Chính thức ra mắt vào ngày 10 vừa qua, không thể phủ nhận Mac Pro từ Apple là thiết bị sở hữu mức giá và sức mạnh khủng nhất mà tập đoàn công nghệ khổng lồ này từng sản xuất. iFixit – một công ty công nghệ tư nhân từ California (Mỹ) vừa qua đã cho tiến hành một thí nghiệm về độ dễ thay thế và sửa chữa, tháo lắp trên thiết bị Mac Pro của Apple, với số điểm đánh giá cuối cùng 9/10. Mac Pro mới từ Apple chính thức là thiết bị dễ thay thế, dễ sửa chữa nhất từng được chế tạo.
Thử nhìn vào những sản phẩm từng được Apple chế tạo và bán ra trên thị trường, điện thoại iPhone và dòng Laptop Macbook của mình, những thiết bị công nghệ này nổi tiếng với sự hoàn thiện vô cùng chắc chắn và nâng cấp phần cứng không hề dễ dàng, nếu muốn thực hiện cũng cần đến những thiết bị chuyên dụng và linh kiện độc quyền từ bên Apple, với mức giá không hề thấp.
Mac Pro mới là một bước chuyển mới cho vấn đề này, được đánh giá khá cao trong việc tháo lắp, thay thế và nâng cấp, chỉ bằng một vài thiết bị hoặc không cần (nếu bạn biết mình đang làm gì), mở và thay thế RAM, tháo lắp linh kiện không còn là công cuộc khó nhằn. Dưới đây là những lý do tại sao:
Xoay và nhấc… bạn đã mở được phần khung ngoài
Muốn tháo rời phần khung bảo vệ, phần khung được xem là biểu tượng thiết kế nổi bật nhất trên Mac Pro không thể nào dễ dàng hơn với thao tác lật mở phần tay cầm bên trên, xoay nhẹ, sau đó nhấc lên để tháo rời, nhanh, gọn và không thể nào “hài lòng hơn”.
Sửa chữa và nâng cấp chỉ cần vài công cụ (hoặc có thể không cần gì nếu bạn là người dùng “Pro”)
iFixit đưa ra nhận định rằng Mac Pro mới như đi ngược lại những tiêu chuẩn của Apple trong quá khứ trong việc cho phép người dùng dễ dàng can thiệp vào phần lớn các bộ phận (components), phần cứng, trên thiết bị của mình.
Nếu bạn sở hữu một chiếc Mac Pro 2019 hay dự định mua trong tương lai, việc thay thế các linh kiện phần cứng như RAM, bộ nhớ của máy và CPU không còn là trở ngại lớn.
Đa phần các linh kiện được liệt kê đều đi kèm với thao tác lắp và cắm (socket), khả năng truy cập không tạo ra quá nhiều giới hạn giúp người dùng trong quá trình muốn nâng cấp bộ nhớ, RAM hay CPU từ đó cũng không giới hạn, bên cạnh đó còn tiết kiệm hơn khi có thể sử dụng linh kiện bên thứ 3 được Apple phê chuẩn trong một danh sách cho phép. Không cần thiết phải là linh kiện từ Apple.
Một điểm bất tiện duy nhất (phải nói là duy nhất) trên Mac Pro là khả năng nâng cấp và thay thế ổ SSD của máy, vì đi kèm với chip bảo mật T2 từ hãng, nâng cấp SSD đòi hỏi người dùng phải liên hệ với bộ phận sửa chữa được ủy quyền từ Apple hoặc liên hệ trực tiếp hãng để tiến hành thao tác nâng cấp này.
Một sơ đồ hướng dẫn tháo lắp và nâng cấp ngay trên thiết bị giúp người dùng… làm cho đúng
Ngay bên trong thiết bị, Apple còn in thẳng một bảng hướng dẫn, tùy thuộc vào cấu hình máy bạn sở hữu, cho biết đâu là phần cứng nên được thay thế thế và nâng cấp đúng cách, giúp người dùng không quá mấy băn khoăn về việc phải cần một chuyên gia máy tính để giúp thao tác trên Mac Pro. Vô cùng tiện lợi và chu đáo.
Việc cho phép người dùng có thể truy cập và tiến hành thao tác tự do trên thiết bị của mình khiến Apple cũng đặt ra một vài giới hạn cho những tiêu chuẩn về các phần cứng thay thế được phép lắp đặt vào máy Mac của mình.
Nếu một linh kiện không nằm trong danh sách cho phép từ Apple về các công ty linh kiện bên thứ 3, bạn có thể sẽ phải mất một khoản tiền nhất định để có thể nâng cấp chính hãng máy Mac Pro của mình (nếu bạn có thể tìm được linh kiện này tại quốc gia của mình). Đây có thể là điểm trừ, nhưng xem xét về độ lâu dài và an toàn, đây lại là bước đi đúng đắn nhất.
iPhone, Macbook bạn sở hữu có thể khó sửa chữa, nâng cấp linh kiện, nhưng đối với sản phẩm mới Mac Pro này từ Apple, bạn hoàn toàn an tâm về những vấn đề này. Một điểm cộng trong sự thay đổi cách tiếp cận về linh kiện và thay thế, nâng cấp. Apple lần nữa tạo ấn tượng tốt đến người dùng trong việc cân bằng giữa giá cả và chất lượng, một trải nghiệm cao cấp với những tùy chọn nâng cấp không quá đắt đỏ và dễ dàng.