Tiền điện tử có tiềm năng sinh lời hấp dẫn nhưng cũng có mặt trái là tốn rất nhiều năng lượng và tác động xấu cho môi trường, trong đó Bitcoin chịu phần lớn trách nhiệm. Nhưng có một số loại tiền điện tử được phát triển với mục tiêu đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường bền vững, là lựa chọn lý tưởng cho những người muốn dùng tiền điện tử một cách thân thiện với môi trường. Hãy cùng xem nhé!

1. Hedera

Với lượng điện năng tiêu thụ trung bình 0,000003 kWh cho mỗi giao dịch, Hedera là một trong những mạng công cộng thân thiện với môi trường nhất, hoạt động hiệu quả hơn 3.300 lần so với Ethereum, theo báo cáo năng lượng blockchain của University College London.

Trang chủ của Hedera (Ảnh: Internet)
Trang chủ của Hedera (Ảnh: Internet)

Khả năng tiết kiệm năng lượng của Hedera có thể giúp các tổ chức xây dựng và triển khai các giải pháp bền vững, đồng thời giảm lượng khí thải carbon ra môi trường. Điều này đã thu hút các công ty khởi nghiệp và các tổ chức phát triển các Giải pháp Môi trường, Xã hội và Quản trị cho tương lai.

Không chỉ tiết kiệm năng lượng, Hedera còn sử dụng công nghệ và mạng lưới của mình để tạo ra các thị trường bù đắp carbon công bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo và trao đổi tài sản liên quan đến khí hậu giúp các tổ chức tạo ra các token bù đắp carbon với tốc độ cao. Ngoài ra, Dịch vụ đồng thuận Hedera hỗ trợ tạo nhật ký dữ liệu phi tập trung được đóng dấu thời gian và không thể thay đổi, giúp tăng cường độ tin cậy và tính minh bạch.

Như vậy Hedera đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường với tư cách là một trong những mạng blockchain bền vững nhất, cung cấp cơ sở hạ tầng tiết kiệm năng lượng cho các tổ chức có mục tiêu tương tự và thúc đẩy tính minh bạch.

2. IOTA

Đây cũng là một mạng blockchain tiêu thụ ít năng lượng được thiết kế để hoạt động với các thiết bị công nghệ đời cũ. IOTA sử dụng các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề về môi trường, đặc biệt IOTA Tangle là một bản ghi dữ liệu không thể thay đổi có chức năng lưu trữ các dữ liệu môi trường, hỗ trợ cho các tổ chức đưa ra chính sách can thiệp dựa trên bằng chứng và quản lý tài nguyên thiên nhiên tốt hơn.

Trang chủ của IOTA (Ảnh: Internet)
Trang chủ của IOTA (Ảnh: Internet)

Hơn nữa, IOTA còn hợp tác với các bên liên quan gồm các ngành công nghiệp, xã hội dân sự và chính phủ để xây dựng các nền tảng nhằm bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và chống biến đổi khí hậu. Ví dụ như mối quan hệ hợp tác của IOTA với Climate CHECK vào năm 2020 đã dẫn đến sự ra đời của DigitalMRV với sứ mệnh ngăn chặn sự giả dối trong bảo vệ môi trường và hỗ trợ nhiều sáng kiến thiết thực.

Nhìn chung, cách tiếp cận sáng tạo của IOTA đối với công nghệ sổ cái phân tán, tập trung vào tính toàn diện và ít tiêu thụ năng lượng, cũng như sự hợp tác của nó với các lĩnh vực khác đã biến nó trở thành một nguồn lực mạnh mẽ trong xu hướng bảo vệ môi trường.

3. Chia Network

Đây là một blockchain còn khá mới, được phát triển bằng cơ chế đồng thuận riêng biệt là Proof of Space Time (PoST), sử dụng không gian ổ cứng còn trống thay vì sức mạnh tính toán của máy tính. Điều đó giúp làm giảm nhu cầu sử dụng phần cứng tốn nhiều năng lượng để khai thác tiền điện tử, kết quả là Chia Network tiêu thụ ít hơn 1% năng lượng của Bitcoin. Ngoài ra nó khuyến khích sử dụng không gian lưu trữ có sẵn nhưng còn trống trong máy.

