Dinh Độc Lập là kiến trúc đã chứng kiến những dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Với ý nghĩa to lớn đó, địa điểm này vẫn luôn thu hút đông đảo du khách ghé đến tham quan và tìm hiểu thêm về lịch sử đất nước. Hãy cùng khám phá địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử giữa lòng Sài thành tấp nập qua bài viết bên dưới nhé!

Sponsor

Tổng quan về Dinh Độc Lập

Công trình này còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như Dinh Thống Nhất, Dinh Thống Đốc và Dinh Toàn Quyền. Đây từng là nơi ở của Tổng thống Việt Nam ở chế độ cộng hòa. Dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, dơi đây còn là kiến trúc độc đáo và mệnh danh là công thự đẹp nhất Á Đông.

Dinh Độc Lập được mệnh danh là công thự đẹp nhất Á Đông (Ảnh: Internet)
Dinh Độc Lập được mệnh danh là công thự đẹp nhất Á Đông (Ảnh: Internet)

Địa chỉ tọa lạc của Dinh Thống Nhất

Dinh Độc Lập tọa lạc ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và được giới hạn bởi 4 trục đường chính:

  • Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mặt chính, nằm ở phía Ðông Bắc.
  • Huyền Trân Công Chúa, mặt sau, nằm ở phía Tây Nam.
  • Nguyễn Thị Minh Khai, bên trái, nằm ở phía Tây Bắc.
  • Nguyễn Du, bên phải, nằm ở phía Ðông Nam.

Địa chỉ:

  • Số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Số 106 đường Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Giờ mở cửa và giá vé vào cổng

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ, Tết).

Khung giờ phục vụ khách tham quan

  • Giờ bán vé: Bắt đầu từ 8 giờ đến 15 giờ 30 phút.
  • Giờ tham quan:
    • Tòa nhà chính “Di tích lịch sử Dinh Độc Lập”: Mở cửa từ 8 giờ đến 16 giờ 30 phút.
    • Nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”: Mở cửa từ 8 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

Giá vé tham quan Dinh Thống Nhất Sài Gòn

  • Vé tham quan Dinh (bao gồm Trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”):
    • Người lớn: 65.000đ/người.
    • Sinh viên: 45.000đ/người.
    • Trẻ em: 15.000đ/người.
  • Vé tham quan Dinh:
    • Người lớn: 40.000đ/ người.
    • Sinh viên: 20.000đ/người.
    • Trẻ em: 10.000đ/người.

Lịch sử hình thành và phát triển của Dinh Thống Nhất

Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng Dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi xây xong, nơi này được đặt tên là Dinh Norodom. Nhiều đời toàn quyền Pháp đã dùng địa điểm này làm nơi ở và xử lý công việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương.

Năm 1868, người Pháp đã cho thiết kế và xây dựng Dinh thự (Ảnh: Internet)
Năm 1868, người Pháp đã cho thiết kế và xây dựng Dinh thự (Ảnh: Internet)

Năm 1945, Dinh thự đã hai lần đổi chủ bởi cuộc đảo chính của phát xít Nhật và sự trở lại của Pháp sau khi Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Năm 1954, Dinh Norodom được Pháp bàn giao cho Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Lúc này, ông đã đã quyết định đổi tên nơi này thành Dinh Ðộc Lập – cái tên được sử dụng cho đến ngày hôm nay.

Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống và thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Từ đó Dinh thự đã trở thành nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệm.

Vào năm 1962, phe đảo chính đã ném bom làm sập toàn bộ cánh trái của Dinh và không thể khôi phục lại như cũ. Do đó, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây dựng lại dinh thự theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Ngày 30/4/1975, bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã được kéo lên, tung bay phấp phới trên nóc Dinh. Đây cũng là dấu mốc quan trọng nhằm ấn định ngày kết thúc 30 năm chiến tranh đầy anh dũng của dân tộc Việt Nam.

Dinh Thống Nhất là nơi đã chứng kiến rất nhiều biến cố chính trị của đất nước ta. Do đó, di tích lịch sử này đã được bảo tồn trọn vẹn và thu hút đông đảo du khách ghé đến tham quan.

Dinh Độc Lập mang đậm ý nghĩa văn hóa – lịch sử

Không chỉ là chứng nhân cho lịch sử quan trọng của dân tộc ta, Dinh Thống Nhất còn mang đậm màu sắc văn hóa, biểu tượng cho sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam.

Ý nghĩa văn hóa đặc sắc từ bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ

Khi thiết kế Dinh Độc Lập, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã xây dựng dựa trên ý nghĩa văn hóa dân tộc. Ông đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật hiện đại với kiến trúc truyền thống. Do đó, mọi sự sắp đặt từ nội thất cho đến tiền diện đều đại diện cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của Việt Nam ta.

Dinh Độc Lập mang đậm ý nghĩa văn hóa - lịch sử (Ảnh: Internet)
Dinh Độc Lập mang đậm ý nghĩa văn hóa – lịch sử (Ảnh: Internet)
  • Nhìn toàn thể, Dinh thự được xây dựng theo hình chữ CÁT (吉) mang ý nghĩa tốt lành, may mắn.
  • Vị trí trung tâm được thiết kế theo hình chữ KHẨU (口), nhằm đề cao giáo dục và tự do ngôn luận.
  • Cột cờ đặt chính giữa đã tạo thành hình chữ TRUNG (中), nhắc nhở rằng muốn có dân chủ thì phải trung kiên.
  • Ba nét gạch ngang tạo thành hình chữ TAM (三), mong muốn một đất nước có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân – Minh – Võ.
  • Nối liền bằng nét sổ dọc, trên có kỳ đài chấm phá tạo hình chữ CHỦ (主), tượng trưng cho chủ quyền đất nước.
  • Dinh thự được xây dựng theo hình chữ HƯNG (興), mang ý nghĩa cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi mãi.

Dinh thự là biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc ta

Xét về ý nghĩa lịch sử, Dinh Độc Lập không chỉ là chứng nhân lịch sử quan trọng. Nơi đây còn là biểu trưng cho sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước ta. Bởi đây chính là nơi kéo lên lá cờ Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam Việt Nam. Dấu mốc quan trọng đánh dấu chiến thắng của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước. Chính vì ý nghĩa quan trọng này, Dinh thự đã được công nhận là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt tại Việt Nam.

Khám phá công trình kiến trúc đặc biệt của Việt Nam

Công trình kiến trúc Dinh Độc Lập được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tỉ mỉ thiết kế theo từng ý nghĩa đặc biệt. Do đó, khi đến tham quan nơi này, bạn sẽ thấy ấn tượng ngay khi bước vào bởi thảm cỏ oval xanh ngát ở sân trước. Khu vực này còn có một hồ nước hình bán nguyệt thả hoa sen và hoa súng, gợi nên sự yên ả của biểu tượng Việt Nam.

Sponsor
Khám phá công trình kiến trúc đặc biệt của Việt Nam (Ảnh: Internet)
Khám phá công trình kiến trúc đặc biệt của Việt Nam (Ảnh: Internet)

Nơi làm việc của Tổng thống nằm ở khu nhà chính hình chữ T. Bao gồm 3 tầng chính, tầng nền, gác lửng, 2 tầng hầm và sân thượng để trực thăng đáp xuống. Phía bên trong sở hữu hơn 100 căn phòng với tất cả các đường nét đều dùng đường ngay sổ thẳng. Ngoài ra, hành lang, đại sảnh và kiến trúc của từng phòng đều mang ý nghĩa “chính đại quang minh” làm gốc.

Tầng 2 của Dinh thự được bao phủ bởi bức rèm hoa đá, tái hiện hình ảnh những cây trúc thanh tao. Vừa tạo thêm tính nghệ thuật, vừa giúp ánh sáng mặt trời có thể lọt vào không gian bên trong. Xung quanh khu nhà chính là những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ, những chậu cây kiểng và 4 sân quần vợt giải trí.

Ngoài ra, ở góc trái Dinh Độc Lập, phía đường Nguyễn Thị Minh Khai còn được xây dựng một nhà bát giác với đường kính 4m. Tọa lạc trên một gò đất cao, không xây tường kết hợp với mái ngói cong đậm nét cổ kính nên rát phù hợp để làm nơi hóng mát, thư giãn.

Tổng kết

Dinh Độc Lập là chứng nhân lịch sử quan trọng của dân tộc ta. Đồng thời, đây cũng là một điểm tham quan nổi tiếng giữa lòng Sài thành tấp nập. Nếu đến thăm thành phố Hồ Chí Minh thì đừng bỏ qua cơ hội tìm hiểu lịch sử nước nhà tại đây nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Sponsor
Xem thêm

Du Lịch Vịnh Hạ Long - Khám phá vùng đất tuyệt vời của Việt Nam

Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam. Được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, vịnh Hạ Long thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hệ sinh thái phong phú và các hoạt động thư giãn độc đáo. Bài ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này hay không?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(