Đây cũng là dòng sản phẩm nằm trong chiến dịch chuyển sang sử dụng vi xử lý Intel của Apple được giới thiệu vào năm 2005.
Trải qua hơn 15 năm phát triển, MacBook đã và đang được nhiều người dùng trên thế giới tin tưởng sử dụng nhờ chất lượng tuyệt vời đi kèm với sự đồng bộ linh hoạt giữa các thiết bị “nhà táo” như iPhone, iPad, Apple Watch, Airpods.
Xem thêm: 5 Món đồ bạn nhất định phải sở hữu khi là fan của Apple
Việc sử dụng Windows trên MacBook là khá phổ biến. Những lý do cho xu hướng này có thể là:
Ở trên MacBook, bạn có thể sử dụng công cụ Bootcamp (ứng dụng mặc định trên macOS) để chạy Windows. Hoặc nếu bạn muốn sử dụng máy ảo, bạn có thể tham khảo ứng dụng Vmware, Parallels.
Hiệu năng khi chạy Windows chắc chắn sẽ không tốt như khi MacBook chạy macOS, nhưng vẫn sẽ đảm bảo cho người dùng sử dụng những tác vụ cơ bản hoặc “chống cháy”.
Video chơi games của Windows trên Mac (sử dụng Bootcamp):
Ở chiều ngược lại, việc cài đặt macOS lên máy tính ngoài Apple không phải là việc đơn giản cho người mới bắt đầu.
Xem thêm: So sánh những ứng dụng độc quyền của Apple & Google
MacOS, cũng như iOS trên iPhone, là một hệ điều hành được tạo ra và tối ưu riêng cho Macbook. Do được Apple kiểm soát cả phần cứng lẫn phần mềm, macOS giúp cho Macbook làm việc hiệu quả hơn, giúp người dùng ít gặp phải những vấn đề như màn hình xanh trên Windows.
Macbook vẫn có thể bị tấn công, nhưng xác suất để xảy ra những vụ tấn công quy mô khủng như Wannacry sẽ rất thấp.
Việc cài đặt macOS lên máy tính chạy Windows bao gồm khá nhiều thao tác, đòi hỏi người thực hiện phải kiên trì cũng như có vốn kiến thức nhất định về máy tính.
Bạn có thể search từ khoá: Hackintosh trên Google và Facebook để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Giống như iPhone, MacBook sẽ thường có giá khởi điểm đắt hơn laptop Windows, kể cả chiếc máy đó có cấu hình tương đương.
Đơn cử như chiếc MacBook Air. Giá khởi điểm của MacBook Air 2020 (Phiên bản i5 1.1 GHz, RAM 8GB, 512 GB SSD) sẽ có giá dao động trên thị trường khoảng 24 triệu đồng.
Trên thị trường, những chiếc laptop chạy Windows tương tự sẽ có giá khoảng 17 triệu – 20 triệu đồng. Điều đó có nghĩa là ngay trong phân khúc dễ tiếp cận nhất, MacBook cũng đắt hơn đến 30% so với laptop chạy Windows.
Bạn hoàn toàn có thể nâng cấp phần cứng của MacBook, nhưng đó sẽ chỉ là dĩ vãng của 10 năm trước.
Quay trở lại khoảng năm 2012 về trước, MacBook Pro vẫn sử dụng thiết kế Unibody, không có màn hình Retina. Tuy có điểm trừ là thân hình đồ sộ, dòng MacBook Pro Unibody vẫn có một ưu điểm lớn: khả năng nâng cấp, sửa chữa dễ dàng.
Bạn hoàn toàn có thể nâng cấp chiếc MacBook Pro Unibody gần 10 năm tuổi với SSD mới nhất, RAM 16GB. Và việc sử dụng một chiếc MacBook cũ như vậy trong năm 2021 vẫn rất khả thi, có hiệu năng tương đương với những chiếc MacBook mới nghìn đô ngày nay.
Video nâng cấp SSD và RAM trên MacBook Pro Unibody, bạn có thể dễ dàng thực hiện việc này với trình độ sửa chữa căn bản:
Tuy nhiên mọi việc lại không dễ dàng như vậy. Ở những chiếc MacBook Pro 2013 trở đi hay dòng MacBook Air, việc nâng cấp phần cứng trở nên rất khó khăn, nếu như muốn nói là không thể.
Nhằm tăng tính thời trang cho sản phẩm, Apple đã đảm bảo những chiếc laptop của mình phải mỏng nhưng vẫn tối ưu hoá được cấu hình. Do vậy Apple đã hàn tất cả những linh kiện như chip nhớ (SSD), RAM… lên cùng một bo mạch chủ. Việc này giúp cho MacBook đạt được độ mỏng tối ưu, nhưng dẫn đến việc sửa chữa vô cùng khó khăn.
Video link kiện bên trong của MacBook Pro M1 năm 2020:
Ở phía bên kia chiến tuyến, những chiếc laptop chạy Windows lại có điểm số sửa chữa cao hơn đáng kể. Điều đó có nghĩa là bạn có thể nâng cấp phần cứng hoặc chỉ tốn ít tiền hơn nếu chiếc laptop không may gặp phải sự cố.
Hiện nay MacBook đang có hai dòng sản phẩm chính là MacBook Air và MacBook Pro.
Xem Thêm: Review Apple Macbook Air 2018
Trên đây là những thông tin cơ bản về laptop MacBook của Apple. Ý kiến của bạn thế nào, hãy để lại bình luận ở dưới nhé!
Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:
Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!
Thông tin rất hữu ích, cám ơn tác giả