Trang chủ của Chia Network (Ảnh: Internet)
Trang chủ của Chia Network (Ảnh: Internet)

Chia Network cũng đang tích cực hỗ trợ hợp tác toàn cầu trong việc bù đắp lượng khí thải. Nó cung cấp một nền tảng bản ghi phi tập trung và không thể thay đổi được gọi là Ủy thác dữ liệu hành động khí hậu, có chức năng lưu trữ dữ liệu môi trường, đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch giữa các tổ chức tham gia thị trường trao đổi carbon. Chia Network cũng hợp tác với Tập đoàn Tài chính Quốc tế để thiết lập quyền sở hữu có thể xác thực đối với tài sản carbon kỹ thuật số.

Theo trang CoinDesk, Chia Network đã cung cấp công nghệ của mình cho chính phủ Costa Rica để phát triển một nền tảng giúp quản lý carbon và chuyển tín dụng carbon với các quốc gia đối tác.

4. Token Energy Web

Đây là token được thiết kế bằng công nghệ Web3 để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi của các tổ chức sang một hệ sinh thái phi tập trung và bền vững với môi trường hơn, thúc đẩy các hoạt động liên quan đến năng lượng. Energy Web thực hiện điều đó bằng cách tìm ra các giải pháp quản lý tài sản, trao đổi dữ liệu và Bằng chứng Xanh. Sứ mệnh cốt lõi của nó là tiếp sức cho các giải pháp giảm khí thải cacbon ở các quốc gia.

Trang chủ của Energy Web (Ảnh: Internet)
Trang chủ của Energy Web (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, Bằng chứng Xanh (Green Proof) là công cụ giúp các doanh nghiệp và tổ chức phát triển các kho lưu trữ dữ liệu có thể kiểm chứng để hỗ trợ cho mục tiêu khử cacbon của họ. Ví dụ, Energy Web đã đưa ra Bằng chứng Xanh về Bitcoin để chứng nhận việc khai thác Bitcoin có thể tái tạo, khuyến khích những người khai thác tiền điện tử, nhà môi giới và nhà đầu tư tích cực tham gia việc khử carbon cho Bitcoin.

Bên cạnh đó, Energy Web tạo ra nhu cầu về năng lượng sạch và các giải pháp ít carbon bằng cách phát triển các hệ thống kế toán chuỗi cung ứng giúp theo dõi và kiểm toán chi tiết cho các bên liên quan trong thị trường năng lượng sạch.

5. Powerledger

Powerledger góp phần bảo vệ môi trường bằng cách độc đáo, đó là tạo ra một thị trường phản ứng nhanh dành cho các giải pháp năng lượng tái tạo. Nó phát triển các giải pháp cho phép các nhóm bao gồm các hộ gia đình và tổ chức có thể theo dõi và mua bán năng lượng tái tạo. Điều này gián tiếp làm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không thể tái tạo như nhiên liệu hóa thạch.

Trang chủ của Powerledger (Ảnh: Internet)
Trang chủ của Powerledger (Ảnh: Internet)

Trong những năm qua, Powerledger đã hỗ trợ nhiều quốc gia và hợp tác với các nhà bán lẻ năng lượng xanh để thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp năng lượng sạch. Tháng 3 năm 2022, mạng lưới này đã hợp tác với Fenie Energia và Albedo Solar để khởi động một dự án năng lượng cộng đồng cho phép người dân ở Almocita, Tây Ban Nha có thể mua bán năng lượng tái tạo được làm ra ngay tại địa phương. Năm 2021, mạng lưới này đã hợp tác với BHP để hỗ trợ người dân địa phương ở Bắc Chile sản xuất và kinh doanh năng lượng.

Với nỗ lực phá vỡ các hệ thống năng lượng truyền thống và nắm bắt các thị trường nhạy bén, Powerledger thúc đẩy quá trình chuyển đổi của các tổ chức sang sử dụng năng lượng sạch, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi của toàn thế giới.

6. SunContract

Đây là một giải pháp dựa trên năng lượng được tạo ra để làm trung gian giữa những người muốn giảm chi phí sử dụng năng lượng và các nhà sản xuất muốn tăng tối đa lợi nhuận từ năng lượng dư thừa. SunContract có hệ thống phân phối điện hiện đại liên kết các hộ gia đình và doanh nghiệp để đóng góp cho sự phát triển xã hội, kinh tế và môi trường.

Trang chủ của SunContract (Ảnh: Internet)
Trang chủ của SunContract (Ảnh: Internet)

Chiến lược bảo vệ môi trường của SunContract là kết nối trực tiếp người tiêu dùng với các nhà sản xuất năng lượng tái tạo ngay tại địa phương, hỗ trợ người tiêu dùng – những người vừa sản xuất vừa tiêu thụ năng lượng, và cho phép mọi người chọn các giải pháp năng lượng sạch để giảm lượng khí thải carbon. Ngoài ra, hệ thống giao dịch năng lượng ngang hàng của SunContract giúp chuyển đổi lưới năng lượng thành phi tập trung và cho phép người dùng chủ động hơn trong thị trường năng lượng.

Một ví dụ thực tế về hoạt động tích cực của SunContract trong việc thúc đẩy năng lượng sạch là sự hợp tác với SONCE Energija và EGING PV để lắp đặt một nhà máy điện mặt trời trong một viện dưỡng lão, giúp giảm 1/3 chi phí điện năng một cách hiệu quả.

7. Carboncoin

Carboncoin đưa việc bảo vệ môi trường lên một cấp độ mới bằng cách tham gia trồng cây như một dự án cốt lõi bên cạnh việc thúc đẩy các hoạt động bền vững với môi trường. Họ thực hiện điều đó bằng cách huy động kinh phí để trồng rừng ở các quốc gia, đồng thời có tặng thưởng cho những người ủng hộ mục tiêu của họ.

Trang chủ của Carboncoin (Ảnh: Internet)
Trang chủ của Carboncoin (Ảnh: Internet)

Với mục tiêu xây dựng một tương lai xanh hơn, Carboncoin tạo cơ hội cho mọi người tham gia trồng cây và thể hiện cam kết của mình đối với các sáng kiến bảo vệ môi trường bằng cách nắm giữ chiếc ví lớn nhất của mạng lưới. Ngoài ra Carboncoin đã tạo ra nền tảng bán lẻ Carbonshopper để hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.

Điều đặc biệt là mạng Carboncoin không hỗ trợ Tín dụng Carbon vì cho rằng chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Thay vào đó, họ tập trung vào hoạt động trồng rừng đa dạng sinh học.

Tóm lại

Tác động tàn phá môi trường của việc khai thác tiền điện tử khiến nhiều người e ngại sử dụng, nhưng nhiều dự án mới đã thực hiện những cách sáng tạo để mang đến các giải pháp thân thiện với môi trường hơn. Một số hệ thống tạo ra các nền tảng giúp chuyển đổi sang năng lượng sạch và hoạt động bền vững, một số khác ưu tiên tài trợ cho các dự án xây dựng môi trường xanh. Dù bằng cách nào thì sự thân thiện với môi trường là một yêu cầu quan trọng giúp các dự án tiền điện tử nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dùng.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Làm cách nào để phát hiện hình ảnh trên mạng do AI tạo ra?

Các công cụ trí tuệ nhân tạo đã thông minh đến mức rất khó phân biệt hình ảnh do AI tạo ra và hình ảnh thật, nhất là đối với các công cụ AI tạo hình ảnh chất lượng cao như DALL-E, Midjourney và Stable Diffusion. Tuy nhiên vẫn có một vài cách bạn có thể thử, hãy cùng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận