Inbound Marketing tạo ra nhiều hơn 54% khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp so với các phương pháp tiếp thị trả phí truyền thống. Trong khi đó, theo báo cáo của Mashable, phương pháp này lại giúp các công ty giảm thiểu 62% chi phí bỏ ra so với các chiến lược marketing truyền thống.

Nếu đang điều hành một doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực Tiếp Thị – Truyền Thông thì chắc hẳn bạn đã nghe đến chiến lược Inbound Marketing kể trên. Vậy bạn có thắc mắc tại sao chiến lược này này là gì và vì sao nó lại đem lại kết quả vượt trội cho doanh nghiệp hay không? Hay Inbound Marketing áp dụng trong hoàn cảnh nào của doanh nghiệp là hiệu quả? Nếu bạn đang có những băn khoăn trên thì trong bài viết này hãy cùng BlogAnChoi khám phá Inbound Marketing và các dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần triển khai chiến lược này.

Inbound Marketing – Xu hướng tiếp cận khách hàng hiệu quả trong thời đại số

Inbound Marketing là phương pháp thu hút khách hàng bằng cách xây dựng và chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời thỏa mãn nhu cầu, mối quan tâm của người đọc. Hình thức Marketing chủ yếu của phương pháp này có thể là SEO, blog, podcast,…

Inbound Marketing có nhiều ưu điểm giúp doanh nghiệp phát triển trong cả ngắn hạn và dài hạn:

Inbound Marketing có nhiều ưu điểm giúp doanh nghiệp phát triển trong cả ngắn hạn và dài hạn (Ảnh: Internet)
Inbound Marketing có nhiều ưu điểm giúp doanh nghiệp phát triển trong cả ngắn hạn và dài hạn (Ảnh: Internet)
  • Thứ nhất, Inbound marketing đem lại hiệu quả chuyển đổi cao cho doanh nghiệp mà không cần đến những quảng cáo đắt tiền.
  • Thứ hai, Inbound Marketing giúp nâng cao nhận thức thương hiệu. Bởi Inbound Marketing sẽ dẫn lối khách hàng tiềm năng chủ động tìm kiếm doanh nghiệp thông qua Google, các trang blog hay mạng xã hội.
  • Thứ ba, Inbound Marketing là một khoản đầu tư dài hạn giúp xây dựng các mối quan hệ bền chặt với khách hàng mục tiêu và thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Cuối cùng, với tốc độ phát triển của Internet cũng như hành vi tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng, Inbound Marketing sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai.

Doanh nghiệp cần triển khai chiến dịch Inbound Marketing khi nào?

1. Website trả về sai dữ liệu khách hàng tiềm năng

Giả sử bạn có một cửa hàng bán xe nằm ở một vị trí đắc địa, đông người qua lại. Bạn quyết định thiết kế một cửa sổ trưng bày thật ấn tượng. Sau đó, lưu lượng khách hàng ghé vào cửa hàng bạn tăng nhanh chóng và lúc nào cũng đông đúc vào cuối tuần. Nhưng tuyệt nhiên, điều đó lại không giúp tăng trưởng doanh số bán hàng mà thậm chí còn làm chỉ số trên tụt dốc. Hẳn bạn đang cảm thấy “hoang mang” và khó hiểu trước tình huống này?

Tuy nhiên đây lại chính là thực trạng mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Lý do cho tình huống trên có thể là chiến lược thiết kế cửa sổ trưng bày của bạn đang nhắm sai đối tượng. Cụ thể, thay vì thu hút những khách hàng thực sự có nhu cầu mua xe thì nó lại đang hấp dẫn những em bé tiểu học hay những đối tượng không bao giờ lái xe hoặc bỏ lái xe suốt một thập kỷ.

Ví dụ trên cũng xảy ra tương tự khi bạn triển khai các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng online. Nếu bạn chỉ tạo ra nội dung để tạo lưu lượng truy cập mà không nghiên cứu chân dung, nhu cầu thực sự của khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ nhận về các dữ liệu khách hàng tiềm năng sai.

