Không chỉ là công trình quân sự nổi tiếng của Việt Nam trên thế giới, là di tích lịch sử cấp quốc gia, Địa đạo Củ Chi còn là địa điểm du lịch thu hút. Nếu có đến đây, hãy tham khảo Kinh nghiệm du lịch Địa đạo Củ Chi của BlogAnChoi trong bài này nhé các bạn!

Cách đi Địa đạo Củ Chi

Từ Hà Nội đi Địa đạo Củ Chi

Xe máy

Thật may vì đây là địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn, nên luôn có tuyến đường đi từ Hà Nội đến thẳng khu du lịch Địa đạo Củ Chi. Vì vậy, những bạn ở miền bắc và bắc Trung Bộ không hề gặp khó khăn

>>Đường bộ (dành cho ô tô, xe máy) từ Hà Nội đến thẳng Củ Chi qua quốc lộ 1A.

Tuyến đường bộ tương đối dễ đi, với lộ trình theo Quốc Lộ 1A đi Phan Thiết, Long Khánh… rồi theo đại lộ Nguyễn Chí Thanh ở Bình Dương để đến huyện Củ Chi (hướng dẫn đi từ Bình Dương đến Củ Chi ở hình bản đồ 2). Tuyến Quốc Lộ 1A đường dài sẽ hơi mất thời gian so với một số tuyến khác, nhưng khá dễ đi đối với xe máy.

Ha Noi di Cu Chi
Bản đồ 1: Cách đi từ Hà Nội đến Củ Chi qua Quốc Lộ 1A. (Ảnh: Phu Hoang)

Máy bay

Bạn nào không thể đi bằng xe máy có thể săn vé máy bay đi từ Hà Nội vào Sài Gòn, đến sân bay Tân Sơn Nhất, giá khoảng 1.000.000 – 1.500.000 đồng/vé/lượt. Đặt vé máy bay từ Hà Nội đến TPHCM tại đây.

Từ sân bay Tân Sơn Nhất, bạn có thể thuê taxi, xe bus để đi Địa đạo Củ Chi. Bạn có thể tham khảo cách bắt xe bus ở ý tiếp theo của bài viết.

Từ TP.HCM đến Địa đạo Củ Chi

Còn đối với những bạn Sài Gòn, hãy đi theo Quốc Lộ 15 lên hướng Tây Bắc để đến huyện Củ Chi, rồi dừng chân ở khu du lịch.

>> Có thể bạn cần xem: Các tuyến xe buýt đi địa đạo Củ Chi.

Từ các tỉnh lân cận đến Địa đạo Củ Chi

Khi đi từ Bình Dương (có thể là đi từ các tỉnh phía bắc đến Bình Dương) thì nên lựa chọn Đại lộ Nguyễn Chí Thanh. Chi tiết cách đi từ các tỉnh lân cận đến Củ Chi, bạn hãy xem hình minh họa.

đường đi địa đạo Củ Chi
Bản đồ 2: Đường đi địa đạo Củ Chi từ các vùng lân cận. (Ảnh: Phu Hoang)

Từ miền Tây đi Địa đạo Củ Chi

Riêng đối với những bạn ở miền tây muốn đi Củ Chi, nên đi theo tỉnh lộ 6 rồi đến tỉnh lộ 15 và đến được khu du lịch dễ dàng hơn.

Chơi gì ở địa đạo Củ Chi?

Các hoạt động khu du lịch mở ra theo hành trình sắp sẵn và được hướng dẫn viên theo sát liên tục suốt hành trình. Chủ yếu, du khách được dẫn đến nơi khám phá địa đạo dưới đất và các điểm vui chơi trên mặt đất.

Tham quan sơ lược địa đạo và những trò chơi trên mặt đất

Trước tiên, các chương trình du lịch thường dẫn du khách đi tham quan một vòng rồi mới chính thức mở trò chơi, để du khách làm quen (nhớ các địa điểm) vừa để giới thiệu cho những ai ưa thích. Có rất nhiều thứ để bạn tham quan, chụp ảnh thoải mái.

các điểm tham quan trên mặt đất
Các địa điểm tham quan, chụp hình trên mặt đất. (Ảnh: Phu Hoang)

Trong quá trình tham quan, bạn sẽ nhìn thấy các lối đi bí mật thông xuống địa đạo. Để đảm bảo an toàn thì bạn chỉ được xuống khi có hướng dẫn viên theo kèm, các lối đi này luôn có trong chương trình du lịch.

các lối đi bí mật
Bên trên mặt đất luôn có những lối vào “khó đỡ” như thế này, người Việt thật sáng tạo. (Ảnh: Phu Hoang)

Khu vui chơi giải trí

Có rất nhiều hoạt động tại đây: bơi lội, thuê xe đạp đi dạo, cắm trại, ăn uống… và đi ca nô, chèo thuyền, đạp vịt (thiên nga). Phần lớn các trò chơi bạn phải mua thêm vé phụ. Trong đó, nên trải nghiệm tận hưởng không khí dịu mát trên sông Sài Gòn.

hoạt động và trò chơi
Bên cạnh các trò chơi, bạn có thể cắm trại hoặc dã ngoại ngay bên bờ sông Sài Gòn. (Ảnh: Phu Hoang)

Trò chơi mô phỏng chiến tranh

Đã là khu du tích chiến tranh nâng cấp thành khu du lịch thì phải có trò chơi mô phỏng chiến tranh: đánh trận giả bằng súng sơn, tháo lắp súng và bắn súng thể thao quốc phòng.

Bắn súng sơn
Đánh trận bằng đạn súng sơn: trò này khá đắt tiền và phải chơi tổ đội nhiều người. (Ảnh: Phu Hoang)
  • Tháo lắp súng: có 2 mẫu súng AR15 và AK47 để bạn thử sức.
tháo lắp súng
AR15 tương đối khó tháo hơn so với AK47. (Ảnh: Phu Hoang)
  • Bắn súng thể thao: Bắn AK và AR15 bằng đạn thật dành cho khách trên 18. Trò chơi này có quân đội trực tiếp giám sát, bạn phải tuyệt đối tuân thủ quy định.
bắn súng thể thao quốc phòng
Đây là môn thể thao thường gặp trong Sea Games, nhưng ở Củ Chi xịn hơn nhiều (Ảnh: Phu Hoang)

Cắm trại hoặc dã ngoại bên bờ sông

Đây là thú vui tao nhã dành cho các nhóm bạn hoặc gia đình, tổ chức… Cần chuẩn bị thêm lều cắm trại cũng như các đồ dùng cần thiết (ở cuối bài).

>> Mua ngay lều đôi dã ngoại giá cực rẻ chỉ 400k.

Thám hiểm địa đạo Củ Chi dưới lòng đất

Tưởng tượng “khách sạn rễ cây” trong Doraemon như thế nào thì đường hầm địa đạo Củ Chi giống hệt. Vì thế nên nơi đây được đánh giá 1 trong 10 công trình ngầm hấp dẫn nhất thế giới.

Địa đạo Củ Chi
Một trong các đường hầm “dễ thở” ở Địa đạo này (ảnh: internet)

Dưới hầm tương đối ít nước uống vì… không có toilet, bạn nên thủ sẵn nước trong túi đồ dùng. Nếu quên kính, đèn pin… thì hãy trở lên và chuẩn bị ngay từ đầu vì không được quay lại giữa chuyến đâu nhé.

>> Bình nước giữ lạnh, thứ rất cần thiết khi tham quan hầm.

địa đạo Củ Chi
Mặt cắt một phần của địa đạo Củ Chi. (Ảnh: internet)

Lối vào – ra, hầm, thông gió… chằng chịt như tổ kiến mà bạn sẽ chẳng tin được mình đang thám hiếm một nơi do chính người dân Sài Gòn xây nên. Hướng dẫn viên cho du khách 2 lựa chọn: đi từ lối bên ngoài vào hoặc lối ở bên trong.

lối vào ra địa đạo
Lối đi chính vào / ra địa đạo (Ảnh: Phu Hoang)

Số cửa vào không nhiều, gồm lối đi chính và các cửa bí mật. Các lối bí mật rất khó đi và hợp cho những bạn có máu mạo hiểm, mặc dù cạm bẫy tại đó đã vô hiệu hóa (đảm bảo an toàn).

Các lối đi chính tương đối rộng, trước kia là chiến hào dẫn về hầm hoặc nơi tiếp tế lương thực – cáng thương binh, sau này được mở rộng – gia cố. Đi vào ngay đến căn cứ bên trong, nhiều căn phòng rộng cũng như di sản văn hóa có giá trị sẽ hiện ra.

các cơ quan và đường hầm
Đường đi và một vài phòng bên trong địa đạo: bếp Hoàng Cầm, giường, phòng họp… (Ảnh: Phu Hoang)

Nơi đây có cảm giác giống các mật thất và cơ quan trong phim kiếm hiệp, mặc dù dấu vết nham nhở rất “thuần Việt”. Bếp Hoàng Cầm, phòng cứu thương, phòng họp, phòng học, có cả chiếc xe tăng trong sở chỉ huy… cùng nhiều thứ đáng chụp ảnh.

Đường vào địa đạo càng xuống dưới càng tối, hãy chuẩn bị đèn pin.

>> Quạt cầm tay mini chạy pin.

thám hiểm đường hầm
Thám hiểm chiến hào chiến đấu? (Ảnh: Phu Hoang)

>> Đèn pin 2 đầu giá rẻ giúp ích cho chuyến thám hiểm địa đạo.

Cối xay lúa dưới địa đạo
Cối xay lúa dưới địa đạo, đã từng là dụng cụ tiếp tế thức ăn cho hàng ngàn chiến sĩ. (Ảnh: internet)

Xem video clip khám phá Địa đạo Củ Chi dưới đây để hiểu rõ hơn các hoạt động du lịch ở địa điểm tham quan này:

Ăn uống ở Địa đạo củ Chi

Khu du lịch luôn có canteen lẫn nhà hàng và điều này đã có tour lo hết. Nhưng đối với những khách đi riêng hoặc khách đi picnic, mức giá không hợp lý nên BlogAnChoi khuyên bạn nên tự làm các món bánh bảo quản được lâu để ăn khi đói, hoặc mua thức ăn bên ngoài và đặc biệt phải nhớ giữ vệ sinh công cộng nhé!

Bạn xem các bài viết hướng dẫn cách làm món ăn dưới đây:

Món “đặc sản” như quà nhỏ dành cho khách xuống địa đạo – khoai mì luộc chấm muối đậu phộng. Đây là món ăn cứu đói của chiến sĩ giải phóng thời trước, các du khách nước ngoài rất thích thú vì khoai ở đây dẻo, mềm, ăn rất ngon chứ không cứng như khoai khác.

khoai mì luộc chấm muối
Khoai mì luộc chấm muối lừng danh . (Ảnh: internet)

Tuy nhiên, với những nhóm du khách tự chủ không thuê tour, nhất là với du khách từ xa đến sẽ hơi lạ và bỡ ng. BlogAnChoi giới thiệu thêm một số quán ăn ngon nổi tiếng tại đây

Nghỉ ngơi ở Địa đạo Củ Chi

Huyện Củ Chi hiện nay có rất nhiều khách sạn, nhà trọ cho khách du lịch vì lượng khách từ xa đến đây khá đông. Hơn nữa, các tour du lịch luôn đảm bảo chỗ ở cho du khách.

>> 5 chỗ nghỉ nhà dân tốt nhất ở gần địa đạo Củ Chi.

>> Các khách sạn gần địa đạo Củ Chi cho bạn tham khảo.

Thông tin thêm về Địa đạo Củ Chi

Những lưu ý khi du lịch Địa đạo Củ Chi

Lưu ý chung

  • Sẽ có trò chơi được free khi mua vé vào cổng, đa số các trò còn lại tính phí. Các mức giá ít nhiều thay đổi theo thời gian.
  • Đến Củ Chi vào dịp lễ như 2/9, 3/2 vé đắt hơn đồng nghĩa với nhiều ưu đãi hơn. Tuy nhiên một số ngày đặc biệt như 23/11 (Nam Kỳ khởi nghĩa), 26/4 (giải phóng Củ Chi), 27/7 và 19/8 thường có khuyến mãi nhỏ.
  • Nếu có chui hầm, bạn lưu ý, có những đoạn đường hầm chỉ chui lọt được 1 người, khá nóng bức, ngạt khí, hãy cẩn thận nhé. Bạn cũng cần tránh bị lạc vào nơi hướng dẫn viên không tiếp quản.
  • Nên gửi bớt hành lý trước khi xuống địa đạo, giữ gìn tài sản cá nhân khi xuống, tránh làm mất đồ đạc bên dưới địa đạo, tránh những tình huống xấu. Hãy tuân thủ nội quy để giữ an toàn cho chính bạn.
  • Bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm giúp ích cho chuyến đi tự túc dưới đây:

Lưu ý cho nhóm phượt, khách du lịch theo đoàn

Mặc dù khu du lịch hoạt động quanh năm, các đoàn du khách vẫn nên “né” mùa mưa ở Nam Bộ. Không ai muốn một chuyến đi chơi địa đạo ẩm ướt, bất tiện cả, vì vậy bạn hãy đi địa đạo Củ Chi vào mùa nắng thôi nhé. Mùa nắng Nam Bộ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 và còn lại là mùa mưa. Hãy xem dự báo thời tiết trước mỗi chuyến đi !

Riêng về vé: thật ra, nếu đi ít người bạn hoàn toàn có thể đi riêng lẻ ở địa đạo Củ Chi, chỉ cần tối thiểu phải mua vé cổng vào, có đoàn đông đi theo là được. Còn với nhóm phượt, đoàn du lịch, nếu đi theo tour du lịch thì có 2 lý do để đi theo tour:

Địa đạo Củ Chi phần lớn đã thành khu du lịch, được tổ chức quản lý hợp pháp

Trong thời chiến, đây là nơi sinh sống của quân đội và du kích Củ Chi, khi hết chiến tranh thì địa đạo được bàn giao lại cho chính phủ. Vùng địa đạo Củ Chi dưới lòng đất và cả trên mặt đất được khai thác tối đa để hút khách du lịch trong & ngoài nước.

bể bơi khu du lịch
Củ Chi nay đã thành khu du lịch, có bể bơi và nhà hàng. (Ảnh: internet)

Có rất nhiều tour du lịch đi địa đạo Củ Chi dành cho nhiều tỉnh thành trên cả nước, hãy đặt vé ngay trước khi mùa mưa Nam Bộ bắt đầu nhé! Địa đạo Củ Chi là nơi không thể thiếu trong chuyến du lịch Nam Bộ của nhiều phượt thủ.

Các tour du lịch tuân thủ theo chính sách và quy định của Ban Quản lý khu du lịch để không bị ảnh hưởng lẫn nhau gây tiêu cực cho du khách. Trong trường hợp đi du lịch riêng lẻ, nếu bạn không muốn đi nhầm vào những khu đã bị các đoàn du khách “giành trước” thì bạn nên đi theo tour.

Hơn nữa, mọi công ty lữ hành đều đảm bảo cho bạn không bị vi phạm nội quy của khu du lịch, cũng như đảm bảo chỗ ở cho khách. Địa đạo Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc thành phố, cách những 70km đấy.

>> Đặt tour du lịch Củ Chi trong nửa ngày giá chỉ 160k/người bao gồm xe, ăn uống và bảo hiểm.

>> Đặt ngay tour du lịch địa đạo Củ Chi trọn gói.

Bạn sẽ được Ban Quản lý giữ an toàn khi thám hiểm địa đạo

Phần lớn vùng địa đạo được quản lý hợp pháp, phần còn lại thuộc về người dân và các phượt thủ có thể đến đó cắm trại. Hoặc nhiều nhóm phượt thủ đi thuyền sang sông Sài Gòn và đến các rừng cao su cắm trại, dã ngoại, nhưng BlogAnChoi không khuyến khích như vậy.

tham quan địa đạo theo tour
Tham quan địa đạo theo tour sẽ giảm bớt rủi ro và tiện quản lý hơn. (Ảnh: internet)

Vì đây là chiến hào do người dân xây nên, đã có hàng chục vạn lượt người dân, chiến sĩ giải phóng và quân Mỹ chiến đấu tại đây. Sau hơn nửa thế kỷ, địa đạo đã được vô hiệu hóa hầu hết các cạm bẫy nhưng vẫn tồn tại nguy hiểm khó lường (nhiều bạn đọc sẽ “nổi da gà” phải không?).

mặt cắt một phần địa đạo
Ảnh mặt cắt một phần địa đạo Củ Chi – chỉ mới khoảng 1km đường hầm thôi. (Ảnh: internet)

Địa đạo Củ Chi có tổng chiều dài 200km và dài ngoằng như một tổ kiến. Một phần địa đạo đã được ban quản lý lắp đặt, bảo dưỡng và giữ an toàn, mặt khác vẫn còn rất nhiều nơi mà hướng dẫn viên tại đây không kiểm soát được. Bên trong địa đạo tương đối tối, ít dưỡng khí và hay mất sóng điện thoại, khó dùng bản đồ…

Bạn sẽ thấy thú vị đến đâu khi đi “lạc” giữa một rừng đường hầm tối om? Hay bị lệch hướng rơi tõm xuống sông (không sâu) khi đang vui chơi? Đó là lý do bạn nên đi theo tour để được sự bảo vệ tối ưu nhất mà vẫn thoải mái vui chơi.

Bạn sẽ không bỏ qua nơi lý tưởng như địa đạo Củ Chi – được bình chọn vào bảng xếp hạng những điểm đến lạ nhất thế giới trên Daily Mail?

Các bạn có thể xem thêm bài viết về du lịch đường hầm thú vị khác:

Hãy ghé thăm BlogAnChoi để biết thêm nhiều kinh nghiệm du lịch thú vị nhé.

Xem thêm

5 khách sạn giá rẻ, tiện nghi và gần trung tâm ở Cần Thơ

Du lịch Cần Thơ với nhiều điểm đến, món ăn hấp dẫn đang ngày càng thu hút du khách. Nếu có chuyến du lịch hay công tác đến đây, bạn đừng bỏ qua gợi ý 5 khách sạn tiện nghi, gần trung tâm và giá rẻ ở Cần Thơ của BlogAnChoi dưới đây nha!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận