“Thật tuyệt vời khi bên ta có một người mang tên là tri kỉ”, với sinh viên đó chính là mì gói. Vừa tiện lợi, lại rẻ nên hầu như bạn nào cũng trữ vài “em” trong phòng, cao độ nhất là vào mùa thi, có khi lên đến vài chục “em”. Tuy nhiên ai cũng biết rằng ăn nhiều mì gói sẽ không tốt cho cơ thể, không ăn mì gói lại càng là điều bất khả thi. Vậy nên hôm nay Bloganchoi sẽ giới thiệu bạn 3 bí quyết để “cải tổ” món mì gói mà chúng ta ăn bấy lâu nay.

Sponsor

Thông thường chúng ta nấu mì gói bằng cách bỏ mì vào một cái tô, cho gói gia vị và nước sôi vào, chờ trong khoảng 3 phút. Hoặc vừa cho nước sôi vào là dùng đũa trộn mì liên tục, thấy cọng mì hơi nở là “chén” ngay.

mì
Chúng ta thường ăn mì như thế này (Ảnh: Internet)
mì
Hoặc gói gia vị có thêm một ít rau sấy khô (Ảnh: Internet)

Đấy là phương pháp nấu mì sai, không đảm bảo cho sức khỏe, về lâu dài thì càng có hại hơn. Nếu ai là fan của Uncontrollably Fond thì chắc hẳn còn nhớ trong tập 1 (phút 20:45), anh Shin Joon Young (Kim Woo Bin) đã tự ngộ ra chân lí căn bệnh của mình “Cả ngày không ăn cơm, chỉ biết có ăn mì gói, thảo nào mà mình bệnh”, mặc dù khi nấu mì anh đã cho thêm một quả trứng.

mì
(Ảnh: Internet)

Nguyên nhân là: mì gói có 3 khuyết điểm “chết người”: hàm lượng dầu (chủ yếu là dầu cọ) khá cao; hàm lượng muối, mì chính khá nhiều; và cuối cùng là ít chất xơ, vitamin, khoáng chất;…

Vì thế, để không nạp một lượng lớn cacbohydrat từ mì bổ sung vô cơ thể chúng ta, hay muối, mì chính thì cần phải lưu ý những điều sau khi nấu mì:

Bỏ nước mì lần đầu tiên

Luộc mì trong một nồi nước sôi.

Khi mì chín, vớt mì ra và đổ bỏ nước đi (nước này còn chứa sáp). Theo các nhà nghiên cứu thì sợi mì được bao bọc bởi một lớp sáp, sau khi ăn vào thì phải mất từ 4 đến 5 ngày cơ thể mới bài tiết ra được.

Thêm nữa, dùng nhiều mì ăn liền sẽ dẫn đến nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.

Không cho thêm các gói gia vị

Thực tế là khi chúng ta bỏ gói gia vị vào nước đang sôi, thì sẽ đun sôi các thành phần trong gói bột súp, chủ yếu là bột ngọt, sẽ làm thay đổi các cấu trúc phân tử của bột ngọt sản sinh ra độc tố.

Thêm rau, thịt, trứng,…

Vì trong mì chủ yếu là cacbohydrat, không có chất xơ, vitamin,…nên khi nấu mì tốt nhất chúng ta nên thêm các loại thịt, rau củ để có thể bổ sung những chất cần thiết này, giúp cân bằng dinh dưỡng hơn. Đồng thời, những món ăn này cũng khiến tô mì của bạn trở nên ngon miệng hơn rất nhiều.

Với những bí quyết vô cùng đơn giản như thế này, bạn vừa có một tô mì ngon mà còn bổ dưỡng nữa.

mì
(Ảnh: Internet)
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Sponsor
Xem thêm

Độc lạ với Ốc né phô mai bảy màu

Bò né chắc hẳn là một món quá quen thuộc với các bạn trẻ nhưng dạo gần đây đã xuất hiện một món ăn mới đặc biệt với tên gọi vô cùng hấp dẫn: ốc né phô mai 7 màu
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này ok không?
Có 4 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(