Pháp là một đất nước có nhiều biểu tượng văn hóa thú vị và có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch, nhưng bạn có biết rằng nhiều điều trong số đó không hề có nguồn gốc từ chính đất nước này không? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 biểu tượng văn hóa Pháp nhưng lại…không đến từ Pháp nào.

1. Nụ hôn kiểu Pháp

Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)
Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia đồng ý rằng hôn lưỡi hoàn toàn không phải là một truyền thống của người Pháp. Nụ hôn này được nhắc đến lần đầu trong văn học trong Kama Sutra – một cuốn sách nổi tiếng được viết trước khi Pháp tồn tại như một quốc gia. Bản thân nụ hôn này có niên đại – ít nhất – từ thế kỷ thứ năm trước công nguyên. Một số người ghi nhận Alexander đại đế đã truyền bá nhận thức về nụ hôn “kiểu Pháp” khi ông chinh phục Ấn Độ.

Cái tên “nụ hôn kiểu Pháp” được đặt bởi những người Mỹ đến thăm đất nước này vào thế kỷ 18, 19. Ở đây, phụ nữ tình cảm hơn ở Mỹ, nơi được thành lập bởi những người theo đạo và coi hôn là hành vi chỉ xuất hiện trong phòng ngủ. Các nam du khách người Mỹ đã lan truyền tin tức về việc nhận được “nụ hôn kiểu Pháp” và khiến kiểu hôn này được mặc định là của người Pháp.

2. Bánh mì nướng kiểu Pháp

Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)
Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)

Món bánh mì thơm ngon mà bạn gọi là bánh mì nướng kiểu Pháp hoàn toàn không phải là món Pháp. Trên thực tế, công thức này đã có từ rất lâu đời nên nó đã được ăn từ trước khi nước Pháp tồn tại.

Người La Mã cổ đại sống vào đầu thế kỷ thứ năm thường xuyên ăn món mà chúng ta gọi là bánh mì nướng kiểu Pháp. Công thức của họ yêu cầu ngâm bánh mì trong sữa rồi chiên trong bơ hoặc dầu, gần giống như cách nấu ngày nay.

Theo truyền thuyết, sự biến tấu trong công thức hiện đại được một chủ quán trọ ở Albany, New York tên là Joseph French thêm vào. Ông bắt đầu làm bánh mì nướng kiểu này cho khách hàng vào năm 1724 và món ăn nhanh chóng được ưa chuộng. Phiên bản bánh mì nướng kiểu Pháp được ăn ngày nay không được đặt tên theo quốc gia mà được đặt theo tên của Joseph French.

3. Móng tay kiểu Pháp

Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)
Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)

Kiểu móng này được phát minh vào năm 1927, bởi chuyên gia thẩm mỹ nổi tiếng Hollywood Max Factor.

Móng tay màu hồng, đầu trắng đã phổ biến trong nhiều năm trước khi trở thành xu hướng khi xuất hiện trên sàn diễn thời trang Paris. Kiểu dáng này đã gắn liền với thời trang Pháp kể từ đó, mặc dù ban đầu nó được phát minh ra ở California.

4. Kèn Pháp

Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)
Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)

Nhạc cụ này không được phát minh ở Pháp nhưng thiết kế phức tạp của nó khiến người Anh gọi nó là kèn Pháp.

Kèn sừng được phát minh chủ yếu để săn bắn và không được sử dụng trong các tác phẩm âm nhạc cho đến những năm 1500. Khi những chiếc kèn truyền thống được sửa đổi với phần đầu to, loe ra, biệt danh kèn sừng Pháp được áp dụng vào những năm 1600. Thực tế, người phát minh ra loại kèn này lại mang quốc tịch Đức.

5. Bím tóc kiểu Pháp

Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)
Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)

Lịch sử của bím tóc kiểu Pháp có từ trước khi nước Pháp tồn tại.

Kiểu thắt bím này đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại – nơi phụ nữ thắt bím được miêu tả trong nghệ thuật – hay thậm chí là ở Châu Phi cổ đại – các bức vẽ trên đá thể hiện kiểu tết này từ cách đây 6.000 năm. Các chiến binh Celtic sử dụng kiểu tóc này khi châu Âu mới chỉ có các bộ lạc và phụ nữ Trung Quốc cũng đã sử dụng chúng phổ biến ở thời Tống.

Bím tóc kiểu Pháp là một trong những kiểu tóc lâu đời nhất và phổ biến nhất, nhưng năm 1871, một truyện ngắn đăng trên tạp chí Arthur’s Home ở Hoa Kỳ với chi tiết người chồng bảo vợ mình thắt bím tóc kiểu Pháp đã khiến kiểu tóc gắn với cái tên này.

6. Mũ nồi

Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)
Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)

Mũ nồi là một biểu tượng mang tính biểu tượng của Pháp dù nó không được phát minh ở Pháp.

Kinh thánh kể rằng chiếc mũ nồi được phát minh bởi Noah. Sau khi ông phát hiện ra một số sợi len bị giẫm nát gần chuồng cừu của mình, sợi len trở thành vải nỉ và được Noah cắt thành hình tròn và đội trên đầu.

Mũ nồi được đội từ ​​thời Hy Lạp cổ đại (khoảng năm 1500 trước công nguyên) hoặc sớm hơn và trở thành chiếc mũ phổ biến nhất dành cho nam giới thời Trung Cổ.

Nguồn gốc của chiếc mũ không rõ ràng nhưng chắc chắn những người chăn cừu ở Pháp đã giúp kiểu mũ này trở nên phổ biến. Những người chăn cừu làm việc trên các cánh đồng quanh dãy Pyrenees ở Pháp đội mũ len để giữ ấm trong những đêm lạnh giá vào những năm 1600 và đầu những năm 1700. Các nghệ sĩ người Pháp sống ở vùng tả ngạn của Paris khiến phong cách này nổi tiếng vào những năm 1800 và 1900 – đây cũng là lúc chiếc mũ nồi trở thành biểu tượng mang tính biểu tượng của các nghệ sĩ Pháp và nói rộng hơn là người Pháp.

Người Pháp là những người đầu tiên sử dụng mũ nồi trong quân đội. Lính Pháp bắt đầu đội mũ nồi từ thế kỷ 19 và ngày nay, mũ nồi được lính Mỹ và quân nhân trên khắp thế giới đội.

7. Khoai tây chiên

Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)
Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)

Khoai tây chiên được phát minh ở Bỉ. Truyền thuyết của Bỉ kể rằng người ta đã chiên khoai tây vào những năm 1600, khi dân làng thái và chiên khoai tây như cách họ thái và chiên cá.

Vào Thế chiến I, lính Mỹ đóng quân ở Bỉ đã nếm thử khoai tây chiên và tạo ra biệt danh khoai tây chiên Pháp vì ngôn ngữ chính thức của Bỉ là tiếng Pháp.

8. Nước sốt kiểu Pháp

Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)
Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)

Nước sốt kiểu Pháp không giống như nước sốt salad ở Pháp – thứ bao gồm dầu và giấm. Công thức pha chế làm từ cà chua được gọi là “nước sốt kiểu Pháp” rất có thể là một phát minh của Mỹ và nguồn gốc của nó vẫn còn là một bí ẩn.

Nước sốt trộn salad trở nên phổ biến ở Mỹ vào những năm 1800 và nhiều doanh nhân đã bắt đầu đóng gói và bán công thức làm nước sốt của riêng họ. Công ty Campbell Soup là một trong những doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nước sốt salad từ rất sớm. Họ xuất bản các công thức làm nước sốt salad từ trước Thế chiến II. Có lẽ chính họ là người đầu tiên thêm cà chua vào món sốt kiểu Pháp và khiến hương vị này trở thành tiêu chuẩn mà giờ ta gọi là nước sốt kiểu Pháp.

9. Tóc xoắn kiểu Pháp

Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)
Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)

Kiểu tóc xoắn này có nguồn gốc từ thời trang Hy Lạp cổ đại. Phụ nữ ở Hy Lạp cổ đại để tóc xoắn và tết thành nhiều kiểu phức tạp.

Tóc xoắn kiểu Pháp cực kì phổ biến vào cuối thời Victoria vào những năm 1890. Vẻ ngoài lạ mắt có thể đã góp phần tạo nên tên gọi của nó. Ở cả Anh và Mỹ vào thời điểm đó, có nhiều thứ được cho là của Pháp nhưng thực ra không phải là phát minh của Pháp.

10. Bánh sừng bò

Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)
Biểu tượng văn hóa Pháp này thực ra không đến từ Pháp (Ảnh: Internet)

Bánh sừng bò là một trong những điều đầu tiên mọi người nghĩ đến khi nhắc đến nước Pháp. Thế nhưng, chiếc bánh ngọt hình lưỡi liềm, béo ngậy, xốp này không phải của Pháp.

Cách đây không lâu, bánh sừng bò rất khó tìm thấy ở Pháp. Vào những năm 1800, chúng chỉ có thể được mua tại các tiệm bánh chuyên dụng ở Vienna, những tiệm bánh này chỉ có ở những khu dân cư giàu có ở Paris. Vào những năm 1800, ngay cả người Pháp cũng biết rằng những chiếc bánh ngọt bơ này là một món ngon nước ngoài rất khó tìm.

Bánh sừng bò có nguồn gốc từ Áo, nơi nó được gọi là kipfel. Đây là một loại bánh hình lưỡi liềm được làm từ nhiều bơ hoặc mỡ lợn, đôi khi rắc đường và hạnh nhân, và rõ ràng là tiền thân của bánh sừng bò thời hiện đại. Kipfel, ông tổ của bánh sừng bò thời hiện đại, đã tồn tại từ năm 1227.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Group Polarization là gì? Tại sao nhóm càng thảo luận, quan điểm càng cực đoan?

Bạn đã bao giờ thấy một nhóm bạn bè đưa ra những ý kiến cực đoan hơn khi cùng nhau thảo luận về một vấn đề nào đó chưa? Đó không phải là trùng hợp đâu! Cùng tìm hiểu hiện tượng Group Polarization - Cực đoan hóa nhóm hay Phân cực nhóm - và lý giải tại sao các ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận