Một trong những bí ẩn khó hiểu nhất trong lịch sử loài người là kỹ thuật tạo nên các kim tự tháp vĩ đại của Ai Cập. Trong hàng ngàn năm, các nhà sử học, kiến trúc sư và nhà khoa học đã cố gắng đưa ra những lời giải thích hợp lý nhất cho những công trình khổng lồ này. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 giả thuyết nổi tiếng về cách xây dựng kim tự tháp Ai Cập cổ đại nào.
1. Cần cẩu
Các nền văn hóa cổ đại đã biết đến hệ thống đòn bẩy và ròng rọc, và họ có thể đã sử dụng những thứ như thế này để xây dựng những kim tự tháp đầu tiên. Tuy nhiên, cần cẩu hầu như không có tính hợp lý vì bề mặt quá nhỏ để đặt được những loại máy móc – chắc chắn phải có kích thước khổng lồ mới có thể nâng được những khối đá to lớn lên cao như vậy – này.
Cần có những kỹ thuật xây dựng tiên tiến hơn để giải thích cách xây dựng các kim tự tháp được tìm thấy ở Giza.
2. Các kim tự tháp ban đầu là những ngọn đồi
Một lời giải thích thú vị nhưng kỳ lạ đằng sau các kim tự tháp là chúng ban đầu được hình thành từ các ngọn núi tự nhiên, sau đó những tảng đá được đặt trên những ngọn đồi này từ trên xuống chứ không phải từ dưới lên. Ý tưởng này lần đầu tiên được đề xuất trong một bài báo năm 1884 trên tờ The Fort Wayne Journal-Gazette bởi một hội nghị các nhà khoa học.
Có lẽ đây chính là điều Herodotus muốn nói khi ông nói rằng các kim tự tháp được xây dựng “từ trên xuống”. Đây là một đề xuất giàu trí tưởng tượng mặc dù nó vô lý và khó tin.
3. Làm phẳng bằng tay
Một trong điều khó khăn nhất trong việc xây dựng các kim tự tháp là cách người Ai Cập cắt đá với độ chính xác cực cao đến mức gần như không có khoảng trống giữa chúng – ngay cả một mảnh giấy cũng không thể nhét vào giữa hai hòn đá.
Ngày nay, chúng ta không thể tái tạo lại điều này bằng những lưỡi cưa có đầu kim cương cứng nhất. Họ làm phẳng đá bằng cách sử dụng hai cây cột có chiều cao bằng nhau, nối với nhau bằng dây thừng chặt, bên dưới đặt các tảng đá. Nếu họ tìm thấy một điểm mà sợi dây tiếp xúc rõ ràng với bề mặt của tảng đá, họ đánh dấu điểm đó bằng đất son đỏ rồi cạo bỏ bằng dụng cụ cạo đá.
4. Bê tông đá vôi
Có một cách hợp lý hơn để đạt được bề mặt nhẵn hoàn hảo của đá là đá được tạo ra bằng cách đổ bê tông đá vôi lỏng, sau đó được bọc lại để dễ dàng tạo thành một hình dạng hình học hoàn hảo.
Dưới kính hiển vi, nhà Ai Cập học Jean-Philippe Lauer đã phát hiện ra thứ giống như bong bóng khí trên bề mặt đá, cho thấy không khí có thể đã bị mắc kẹt dưới lớp bê tông lỏng. Theo Tạp chí Hiệp hội Gốm sứ Hoa Kỳ, có vẻ các nguyên tố bên trong những viên đá được hình thành trong một quá trình diễn ra rất nhanh, điều này là bằng chứng của xi măng.
5. Đường dốc ngoằn ngoèo
Để đoạn đường này có ý nghĩa, nó cần phải được xây dựng trong suốt quá trình tạo ra kim tự tháp. Mặc dù một đoạn đường dốc ngoằn ngoèo sẽ cần ít vật liệu hơn một đoạn đường dốc thẳng nhưng điều đó gần như không thể tin được vì nó sẽ cần phải điều chỉnh liên tục khi cấu trúc kim tự tháp được xây dựng ngày càng cao hơn.
6. Cát ướt
Ngày nay, một số người vẫn tin rằng những viên đá của kim tự tháp đã được di chuyển trên những đống cát ướt để dễ dàng kéo đi mà không gây ra ma sát. Lý thuyết này giải thích cho việc vận chuyển đá từ các mỏ đá cách xa công trường hàng trăm dặm và đẩy đá lên cao.
Nhưng liệu một đoạn đường ướt có cung cấp đủ độ ổn định để nâng những viên đá lên trên khi một số viên đá nặng tới 20 tấn không? Những người kéo những viên đá này trên đường dốc ướt thì sao? Họ không gặp khó khăn khi đặt chân lên loại bề mặt này ư?
7. Đường dốc xoắn ốc
Người ta cho rằng đường dốc xoắn ốc có thể được xây dựng đồng thời với kim tự tháp. Nó sẽ chạy dọc bên ngoài kim tự tháp và liên tục hướng lên trên khi kim tự tháp được xây dựng.
Vấn đề chính khi sử dụng đường dốc xoắn ốc là việc di chuyển các viên đá xung quanh các góc. Việc kéo những tảng đá khổng lồ lên một đoạn đường dốc đã đủ khó khăn nhưng việc phải lật những tảng đá lại tạo ra một khó khăn khác.
