Từ xưa tới nay, lá trầu không thường chỉ được dùng để ăn hoặc điều trị một số bệnh phụ khoa vì tính kháng khuẩn rất cao của nó. Nhưng rất ít ai biết được hết những lợi ích mà nó đem lại cho sức khỏe con người. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích của lá trầu không.

Đặc điểm của trầu không

Trầu không là một loài thực vật thân leo, lá cuống bẹ có kích thước thông thường là 10 đến 15 cm, lá có màu xanh, trên lá có những đường vân. Trầu không còn biết đến là một loại cây có họ với loài cây hồ tiêu, mùi thơm, có tính nóng. Cũng giống như bao loài thực vật khác, chúng cũng có tinh dầu và cũng được con người chiết xuất để phục vụ nhu cầu sử dụng.

Đặc điểm của lá trầu không (Nguồn: Internet)
Đặc điểm của lá trầu không (Nguồn: Internet)

Công dụng phổ biến của lá trầu không

Lá trầu không có rất nhiều công dụng mà có thể ai cũng biết như:

  • Điều trị viêm nhiễm phụ khoa: Viêm cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo.
  • Điều trị nấm.
  • Chữa ho.
  • Kháng khuẩn, khử trùng vết thương tốt.

Công dụng khác của trầu không đối với sức khỏe con người

Ngoài những công dụng thường thấy của lá trầu không thì chúng còn có khá nhiều công dụng khác nữa:

  • Điều trị tình trạng khó tiêu: Có thể bạn chưa biết việc nhai sống hoặc xoa lá trầu không quanh bụng có thể hạn chế được tình trạng khó tiêu, xì hơi, dạ dày được bảo vệ,… Ngoài ra còn tăng khả năng giúp các dưỡng chất được hấp thu vào cơ thể nhanh hơn bằng cách nhai trầu.
Công dụng của lá trầu không (Nguồn: Internet)
Công dụng của lá trầu không (Nguồn: Internet)
  • Giảm táo bón: Chất xơ có trong lá trầu có thể hạn chế tình trạng táo bón, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, các độc tố trong cơ thể cũng được loại bỏ. Tuy nhiên, lá trầu không thể hỗ trợ quá trình tăng bài tiết cho hệ tiêu hoá nhưng có hỗ trợ cho quá trình đào thải mỡ thừa ra cơ thể nhanh hơn.
  • Giảm đau họng: Bản chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên trầu không có thể điều trị được đau họng rất hiệu quả chỉ cần bạn biết đến cách này: Cho hỗn hợp lá trầu không và mật ong xay nhuyễn sau đó dùng để ngậm hàng ngày. Các vi khuẩn có lợi trong lá trầu và mật ong sẽ giúp loại bỏ tình trạng đau họng, cảm lạnh mà bạn gặp phải một cách nhanh nhất.
  • Hôi miệng: Phenol có trong lá trầu không cộng với chất chống oxy hoá có khả năng loại bỏ tình trạng hôi miệng nhanh và hiệu quả. Bạn chỉ cần kiên trì nhai lá trầu không hàng ngày, không chỉ giúp hơi thở thơm tho mà còn cân bằng môi trường ở trong khoang miệng.
  • Sâu răng: Hoà rượu với hỗn hợp lá trầu và muối đã xay nhỏ, gạn lấy nước. Sau đó ngậm 30 giây, đều đặn cho đến khi hết cảm giác đau răng thì thôi. Tính sát khuẩn trong trầu không có khả năng bảo vệ tốt cho răng.
  • Khử trùng vết thương: Thay vì dùng gạc ngay, bạn có thể rửa qua vết thương với nước lá trầu không hoặc giã nhỏ, đắp trực tiếp lên vết thương. Làm như vậy sẽ đẩy nhanh hơn quá trình lành vết thương, cầm máu tốt, giúp vết thương nhanh khép miệng hơn, hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Trúng gió: Đặc tính ấm, nóng của trầu không có thể dùng để cạo gió bằng cách xay nhuyễn lá trầu, xát dọc sống lưng. Ngoài ra còn hỗ trợ chữa cảm lạnh, nhức đầu hiệu quả.
Tính kháng khuẩn có trong trầu không( Nguồn: Internet)
Tính kháng khuẩn có trong trầu không( Nguồn: Internet)
  • Ngứa chân: Đun sôi lá trầu không (chọn những lá thật già) với một chút muối, sau đó ngâm chân 30 phút. Làm như vậy mỗi tối, không chỉ thư giãn mà còn giảm tình trạng nấm chân, ngứa chân, cước chân,…
  • Ngoài ra, trầu không còn giúp điều trị ngứa da, hen suyễn, tiểu buốt, mụn, viêm da,…

Trên đây là những lợi ích nổi bật của lá trầu không có thể áp dụng vào đời sống. Hy vọng nó sẽ có ích cho bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Nguồn tham khảo: caythuocdangian.com

Xem thêm

Giấc ngủ thay đổi theo độ tuổi như thế nào?

Khi nói đến sức khỏe, chúng ta yêu thích một con số tròn trịa: 10.000 bước, 8 ly nước và tất nhiên là ngủ 8 tiếng mỗi đêm. Trong phần lớn cuộc đời, thời gian ngủ cần từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Nhưng con số này dao động và giấc ngủ thay đổi theo độ tuổi khi ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận