công và cất liệu vải, trang sức đều là hàng cao cấp.

Từ những bộ đồ "casual"...(Nguồn: Internet).
Từ những bộ đồ “casual”…(Nguồn: Internet).
Hay đến những bộ đồ đơn giản trước khi nhập cung...(Nguồn: Internet).
Hay đến những bộ đồ đơn giản trước khi nhập cung…(Nguồn: Internet).
Cho đến bộ đồ 10 triệu won ngày tấn phong Hoàng hậu đều tỉ mỉ đến từng đường nét (Nguồn: Internet).
Cho đến bộ đồ 10 triệu won ngày tấn phong Hoàng hậu đều tỉ mỉ đến từng đường nét (Nguồn: Internet).

Jang Ok Jung trong phim có thể gọi như một “nhà thiết kế thời trang” phiên bản cổ đại nên từ đầu phim đến cuối phim, các diễn viên luôn được chú ý rất nhiều từ trang phục đến trang sức.

Từ diễn viên chính đến diễn viên phụ đều được tôn lên rất nhiều nhờ phục trang tinh tế (Nguồn: Internet).
Từ diễn viên chính đến diễn viên phụ đều được tôn lên rất nhiều nhờ phục trang tinh tế (Nguồn: Internet).

3. Mặt Trăng ôm Mặt Trời (The Moon embracing the Sun)

Bộ phim gây sốt một trời trên màn ảnh Hàn do dàn diễn viên tên tuổi như: Kim Soo Hyun, Han Ga In, Im Si-wan, Kim Young Ae,…và dàn diễn viên nhí đình đám như: Kim Yoo jung, Kim So Hyun, Yeo Jin Goo,…Bộ phim kể về quá trình lên ngôi của 2 cô bé đều có số mệnh Hoàng hậu và trải qua quá trình đấu tranh với âm ưu của Thái hoàng Thái hậu và phe cánh của bà mà hai nhân vật chính Kim Soo Hyun, Han Ga In mới đến được với nhau.

Nam chính Kim Soo Hyun ngay từ đầu xuất hiện đã diện những bộ trang phục rất "hoàng đế" (Nguồn: Internet).
Nam chính Kim Soo Hyun ngay từ đầu xuất hiện đã diện những bộ trang phục rất “hoàng đế” (Nguồn: Internet).

Điểm tiếc nuối duy nhất là do lịch trình quá dày đặc nên nữ chính Han Ga In không thể giữ được trạng thái tốt nhất và lột tả được hết nội tâm nhân vật. Bên cạnh đó, phục trang của bộ phim là một yếu tố thu hút người xem cực mạnh vì không chỉ về trang phục mà trang sức, phụ kiện các diễn viên cũng rất độc đáo và rất phù hợp với chốn cung đình cao quý.

Tuy không nhiều nhưng những khoảnh khắc Han Ga In xuất hiện trong trang phục hoàng gia đều rất "đắt giá" (Nguồn: Internet).
Tuy không nhiều nhưng những khoảnh khắc Han Ga In xuất hiện trong trang phục hoàng gia đều rất “đắt giá” (Nguồn: Internet).

Diễn viên phụ Kim Min Seo là người đầu tiên trở thành hoàng hậu và cô cũng rất thu hút khán giả bởi thể hiện nét “mẫu nghi thiên hạ” trong sự ẩn nhẫn vì ngay từ đầu, cô không phải người được vua chọn làm hoàng hậu.

Kim Min Seo đã khắc họa thành công vị Hoàng hậu ẩn nhẫn, "đáng thương hơn đáng hận" (Nguồn: Internet).
Kim Min Seo đã khắc họa thành công vị Hoàng hậu ẩn nhẫn, “đáng thương hơn đáng hận” (Nguồn: Internet).

Dàn diễn viên phụ cũng được đầu tư rất nhiều về phục trang để thể hiện được độ cao sang của hoàng cung.

Diễn viên nhí một thời Kim So Hyun thủ vai hoàng hậu đầu tiên thời nhỏ (Nguồn: Internet).
Diễn viên nhí một thời Kim So Hyun thủ vai hoàng hậu đầu tiên thời nhỏ (Nguồn: Internet).