Do đó, hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn có nhiều điểm chung với thị trường cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Alexa hoặc Google Analytics để chắc chắn rằng bạn đang nghiên cứu và thu thập đúng các dữ liệu nhân khẩu học.

Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn có nhiều điểm chung với thị trường cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu (Ảnh: Internet)
Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn có nhiều điểm chung với thị trường cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu (Ảnh: Internet)

2. Lưu lượng truy cập website thấp

Có lẽ doanh nghiệp bạn đang thu hút và duy trì được số lượng lớn khách hàng thông qua các hoạt động gọi điện tư vấn, truyền miệng,… nhưng website của bạn lại như một “vùng đất hoang vu”, không ai muốn vào. Thực trạng này là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy doanh nghiệp bạn cần triển khai chiến lược Inbound Marketing.

Với chiến lược này bạn sẽ có những định hướng hướng rõ ràng nhất để triển khai xây dựng kho tài liệu, bài viết chia sẻ những thông tin giá trị. Qua đó, biến website của chính bạn trở thành “điểm đến” đáng tin cậy mỗi khi khách hàng của bạn gặp khó khăn. Hoặc đơn giản, đó sẽ là nơi mà khách hàng truy cập để thu nạp kiến thức về ngành hàng thường xuyên.

3. Khách truy cập không hứng thú với nội dung website

Ngay cả khi bạn có đủ lưu lượng truy cập từ những người có khả năng trở thành khách hàng nhưng liệu rằng website của bạn có đang thực sự tạo ra giá trị? Nếu đang do dự đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên thì đây là lúc doanh nghiệp bạn cần ngừng suy nghĩ về việc thu hút nhiều người hơn trên website. Thay vào đó, hãy bắt đầu nghĩ cách để bạn có thể khiến họ yêu thích nội dung, thương hiệu và doanh nghiệp ngay trên chính website.

Hãy bắt đầu nghĩ cách để bạn có thể khiến họ yêu thích nội dung, thương hiệu và doanh nghiệp ngay trên chính website (Ảnh: Internet)
Hãy bắt đầu nghĩ cách để bạn có thể khiến họ yêu thích nội dung, thương hiệu và doanh nghiệp ngay trên chính website (Ảnh: Internet)

Inbound Marketing chính là phương pháp giúp bạn đạt được điều đó nhanh chóng và hiệu quả nhất. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể triển khai tìm kiếm, nghiên cứu chủ đề nội dung theo xu hướng tìm kiếm và nhu cầu của khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp cần bắt đầu xây dựng kho nội dung, tài liệu có giá trị cao dựa vào kết quả nghiên cứu ở bước trên.

4. Website có traffic nhưng tỷ lệ chốt đơn thấp

Bạn có đủ lưu lượng truy cập và sở hữu lượng lớn người hâm mộ theo dõi, tương tác tích cực với thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội. Dường như, bạn chắc chắn đang làm mọi thứ đúng nhưng kết quả là bạn vẫn không bán được hàng.

Có một lý do đơn giản khiến điều này xảy ra đó là bạn đang thiếu những nút CTA hấp dẫn. Internet ngày nay đã tạo ra một thế hệ những người dùng có thời gian chú ý ngắn. Nếu bạn không thu hút sự chú ý của họ, bạn có thể bỏ lỡ và đánh mất họ. Do đó hãy đảm bảo rằng mọi thứ xuất hiện trên trang web của bạn đều có lời kêu gọi hành động rõ ràng.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Chiến lược 4Ps toàn diện của Bibica: Từ lớp marketing vỡ lòng đến "đế chế" bánh kẹo nội địa thoát khỏi nguy cơ bị nước ngoài "thâu tóm"

Bibica - thương hiệu bánh kẹo nội địa được thành lập và phát triển bởi người Việt Nam từ lâu đã trở thành một niềm tự hào và là cái tên quen thuộc gắn liền với đời sống của người tiêu dùng Việt. Trải qua hơn 20 năm phát triển với nhiều thăng trầm, từng đứng trước nguy cơ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận