Mặc dù có nhiều giả thuyết nhưng nguyên nhân gây ra hội chứng mệt mỏi mãn tính vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể liên quan đến nhiều yếu tố như nhiễm trùng, nhiễm virus, do di truyền hoặc có liên quan đến những thay đổi trong hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như quá trình chuyển đổi năng lượng. Ngoài ra, căng thẳng kéo dài, các chấn thương vật lý và tinh thần, việc tiếp xúc với môi trường độc hại hoặc ảnh hưởng từ một số loại thuốc,…cũng có thể góp phần vào việc hình thành hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể khác nhau tùy từng người và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng có thể thay đổi theo từng ngày. Ngoài tình trạng mệt mỏi kéo dài dù đã nghỉ ngơi, người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính còn có thể gặp các triệu chứng như:
Không có liệu pháp hoặc loại thuốc cụ thể nào được chấp thuận để điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính. Bệnh có thể cải thiện hoặc xấu đi theo thời gian, nhưng phục hồi hoàn toàn là không phổ biến và việc điều trị tình trạng này chủ yếu là làm giảm các triệu chứng. Lúc này, tùy tình trạng của mỗi người, bác sĩ điều trị sẽ đưa ra các liệu pháp và tiến trình phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách thay đổi suy nghĩ và lối sống như: Suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều độ, hoạt động vừa sức,…
Bạn có thể quan tâm:
Các bạn ơi, mình rất mong được nghe ý kiến của các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận giúp mình nhé!