4. Truyền thuyết Jumong (Jumong)

Bộ phim không chỉ nổi tiếng ở Hàn Quốc mà còn tạo tiếng vang lớn ở Việt Nam trong những năm 2005, 2006 khi truyền hình, điện ảnh chưa quá phổ biến. Doanh thu hơn 45 tỷ won và dài đến 81 tập, được trình chiếu ở hơn 13 nước đã khẳng định được độ “viral” của bộ phim này thời điểm đó. Bộ phim kể về hành trình từ một chàng hoàng tử ngây thơ được vua sủng ái đến khi lột xác thành người đàn ông mưu lược, tài trí sau những âm mưu đoạt ngôi. Sau nhiều trận chiến trong nội bộ hoàng gia với các hoàng tử anh em của mình, cùng với sự giúp sức của nhà vợ và các tướng lĩnh đồng phe, Jumong cuối cùng cũng trở thành vị vua kế vị và đưa Cao Ly thành một đất nước “bất khả chiến bại” thời bấy giờ.

Bối cảnh loạn lạc, chiến tranh nên các bộ giáp sắt được đầu tư hơn cả trong Jumong (Nguồn: Internet).
Bối cảnh loạn lạc, chiến tranh nên các bộ giáp sắt được đầu tư hơn cả trong Jumong (Nguồn: Internet).

Bộ phim ban đầu chỉ có 60 tập nhưng sau khi chiếu do sức hút mạnh mẽ, đài MBC đã quyết định tăng lên 81 tập. Một trong những yếu tố khẳng định sự thành công của bộ phim lúc bấy giờ là trang phục vô cùng lộng lẫy từ trong hoàng cung đến bộ giáp trên chiến trường. Trong phim bởi các yếu tố chiến tranh, bộ áo giáp cũng được thiết kế rất kĩ càng để thể hiện được sự khốc liệt của chiến trường lúc bấy giờ.

Trang phục đăng quang của Jumong được thiết kế rất cầu kì (Nguồn: Internet).
Trang phục đăng quang của Jumong được thiết kế rất cầu kì (Nguồn: Internet).
Ngay cả trang phục thường ngày của một vị vua cũng thể hiện được sự quyền lực (Nguồn: Internet).
Ngay cả trang phục thường ngày của một vị vua cũng thể hiện được sự quyền lực (Nguồn: Internet).

5. Nữ hoàng Seondeok (Queen Seondeok)

Bộ phim được phát sóng vào cuối năm 2009 và đã đạt rating cao gần như mỗi tuần trong các tập chiếu (cao nhất là 44.7%). Bộ phim kể về một lời tiên tri “Ngự xuất song sinh, Thánh cốt nam tận”, trong hoàng cung không thể sinh đôi con gái nếu không hoàng hậu Maya sẽ bị xử tử.

Hai công chúa sinh đôi của vương quốc Silla (Nguồn: Internet).
Hai công chúa sinh đôi của vương quốc Silla (Nguồn: Internet).

Để bảo vệ vợ cùng 2 đứa con gái, vua Jinpyeong đã phải mang 1 đứa con gái giao cho Sohwa – một nữ hầu vụng về nhưng trung thành lén ra ngoài cung nuôi dưỡng. Công chúa lớn Cheonmyung sau khi biết truyện đã giúp đỡ em gái mình Deokman (hay nữ hoàng Seondeok sau này) lên ngôi. Trải qua bao trận chiến với phe đối lập Mishii, cùng với sự giúp đỡ của Kim Yu Shin và Bidam, Seondeok cũng đã lên ngôi và trở thành nữ vương đầu tiên của vương quốc Silla.

Bộ đồ hoàng gia cầu kì từ kiểu tóc, trang sức đến trang phục (Nguồn: Internet).
Bộ đồ hoàng gia cầu kì từ kiểu tóc, trang sức đến trang phục (Nguồn: Internet).

Bộ phim đạt được rating cao không chỉ vì cốt truyện và dàn diễn viên xuất sắc mà còn bởi phục trang trong phim từ diễn viên nam đến diễn viên nữ luôn được đầu tư kĩ càng đến từng đường nét.

Từ diễn viên nam với những bộ áo giáp nặng nề đến diễn viên nữ với bộ trang phục cung đình lộng lẫy đều được khắc họa rất chi tiết.

Trang phục lúc chưa lên ngôi của công chúa tuy đơn giản nhưng không kém phần tinh tế (Nguồn: Internet).
Trang phục lúc chưa lên ngôi của công chúa tuy đơn giản nhưng không kém phần tinh tế (Nguồn: Internet).

6. Người tình ánh trăng (Moon Lovers)

Bộ phim được remake từ bộ phim Trung Quốc “Bộ bộ kinh tâm” với sự tham gia của Lee Jun Ki và em gái quốc dân IU. Hae Soo (IU) là một cô gái thời hiện đại. Cô vì cứu một đứa bé mà bị xuyên không về thời cổ đại. Tại đây cô đã gặp gỡ rất nhiều vương tử, công chúa trong hoàng cung và cùng họ chống lại các âm mưu trong hoàng tộc. Tuy cuối cùng, Hae Soo vì bạo bệnh mà chết nhưng con gái cô cùng Lee Jun Ki đã nhận ra nhau sau bao khó khăn, nước mắt.

Poster với phông màu tối, u ám nhưng đã tôn lên được trang phục rất "hoàng gia" (Nguồn: Internet).

Poster với phông màu tối, u ám nhưng đã tôn lên được trang phục rất “hoàng gia” (Nguồn: Internet).Bộ phim này tuy gây tranh cãi do khả năng diễn xuất của IU còn hạn chế tuy nhiên xét về trang phục của dàn diễn viên thì không có gì phải bàn cãi về độ đa dạng và độc đáo.

Tuy diễn xuất gây tranh cãi nhưng cư dân mạng không tiếc lời khen ngợi IU trong những bộ đồ cổ trang (Nguồn: Internet).
Tuy diễn xuất gây tranh cãi nhưng cư dân mạng không tiếc lời khen ngợi IU trong những bộ đồ cổ trang (Nguồn: Internet).

Từ khi còn là một cô gái với suy nghĩ hiện đại đến khi thành nàng dâu chốn cung đình, IU luôn được yêu thích trong các trang phục cổ đại.

Kang Han Na, Baekhyun, Seohyun với poster ấn tượng (Nguồn: Internet).
Kang Han Na, Baekhyun, Seohyun với poster ấn tượng (Nguồn: Internet).

Dàn nam diễn viên cũng được đầu tư rất kĩ lưỡng về phục trang đặc biệt là Lee Jun Ki với chiếc mặt nạ khắc họa sự “lạnh lùng”.

Sự sắc lẹm của Lee Jun Ki đằng sau chiếc mặt nạ độc đáo (Nguồn: Internet).
Sự sắc lẹm của Lee Jun Ki đằng sau chiếc mặt nạ độc đáo (Nguồn: Internet).

Có thể bạn quan tâm:

Trang phục luôn là yếu tố then chốt trong các bộ phim cổ trang. Các bộ phim trên không chỉ gây tiếng vang về mặt nội dung mà còn thu hút với trang phục toàn diện từ diễn viên chính đến diễn viên phụ đồng thời khắc họa độ lộng lẫy của chốn cung đình xưa.

Hy vọng bài viết trên đã cho bạn thêm sự lựa chọn mãn nhãn qua các bộ phim cổ trang Hàn Quốc. Đừng quên theo dõi Chuyên mục Giải trí để cập nhật thêm thông tin về điện ảnh các nước nhé!

Xem thêm

Tất tần tật về All Of Us Are Dead season 2: Cheong San sống lại? Nam Ra sẽ ra sao?

Bom tấn kinh dị "All Of Us Are Dead" (Ngôi trường xác sống) của "ông trùm" Netflix đang gây bão trên khắp toàn cầu không kém gì Squid Game 2021. Người hâm mộ đang nóng lòng rằng mùa 2 "All Of Us Are Dead" sẽ có gì khi tập cuối của bộ phim còn khá nhiều điều bỏ ngỏ.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận