Chúng ta thường có xu hướng tin vào những thông tin truyền miệng và không phải những khám phá của các nhà khoa học, kể cả về cơ thể phụ nữ. Hãy cùng BlogAnChoi sửa lại 8 lầm tưởng về kì “rụng dâu” mà con gái hay mắc phải nhé.
1. Kì “dâu rụng” của bạn đồng bộ với người khác
Chúng ta thường tin là chu kỳ kinh nguyệt của những người thân thiết với nhau như bạn bè hay chị em sẽ trùng ngày với nhau. Nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu chuyện này từ năm 1971 và cuối cùng đi đến kết luận rằng đây chẳng qua chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.
Không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh rằng được kì kinh nguyệt của phụ nữ đồng bộ hóa với nhau. Lý do của tin đồn này có thể là do hầu hết chu kỳ của nữ giới đều dài 28 ngày.
2. Băng vệ sinh và tampon vô trùng bên trong bao bì
Băng vệ sinh và tampon không vô trùng! Nếu chúng được bảo quản không đúng cách thì vi khuẩn và nấm mốc có thể sinh sôi nảy nở rất mạnh bên trong chúng.
Ngay cả khi những sản phẩm này trông vẫn bình thường thì tốt nhất bạn cũng không nên sử dụng chúng sau hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng trung bình của các sản phẩn này là 5 năm.
3. Không thể bơi khi đang “rụng dâu”
Nhiều phụ nữ thường tránh đi bơi khi đang trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản phụ khoa, bạn hoàn toàn có thể bơi lội bình thường vì hoạt động này không gây hại cho sức khỏe.
Hơn nữa, bơi lội, cũng như các hoạt động thể chất khác, có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng tampon nếu định bơi ở bể bơi công cộng và không muốn làm bẩn nước ở đó.
4. Xấu hổ khi mua băng vệ sinh
Một số cô gái cảm thấy xấu hổ khi mua băng vệ sinh nơi công cộng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng kinh nguyệt là quá trình tự nhiên của cơ thể và việc mua các sản phẩm vệ sinh cũng bình thường như mua giấy vệ sinh vậy.
5. Cốc nguyệt san tốt cho tất cả mọi người
Cốc nguyệt san được quảng cáo là một giải pháp thay thế băng vệ sinh thân thiện với môi trường, vệ sinh và rẻ tiền. Tuy nhiên, theo các bác sĩ phụ khoa, một số phụ nữ không thể sử dụng cốc nguyệt san do cấu tạo cơ thể. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi sử dụng cốc nguyệt san thì vẫn nên chọn băng vệ sinh hoặc tampon nhé.
6. Băng vệ sinh gây nguy hiểm cho sức khỏe
Có rất nhiều câu chuyện đáng sợ trên mạng về việc băng vệ sinh có thể nguy hiểm như thế nào và không phải lúc nào chúng cũng sai. Đúng là việc sử dụng băng vệ sinh hay tampon có thể dẫn đến hội chứng sốc độc tố (TSS, nhưng đây là trường hợp rất hiếm gặp chỉ phát sinh khi một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Khả năng mắc TSS sẽ giảm đáng kể nếu bạn sử dụng băng vệ sinh theo hướng dẫn trên bao bì, nghĩa là thay băng vệ sinh ít nhất 8 giờ một lần và tuân theo các quy tắc vệ sinh khác như dùng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh để lau rửa đúng cách.
7. Băng vệ sinh có độ thấm hút càng cao thì càng ít phải thay băng
Các gói băng vệ sinh thường dùng hình giọt nước để minh họa khả năng thấm hút của chúng. Một giọt có nghĩa là khả năng thấm hút tối thiểu trong khi 5 giọt trở lên là thiết kế tiên tiến để thấm hút vượt trội hơn.
Nhưng bất kể số giọt in trên bao bì là bao nhiêu thì bạn vẫn cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 đến 8 giờ một lần hoặc thường xuyên hơn trong thời tiết nóng hoặc phải hoạt động mạnh.
8. Có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày
Băng vệ sinh hàng ngày được thiết kế để giữ cho bạn khô mát suốt cả ngày và đồ lót luôn khô ráo và sạch sẽ. Nhưng theo các bác sĩ phụ khoa, bạn không nhất thiết phải sử dụng chúng hàng ngày mà tốt nhất chỉ nên sử dụng chúng vào những dịp nhất định, chẳng hạn như trong những ngày cuối của kỳ kinh nguyệt chẳng hạn. Bạn cũng nên tránh dùng các loại băng vệ sinh có mùi thơm vì chúng có thể làm mất cân bằng độ pH của cơ thể đấy nhé.
Bạn có thể đọc thêm:
- 6 điều kỳ lạ về giấc ngủ có thể bạn chưa biết
- Cơ thể thiếu muối ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ?
- Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin cần phải bổ sung ngay