8. Trục nước
Có giả thuyết cho rằng người Ai Cập đã xây dựng một con đường dẫn nước dài để vận chuyển đá và những viên đá này đã được cắt và tạo hình trong nước. Sau khi một viên đá được cắt, những mảnh vật liệu nổi nhẹ sẽ được gắn vào đá, giúp nổi lên trên và bề mặt của nó sẽ được bảo vệ khỏi va chạm với các viên đá khác.
Có một số bằng chứng cho thấy những loại đường nước này đã được sử dụng để hỗ trợ các công trình xây dựng từ các nơi khác trên thế giới. Ví dụ như các kênh đào đã được sử dụng để xây dựng Angkor Wat ở Campuchia.
Tuy nhiên nếu một con kênh như vậy được sử dụng để xây dựng đại kim tự tháp Giza thì giờ nó đang ở đâu?
Người ta cho rằng con kênh như vậy phải mất 10 năm để xây dựng và phải dài 10 km – khoảng cách từ sông Nile đến Giza.
9. Sự can thiệp của người ngoài trái đất
Mặc dù sự can thiệp của người ngoài trái đất thường bị các học giả chính thống bác bỏ nhưng một số lượng lớn các nhà Ai Cập học và sử học vẫn tin rằng kim tự tháp được xây dựng bởi người ngoài hành tinh. Ngay cả với công nghệ tiên tiến ngày nay, chúng ta cũng hoàn toàn không có khả năng xây dựng kim tự tháp như ở Ai Cập. Vì vậy việc một nền văn minh nguyên thủy cổ đại lại sở hữu cả công nghệ lẫn sự khéo léo để xây dựng kim tự tháp với độ chính xác cực cao như vậy khá khó tin.
Kim tự tháp Giza hướng về phía bắc gần như chính xác, với sai lệch chỉ là 3/60 độ, còn chính xác hơn đài quan sát Hoàng gia ở Greenwich, London – lệch khỏi hướng bắc 9/60 độ.
Với 2.3 triệu viên đá nặng trung bình 2.5 tấn/viên, ước tính cứ hai phút lại có một viên đá được đặt vào đúng vị trí. Điều này bao gồm cả thời gian cần thiết để cắt đá một cách hoàn hảo, vận chuyển chúng hàng dặm qua sa mạc, kéo chúng lên đoạn dốc của kim tự tháp và sau đó đặt chúng vào đúng vị trí một cách hoàn hảo. Thật khó để tin rằng con người nguyên thủy đã làm được tất cả những điều này.
10. Đường dốc nội bộ của Jean-Pierre Houdin
Jean-Pierre Houdin là một kiến trúc sư người Pháp. Từ những năm 1990, ông đã dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu đại kim tự tháp và đã thiết kế ra lý thuyết xây dựng kim tự tháp xuất sắc nhất từng được hình thành.
Theo Houdin, đại kim tự tháp được xây dựng bằng cách sử dụng hai đường dốc xoắn ốc riêng biệt. Đoạn đầu tiên là một đoạn đường dốc xoắn ốc bên ngoài tăng dần khoảng 30% chặng đường và đoạn thứ hai là đoạn đường dốc xoắn ốc bên trong, qua đó những tảng đá nặng được kéo suốt quãng đường còn lại lên đỉnh. Đoạn đường nối xoắc ốc bên trong này có độ dốc 7 độ, bao gồm các đoạn mở ở các góc để công nhân xoay các khối đá. Đây là nơi người ta cho rằng cần cẩu đã được sử dụng.
Ngoài đoạn đường nối bên trong, Houdin còn có thể giải thích cách phòng của nhà vua được xây dựng cũng như căn phòng bí ẩn nhất bên trong đại kim tự tháp – phòng trưng bày lớn. Những khối đá granit khổng lồ phía trên phòng của nhà vua được kéo lên qua phòng trưng bày lớn bằng hệ thống ròng rọc dài.
Một nhóm lập trình viên máy tính sử dụng công nghệ kỹ thuật số đã thử nghiệm ý tưởng này và xác nhận rằng bản thiết kế kim tự tháp của Houdin đã được đo lường về mặt toán học và đoạn đường nối bên trong là hợp lý. Điều đáng kinh ngạc nhất là khi họ quét kim tự tháp với mật độ thấp, thực sự có dấu hiệu tồn tại một đoạn đường dốc xoắn ốc bên trong công trình.
Bạn có thể đọc thêm:
- 10 sự thật về hoàng hậu Pháp Marie Antoinette – một trong những bà hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới
- 10 sự thật thú vị về trang phục truyền thống của các nước trên thế giới
- 10 sự thật thú vị về gấu trúc – quốc bảo Trung Hoa
- 10 lầm tưởng lớn nhất về Rasputin: phù thủy của hoàng gia Nga
- 10 truyền thống trong lễ Samhain của người Celtic đã truyền cảm hứng cho lễ Halloween hiện đại
- 10 bí mật thú vị về Harry Potter: Câu chuyện phù thủy mê hoặc hàng triệu độc giả trên toàn thế giới
- 10 vụ bê bối tình ái đình đám nhất lịch sử của giới quý tộc châu Âu
- Điểm danh các tiểu bang phát triển mạnh mẽ và đa dạng nhất của nước Mỹ
Mình rất mong nhận được những đánh giá và phản hồi của các bạn về bài viết này. Hãy để lại ý kiến của mình ở phần bình luận nhé!