Đầu năm mới đi chùa cầu duyên ở Sài Gòn thì nên đi đâu? Dưới đây là TOP 9 ngôi chùa cầu duyên linh nghiệm nhất Sài Gòn các FA nên đi một lần nhân dịp đầu năm 2022 này nhé.

Các bước đi chùa cầu duyên linh nghiệm

Chọn ngày đi chùa cầu duyên

Chọn ngày chọn giờ xuất đạo đi chùa cầu duyên cũng rất quan trọng vì “đầu xuôi đuôi lọt”, làm tốt ngay từ bước khởi hành sẽ giúp linh ứng về sau tốt hơn. Tùy vào mỗi người mà bạn có thể xem lịch, xem tử vi để chọn ngày đẹp, phù hợp với chính mình để đi chùa cầu duyên.

Đi chùa cầu duyên ngày đầu năm mong gặp duyên tốt duyên lành. (Nguồn: Internet).
Đi chùa cầu duyên ngày đầu năm mong gặp duyên tốt duyên lành. (Nguồn: Internet).

Tuy nhiên nên lưu ý các ngày mùng 1 và rằm 15 hàng tháng thì số lượng người đi chùa sẽ rất đông, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc quỳ bái, khấn xin duyên. Tốt hơn bạn nên chọn những ngày thanh tịnh, vắng khách thập phương để đi lễ.

Cách chuẩn bị mâm lễ cầu duyên

Mâm lễ cầu duyên sẽ dâng lên ban Tam Bảo, bạn có thể sắp lễ với hương hoa trà quả, bánh kẹo tùy tâm cùng với sớ, không cần quá cầu kỳ hay mâm cao cỗ đầy xa xỉ phẩm, quan trọng là thành tâm và khấn cầu đúng chuẩn để xin được duyên lành, đuổi đi duyên xấu.

Dân FA đi chùa Hà cầu duyên: Những lỗi sai khiến đường tình duyên mãi lận đận

Những lưu ý khi đi chùa cầu duyên

Khi đi lễ chùa cầu duyên, tốt nhất bạn nên đi một mình, ăn vận nền nã kín đáo, soạn lễ đơn giản và có niềm tin, sự thành tâm khi cúi xin các đức thần phật.

Nhớ khấn đúng để đi chùa cầu duyên tốt duyên lành, tránh được duyên hãm duyên âm.(Ảnh: Internet)
Thành tâm cầu khấn và tin tưởng để có được duyên lành.(Ảnh: Internet)

Khi làm lễ xin duyên, hãy thành tâm cầu cho mình gặp được người phụ hợp, gặp được duyên lành duyên tốt, gặp được người tâm đầu ý hợp. Nếu được bạn có thể in bài văn khấn cầu duyên với những hình mẫu lý tưởng (thực tế) của mình để được các thần phật se duyên đúng người cho.

Văn khấn đi chùa cầu duyên chuẩn nhất, xin duyên tốt duyên hay, tránh ngay duyên hãm

1. Chùa Phước Hải

Chùa Phước Hải được khai lập vào khoảng đầu thế kỷ 20, vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế. Đến năm 1984 điện thờ được đổi thành Phước Hải Tự, trở thành chùa Phước Hải.

(Ảnh: Facebook)
Chùa Phước Hải (Ảnh: Facebook)

Chùa Phước Hải tuy nhỏ, nằm giữa Sài Gòn hoa lệ và sầm uất nhưng vẫn giữ được sự cổ kính, yên tĩnh và linh thiêng của mình. Đây cũng là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam nằm trong gói tour du lịch sông Mekong mà các du khách thập phương luôn muốn ghé thăm. Chùa Phước Hải cũng nổi tiếng là “ngôi chùa tình yêu”, là nơi người dân đến để cầu tình duyên, con cái rất nhiều và rất linh ứng.

Năm 2016, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Barack Obama đã đến thăm chùa Ngọc Hoàng trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông.

Thông tin chùa Phước Hải Q1

  • Đánh giá Google: 4.5/5 (5,304 đánh giá)
  • Địa chỉ: 73 Đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, tp. Hồ Chí Minh
  • Giá vé: Miễn phí
  • Mở cửa: 8:00 AM – 5:30PM
  • Điện thoại: 028 3820 3102

2. Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa bà Thiên Hậu là một ngôi chùa do người Trung Quốc xây dựng vào năm 1760 bởi cộng đồng người Quảng Đông ở Sài Gòn. Sau nhiều lần trùng tu, mở rộng, chùa Bà Thiên Hậu còn có tên gọi quen thuộc khác là chùa Bà Chợ Lớn.

(Ảnh: Facebook)
Chùa Bà Thiên Hậu (Ảnh: Facebook)

Chùa bà Thiên Hậu có lễ hội truyền thống hàng năm diễn ra vào ngày 23/3 âm lịch, có lễ rước tược Thiên Hậu diễu hành qua khu phố Tàu của quận 5. Đây cũng là dịp du khách thập phương và người dân bản xứ đến chùa công đức, cúng bái và xin lộc, xin duyên đầu năm rất đông và rất linh ứng.

Thông tin Chùa Bà Thiên Hậu

  • Đánh giá Google: 4.6/5 (1,609 đánh giá)
  • Địa chỉ: 710 Đ. Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá vé: Miễn phí
  • Mở cửa: 13:00 PM

3. Chùa Bà Ấn Độ

Chùa Bà Ấn Độ (Ảnh: Facebook)
Chùa Bà Ấn Độ (Ảnh: Facebook)

Chùa Ấn Độ hay chùa Bà Ấn Độ là công trình kiến trúc Hindu giáo độc đáo, hiếm có tại Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng. Chùa Bà Ấn Độ linh thiêng, thờ tự vị nữ thần Mariamman mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc, nên đây là nơi chiêm bái, cầu nguyện linh thiêng, nổi tiếng ứng nghiệm của người dân địa phương cũng như du khách thập phương.

Thông tin Chùa Bà Ấn Độ

  • Đánh giá Google: 4.7/5 (534 đánh giá)
  • Địa chỉ: 47 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá vé: Miễn phí
  • Mở cửa: 9AM–8PM

4. Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp (Ảnh: Facebook)
Chùa Hoằng Pháp (Ảnh: Facebook)

Chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Sài Gòn đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Đây cũng là địa chỉ được các tín đồ Phật Giáo đến tham quan, tham gia các khóa tu Phật hàng năm rất đông. Hàng năm chùa Hoằng Pháp đều tổ chức các khóa đào tạo dành cho người lớn và học sinh nhằm phát triển trí lực và thể chất cho các em. Mỗi khóa học có hàng nghìn người tham dự. Ngày nay, chùa Hoằng Pháp được coi là Trung tâm tu học Phật học lớn nhất Việt Nam.

Chùa Hoằng Pháp thuộc hệ phái Bắc tông, do cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957 trên một cánh rừng chồi. Chùa có lối kiến ​​trúc hiện đại xen lẫn lối kiến ​​trúc truyền thống, tọa lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều cây xanh tỏa bóng mát, là nơi tu học, tu tập của hàng vạn phật tử và là điểm đến của hàng vạn lượt khách du lịch hàng năm.

Thông tin Chùa Hoằng Pháp

  • Đánh giá Google: 4.7/5 (7,237 đánh giá)
  • Địa chỉ: 96 ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá vé: Miễn phí
  • Mở cửa: 9 AM–8:30 PM
  • Điện thoại: 028 3713

5. Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm (Ảnh: Facebook)
Chùa Vĩnh Nghiêm (Ảnh: Facebook)

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại Nam Kỳ Khởi Nghĩa Q5, Sài Gòn, được khởi lập vào năm 1964, là một công trình tôn giáo khá đồ sộ, xây dựng theo kiến trúc truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong. Chùa Vĩnh Nghiêm có quả Đại hồng chung tên gọi là Chuông Hòa bình do chùa Entsu-in thuộc Giáo hội Phật giáo Nhật Bản cung tiến.

Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa lớn nhất và linh ứng nhất Sài Gòn. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng đến đây cầu siêu cho người đã khuất và chùa thường tổ chức nhiều lễ cầu siêu, lễ Phật hay những buổi tụng Kinh Dược Sư…

Thông tin Chùa Vĩnh Nghiêm

  • Đánh giá Google: 4.6/5 (4,132 đánh giá)
  • Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá vé: Miễn phí
  • Mở cửa: 24/7
  • Điện thoại: 028 3848 3153

6. Chùa Ông

Chùa Ông còn có tên gọi khác là miếu Quan Đế, Nghĩa An Hội Quán, là một công trình tôn giáo của cộng đồng người Tiều tại Sài Gòn, được khởi lập từ đầu thế kỷ 20. Đây là công trình sở hữu nhiều giá trị kiến trúc, nghệ thuật thời đại cuối thế kỷ 19-đầu 20 nên đã được công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia năm 1993.

Chùa Ông (Ảnh: Facebook)
Chùa Ông (Ảnh: Facebook)

Chùa Ông thờ vị thần là Quan Công (tức Quan Vũ). Đối với người Trung Quốc, ông là một người tài đức vẹn toàn. Vì vậy, đền có tên là Quan Đế miếu. Một truyền thống ở chùa Ông đó là rung chuông ngựa để cầu may. Tết Nguyên Đán thường có rất nhiều sự kiện diễn ra ở đây. Chùa Ông có không gian thờ cúng đậm chất Trung Hoa và cả sân khấu để trình diễn Kinh kịch.

Thông tin Chùa Ông

  • Đánh giá Google: 4.7/5 (479 đánh giá)
  • Địa chỉ: 678 Đ. Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá vé: Miễn phí
  • Mở cửa: 9 AM – 6:30 PM
  • Điện thoại: 028 3855 8675

7. Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long (Ảnh: Facebook)
Chùa Bửu Long (Ảnh: Facebook)

Chùa Bửu Long có tên gọi chính thức là Thiền viện Tổ đình Bửu Long, khởi lập năm 1942. Ngôi chùa này có nét kiến trúc pha trộn giữa chùa Thái Lan, Ấn Độ kết hợp với nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn. Nhìn ra xa, đỉnh chùa dát vàng trên nền trời xanh thật tuyệt vời.

Điểm nhấn ấn tượng của chùa Bửu Long là tháp bảo Gotama Cetiya – nơi thờ xá lợi Phật và Chư Thánh Tăng. Đây là tháp bảo quy mô lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Chùa Bửu Long cũng lọt vào bảng xếp hạng TOP 20 chùa đẹp nhất trên thế giới bởi National Geographic.

Thông tin Chùa Bửu Long

  • Đánh giá Google: 4.7/5 (5,209 đánh giá)
  • Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá vé: Miễn phí
  • Mở cửa: 9 AM – 6:30 PM

8. Chùa Minh Hương

Chùa Minh Hương nằm giữa quận 5 sầm uất của Sài Gòn tấp nập nhưng vẫn thanh tịnh, an yên và là địa chỉ tâm linh nổi tiếng trong cộng đồng người Hoa và cả người Việt bởi sự linh thiêng kỳ lạ.

Chùa Minh Hương (Ảnh: Facebook)
Chùa Minh Hương (Ảnh: Facebook)

Chùa Minh Hương còn có tên khác là Hội quán An Hòa, thờ Quan Công nên nhiều người còn gọi là Chùa Ông. Người dân đến với chùa Minh Hương khấn nguyện để xin sự bình an, xin chữa bệnh hay cầu tài, cầu duyên rất đông đúc. Ở chùa còn có tục xin xăm (xin quẻ) để được Quan Công chỉ điểm cho nên hay không nên, rất linh nghiệm.

Thông tin Chùa Minh Hương

  • Địa chỉ: 184 Hồng Bàng, P.12, Q.5, TP.HCM
  • Giá vé: Miễn phí
  • Mở cửa: 9 AM–8:30 PM

9. Tu viện Khánh An

Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp tu tập chánh niệm dựa trên bài giảng Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vào Chủ nhật hàng tuần, Đạo tràng Khánh An là nơi tuyệt vời để bạn tham gia.

Tu viện Khánh An (Ảnh: Facebook)
Tu viện Khánh An (Ảnh: Facebook)

Tu viện Khánh An ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ được khởi lập năm 1905, còn có tên gọi quen thuộc là chùa thầy Phận. Vào thời điểm này, chùa Khánh An là nơi tập hợp của các chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau nhiều thập kỷ bị chiến tranh tàn phá, đến năm 2006 Tu viện Khánh An mới được trùng tu, tôn tạo và xây dựng hoàn thiện.

Thông tin Tu viện Khánh An

  • Đánh giá Google: 4.6/5 (1,697 đánh giá)
  • Địa chỉ: 1055/3D đường Võ Thị Thừa, QL1A, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá vé: Miễn phí
  • Mở cửa: 9 AM – 8:30 PM

Chúc bạn có thể tìm được địa chỉ đi chùa cầu duyên linh thiêng, ứng nghiệm và sớm tìm được ý chung nhân của đời mình nhé.

Xem thêm

Phú Quốc - Nơi hội tụ các làng chài còn hoang sơ nhưng đẹp ngất ngây lòng người

Phú Quốc là địa điểm du lịch luôn được rất nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn cho chuyến du lịch của mình. Phú Quốc với nét văn hóa làng chài là một điểm gây ấn tượng mạnh trong lòng rất nhiều khách du lịch. Nơi đây hội tụ 6 làng chài vẫn còn giữ nét đẹp ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận