Khi các nhà mốt GUCCi, Fendi, LV làm bánh trung thu thì bánh cũng “hàng hiệu” và đắt tiền hơn bất cứ loại bánh trung thu nào khác. Cùng xem những chiếc bánh Trung thu của các nhà mốt nổi tiếng thế giới nhé.
- Bánh trung thu “cách tân” 2020
- Bánh trung thu “hàng hiệu” của GUCCI, LV, Hermès …
- Bánh Trung Thu “đèn kéo quân” Fendi
- Bánh Trung Thu “khí cầu” Louis Vuitton
- Bánh Trung Thu tinh tế của Dior
- Bánh Trung Thu “trái chuối” Prada
- “Vali” bánh Trung Thu Gucci
- Bánh Trung Thu hộp gỗ LOEWE
- Bánh Trung Thu “siêu xe” Blackbird Automotive
- Bánh Trung Thu CELINE
- Bánh Trung Thu truyền thống của Burberry
- Bánh Trung Thu Hermès
- Bánh Trung Thu Saint Laurent
- Bánh Trung Thu “hộp cơm” AAPE
- Bánh trung thu “tối giản” Maison Margiela
Bánh trung thu “cách tân” 2020
Bánh trung thu có tên tiếng Anh là moon cake, là một loại bánh đặc trưng dành cho dịp Tết Trung Thu/Rằm tháng 8 hàng năm của một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
Nếu như trước đây bánh trung thu chỉ có 2 loại cơ bản, đơn giản là bánh nướng và bánh dẻo với nhân ngọt thập cẩm thì nay bánh trung thu đã được “cách tân” muôn hình vạn trạng với đủ mọi loại nhân khác nhau tùy theo sở thích của mỗi thực khách.
Bánh trung thu ngoài hình tròn, hình vuông thì hiện nay còn được biến tấu với hình cá, hình thỏ, hình con heo hay hình hoa…Và không chỉ còn là 2 màu đặc trưng nâu – trắng như trước nữa, bánh Trung Thu giờ còn có thể được trang trí giống như một tác phẩm nghệ thuật với màu sắc rực rỡ vô cùng bắt mắt.
Còn nhân bánh Trung Thu thì trong vài năm trở lại đây không chỉ còn là cuộc chiến giữa 2 phe thập cẩm – đậu xanh nữa mà còn có sự gia nhập của nhiều hương vị như đậu đỏ, hạt sen, khoai môn, socola, trà xanh, phô mai hay thậm chí là nhân bánh Trung Thu vị soài, vị trà sữa, chân trâu đường đen và cả nhân xôi xéo?
Bánh trung thu “hàng hiệu” của GUCCI, LV, Hermès …
Bắt kịp xu hướng kỷ niệm Tết Trung Thu của các nước châu Á và cũng là một phần trong chiến lược toàn cầu hóa của họ, các thương hiệu nổi tiếng như LV, Gucci hay Fendi, Dior ngày càng chú ý nhiều hơn đến các ngày lễ truyền thống như Tết Trung thu và cho ra đời những mẫu bánh trung thu “xa xỉ” của riêng mình. Đương nhiên, không khiến giới mộ điệu phải thất vọng, những chiếc bánh Trung Thu hàng hiệu này không chỉ mang đến sự mới mẻ, sáng tạo, đột phá mà vẫn toát lên hơi thở sang trọng, đẳng cấp và không thể chối từ.
Bánh Trung Thu “đèn kéo quân” Fendi
Hộp bánh Trung Thu của Fendi mang tính chất “để ngắm chứ không để ăn”. Hộp bánh được thiết kế với phần hộp đựng bánh phía dưới và bên trên là một chiếc đèn lồng, khi bật sáng sẽ có những cánh quạt xoay tròn bên trong (lấy ý tưởng từ đèn kéo quân truyền thống).
Còn về hương vị, bánh trung thu của Fendi có các vị đan xen giữa văn hóa phương Tây và phương Đông như nam việt quất rượu vang đỏ (phương Tây, nhân sen lòng đỏ trứng (truyền thống).
Bánh Trung Thu “khí cầu” Louis Vuitton
Có thiết kế cùng kết cấu với Fendi là hộp bánh Trung Thu của LV, nhưng mang cảm giác truyền thống, tinh tế và mộc mạc nhiều hơn.
Nếu thiết kế của Fendi là đèn lồng thì LV là khinh khí cầu. Khi mở chiếc hộp cao màu cam tươi sáng ra, bên trong là 1 chiếc khinh khí cầu cắt giấy thủ công màu xanh với những đám mây treo lơ lửng rất phù hợp với cái tên LV Chocolate Cloud Monogram. Bản thân quả bóng bay rỗng và được trang trí bằng biểu tượng cỏ bốn lá cổ điển của LV.
Nhưng có sự khác biệt với các thương hiệu khác, Louis Vuitton không làm bánh Trung Thu mà thay vào đó là các loại chocolate với màu sắc khác nhau, là một bất ngờ đầy hứng thú, đặc biệt là khi nó được đặt trong chiếc hộp tinh xảo, cầu kỳ như thế này.
Bánh Trung Thu tinh tế của Dior
Hộp quà bánh trung thu của Dior có thể là hộp bánh đẹp và vô cùng lãng mạn nhất.
Khi mở cả hai mặt của hộp, một chiếc quạt gấp cũng sẽ mở ra, để lộ một cây nến thơm và tám chiếc bánh nướng. Một thiết kế tinh tế và gây ấn tượng mạnh với khách hàng. Hộp bánh có màu xanh midnight và điểm xuyết những ngôi sao vàng cùng chữ ký của Christian Dior. Mỗi một chiếc bánh đều có ký hiệu riêng, ghép lại thành chữ Dior.
Bánh Trung Thu “trái chuối” Prada
Prada đã đi với một cách tiếp cận hoàn toàn khác, tạo ra một hộp quà hình tròn biểu tượng của mặt trăng, in hình trái chuối thương hiệu của họ.
Sau khi mở ra, sáu chiếc bánh Trung thu được xếp thành hình tròn, thể hiện ý nghĩa sum họp một cách trọn vẹn, là ý nghĩa cốt lõi của Tết Trung thu – Tết đoàn viên. Mặc dù nó ít được trang trí công phu hơn những hộp quà khác, nhưng Prada đã làm rất tốt việc duy trì thương hiệu đồng thời nắm bắt được ý nghĩa của lễ hội.
“Vali” bánh Trung Thu Gucci
Gucci có lẽ đã sản xuất hộp quà bánh trung thu đắt nhất trong các thương hiệu xa xỉ.
Bánh trung thu của Gucci được đựng trong một chiếc vali màu đỏ, với sáu chiếc bánh trung thu được đựng trong sáu hộp thiếc, mỗi chiếc được trang trí bằng một họa tiết Gucci khác nhau, rực rỡ và đẹp đẽ. Đặc biệt hơn, Gucci còn tặng cho khách hàng của mình 1 bộ cờ vua trong hộp bánh (dù nó không liên quan đến Trung Thu).
Bánh Trung Thu hộp gỗ LOEWE
LOEWE là một thương hiệu thời trang nổi tiếng của Tây Ban Nha, xa xôi nhưng vẫn bắt trend rất nhanh với sản phẩm bánh Trung Thu đặt trong hộp gỗ, mộc mạc, thuần tự nhiên và tối giản.
Bên trong hộp có 4 ngăn, là 4 chiếc bánh nướng được đóng dấu logo thương hiệu của LOEWE. Đặc biệt hơn, LOEWE còn tặng khách hàng một chiếc khuôn làm bánh của họ, phòng khi bạn muốn thử làm bánh trung thu nhãn hiệu LOEWE cho mùa Trung Thu năm sau.
Bánh Trung Thu “siêu xe” Blackbird Automotive
Nhà cung cấp xe hơi cổ điển của Hồng Kông và Ferrari, Blackbird Automotive tham khảo chiếc Ferrari 512 BB LM để làm ra hộp bánh Trung Thu có thiết kế dạng lưới giống như hộp đèn phía sau của xe ô tô thập niên 70. Mở ra bên trong là 3 hộp bánh Trung Thu với vỏ đen huyền bí, sang trọng.
Bánh Trung Thu CELINE
CELINE cung cấp một thiết kế bánh Trung Thu đơn giản, thanh lịch với phong cách khá giống LOEWE.
Một hộp màu trắng với tên thương hiệu màu đen, mở ra bên trong là 4 ngăn dành cho 4 chiếc bánh riêng biệt.. Thiết kế tối giản này sạch sẽ và tập trung hơn vào chất lượng của bánh – một chữ lồng CELINE đơn giản với màu nâu nhẹ ở trên cùng. Nó đơn giản và dễ dàng đến mức bạn gần như có thể hình dung những thứ này được bán quanh năm tại một tiệm bánh ở Paris chứ không phải loại bánh Trung Thu đặc biệt.
Bánh Trung Thu truyền thống của Burberry
Trong khi nhiều thương hiệu khác theo đuổi cơn sốt bánh Trung Thu mini thì Burberry đã sử dụng thiết kế và nhân bánh truyền thống đã được kiểm chứng qua thời gian. Chữ lồng TB do Peter Saville thiết kế hiện diện xuyên suốt trong khi các chữ cái tạo nên tên “Burberry” được chia thành bốn hộp bánh trung thu riêng lẻ.
Bánh Trung Thu Hermès
Rất tiếc cho những ai đang mong chờ một chiếc bánh từ Hermès. Với cái tên Metal Rainbow Stick (Gậy cầu vồng kim loại), Hermès không làm bánh, mà lại tặng khách hàng một chiếc hộp chứa hai chiếc gậy cầu vồng sang trọng.
Thiết kế này dựa trên phát minh của Nhật Bản, với cây gậy được quay giữa hai lòng bàn tay, khi chuyển động, từng sợi vật liệu kim loại sẽ tạo thành một bong bóng bảy sắc cầu vồng đang lơ lửng trên tay bạn. Hình dạng của chiếc cầu vồng trông giống như một chiếc đèn lồng bằng giấy được sử dụng trong lễ hội trung thu.
Bánh Trung Thu Saint Laurent
Những ai mua sắm giày dép của Saint Laurent sẽ dễ dàng nhận ra chiếc hộp này – nó có thiết kế giống hệt hộp đựng giày SL.
Khi mở nắp, bạn sẽ thấy các phiên bản nhỏ hơn của hộp giày, và bên dưới là bốn hộp khác; nó giống như Búp bê Matryoshka ở dạng bánh trung thu. Bản thân chiếc bánh này có độ đặc của một chiếc bánh quy giòn hoặc một chiếc bánh mille-feuille nén. Một sự thay đổi đáng hoan nghênh từ loại bánh trung thu mini mềm và xốp nói trên, gần gũi hơn với bánh ngọt, phù hợp với khẩu vị người châu Âu và tạo điểm khác biệt so với truyền thống châu Á.
Bánh Trung Thu “hộp cơm” AAPE
Bánh trung thu của AAPE được đựng trong hộp đựng kiểu hộp cơm thiếc, được bao phủ hoàn toàn bởi họa tiết đặc trưng của thương hiệu. Hộp bánh của AAPE khiến chúng ta liên tưởng đến hộp cơm dã chiến hoặc cắm trị, thậm chí bao gồm cả một chiếc cốc cafe đi kèm.
Bánh trung thu “tối giản” Maison Margiela
Được đựng trong một hộp gỗ tối thiểu toàn màu trắng với logo “Numbers” ở trên cùng, hai tầng bánh trung thu được chứa bên trong. Nối tiếp thương hiệu Margiela là bốn mũi khâu chọn độc đáo được đóng dấu trên những chiếc bánh Trung Thu mini size xinh xắn, làm nó trông khá giống một chiếc bánh quy hơn.
Nếu được chọn 1 trong số những chiếc bánh trung thu “xa xỉ” này, bạn sẽ ăn chiếc bánh nào? Hãy chia sẻ với BlogAnChoi nhé.
Ngoài ra còn rất nhiều thông tin hay để bạn tìm hiểu: