Đại diện cho hai nền âm nhạc phát triển của phương Đông và phương Tây, nhạc KPOP và American có những sự khác nhau nhất định. Điều này được thể hiện qua nhiều phương diện, và dưới đây theo Koreaboo là 7 điều cơ bản, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!
1. Quá trình lựa chọn
Trong âm nhạc Mỹ, các hãng nhạc thường chọn các ngôi sao dựa trên tài năng thiên bẩm của họ.
Ca sĩ dự kiến sẽ được đào tạo trình độ và kỹ năng cần thiết để trở thành nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp tại thời điểm thử giọng hoặc ký hợp đồng. Bất kỳ khóa đào tạo nào ca sĩ tham gia trước khi ký hợp đồng đều trong thời gian riêng và bằng tiền riêng của họ.
Còn các thần tượng lại khác, họ có thể được chọn vì một số lý do. Nhiều người như Jin của BTS, đã được chú ý trên đường phố vì ngoại hình nổi bật của anh chàng.
Hoặc với những trường hợp của nghệ sĩ khác, họ được chọn một cách có chiến lược, đó là dựa trên quốc tịch của họ. Để thu hút khán giả toàn cầu, các nhóm KPOP thường bao gồm các thành viên từ nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc…
…Nhật Bản…
… Thái Lan…
và Bắc Mỹ.
Thần tượng sẽ không bắt buộc phải có kỹ năng chuyên nghiệp ngay từ khi đi casting vì mỗi người đều trải qua nhiều năm đào tạo nghiêm ngặt trước khi ra mắt.
2. Hệ thống học viên
Trong âm nhạc Mỹ, không có một hệ thống thực tập sinh tiêu chuẩn. Các nhóm nhạc nam và nữ nổi tiếng thập niên 1990 như The Spice Girls và Backstreet Boys được thành lập thông qua các buổi thử giọng mở và ra mắt ngay lập tức trong vòng 1-2 năm. Sau khi một nhóm được thành lập như vậy, hiếm khi có câu hỏi đặt ra liệu nhóm này có khả năng ra mắt hay không.
Trong KPOP, thời gian đào tạo thực tập sinh dài hơn và không chắc chắn hơn. Thần tượng đầu quân vào một công ty mà có lẽ chính bản thân họ cũng không biết chắc chắn rằng cuối cùng họ có thể trở thành một phần của nhóm nhạc sắp debut hay không. Đây không phải là điều mới mẻ vì có những thực sinh có thời gian thực tập lên đến bảy năm mà vẫn chưa có cơ hội ra mắt. Thủ lĩnh Jihyo của TWICE được coi là ví dụ điển hình vì cô đã có thời gian đào tạo trong 10 năm trước khi ra mắt!
3. Tài lẻ
Trong nhạc pop Mỹ, việc sở hữu một năng khiếu thanh nhạc tốt là điều bắt buộc. Các kỹ năng bổ trợ như nhảy và diễn xuất rất được ưa thích nhưng không phải lúc nào cũng được yêu cầu là cần thiết.
Ngược lại trong thế giới KPOP, do các thực tập sinh với một số thần tượng được ra mắt nhưng hầu như lại không có khả năng ca hát. Ví dụ như SHINee, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng họ là những ca sĩ có khả năng ca hát tệ đến mức họ phải ra mắt với vai trò như một nhóm nhạc rap! Nhưng đổi lại nhiều năm rèn luyện thanh nhạc bài bản đã giúp họ trở thành một trong những nhóm nhạc có khả năng ca hát nổi tiếng nhất hiện nay.
Đại đa số các thần tượng KPOP có thể không được kỳ vọng quá nhiều về khả năng thanh nhạc như các nghệ sĩ Âu-Mỹ, nhưng họ bắt buộc phải có những tài lẻ thực sự nổi bật như diễn xuất, khả năng tham gia chương trình tạp kỹ,…
Các tài lẻ của họ phải thực sự đa dạng và khác biệt giữa rừng nghệ sĩ trẻ của showbiz Hàn bởi đối với nhiều thần tượng, ca hát chỉ là khởi đầu và không là sự nghiệp theo đuổi lâu dài.
4. Tuổi nghề
Một trong những lý do khiến các thần tượng KPOP phải có nhiều tài năng như vậy là vì sự nghiệp thần tượng của họ ngắn hơn nhiều so với sự nghiệp của các nghệ sĩ nhạc pop Mỹ. Hầu hết các sự nghiệp của thần tượng chỉ kéo dài khi họ có tuổi đời rất trẻ và khi vẫn còn sở hữu ngoại hình trẻ trung, xinh đẹp bởi sự chú trọng rất lớn của fan hâm mộ KPOP là về ngoại hình.
Điều này đặc biệt đúng với các thần tượng trong các nhóm nhạc KPOP, những người có thể không có thế mạnh về giọng hát như các giọng hát chính hoặc rapper chính trong cùng nhóm nhạc.
Trong KPOP, các ca sĩ có xu hướng trải không giữ gìn được sự nổi tiếng một khi họ bước vào tuổi ba mươi, nhưng trong nhạc pop Mỹ, tuổi tác chỉ đơn giản là một con số. Nữ hoàng nhạc Pop Madonna đã khởi nghiệp ca hát như một ca sĩ đơn ca từ những năm 1980 và gần sáu mươi tuổi, độ nổi tiếng của bà dường như không có dấu hiệu chậm lại. Điều này gần như chưa từng nghe thấy ở KPOP.
5. Viết nhạc
Đối với các nghệ sĩ nhạc pop người Mỹ, đặc biệt là các ca sĩ solo, họ cần có sự tập trung mạnh mẽ vào tính độc đáo và bản sắc cá nhân. Hầu hết các ca sĩ viết hoặc sáng tác các bài hát của riêng họ hoặc, nếu không họ cũng có tiếng nói quan trọng trong quá trình sáng tác. Các bài hát thường dựa trên kinh nghiệm sống và mang tính cá nhân sâu sắc.
Mặt khác, nhiều thần tượng KPOP phụ thuộc vào các nhà sản xuất âm nhạc để tạo ra âm nhạc cho riêng họ. Vì lịch trình một ngày của các thần tượng tượng tương lai chỉ xoay quanh kỹ năng thanh nhạc và luyện tập vũ đạo, sáng tác âm nhạc không phải là kỹ năng họ bắt buộc và cần phải học, họ thường không được học (hoặc chỉ có cơ hội) sáng tác sau sự nghiệp thần tượng chấm dứt.
Nhưng quan điểm này đang dần được thay thế bởi các thành viên của nhóm nhạc toàn cầu BTS. Các thành viên tài năng của BTS đều có khả năng viết nhạc, tham gia quá trình sản xuất nhiều bài hát riêng của họ.
6. Trung thành với công ty quản lý
Ở Hàn Quốc, các nghệ sĩ thể hiện sự trung thành mạnh mẽ đối với công ty quản lý của họ hơn so với các nghệ sĩ Mỹ. Các công ty giải trí KPOP không chỉ đơn thuần là công ty đơn thuần: chúng chính là thương hiệu của họ. Người hâm mộ KPOP thường có nhận thức rất rõ về công ty mà thần tượng của họ đầu quân.
Trong KPOP, một nỗ lực mạnh mẽ tạo ra một môi trường hoạt động giải trí giống như gia đình của nghệ sĩ trong mỗi công ty. Các công ty giải trí KPOP lớn như SM Entertainment thường tổ chức các sự kiện hòa nhạc cho nhóm nhạc đình đám của họ, trong đó các ngôi sao lớn và đang lên của họ kết hợp với nhau và biểu diễn cùng nhau để quảng bá toàn bộ công ty. Hầu hết các công ty nhạc pop của Mỹ dường như đang thiếu kiểu môi trường hoạt động “thân thiện” như Hàn Quốc.
7. Album nhiều thứ tiếng
Các nghệ sĩ nhạc pop người Mỹ phát hành album hoàn toàn bằng tiếng Anh, và có đôi khi bằng tiếng Tây Ban Nha. Họ không cần thiết phải phát hành nhiều album bằng nhiều thứ tiếng khác nhau cho các thị trường âm nhạc khác nhau hoặc để quảng bá toàn cầu.
Tuy nhiên, các nghệ sĩ KPOP thường sẽ thu âm cùng một album bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như Hàn, Trung, Nhật,…Điều này được rất đông nhóm nhạc thần tượng thực hiện vì để thu hút khán giả trong bối cảnh KPOP đang lan rộng khắp châu Á.
Một số bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:
- Jimin (BTS) khuấy đảo làng thời trang Hollywood khi lọt top mỹ nam mặc đẹp của CQ
- “Đội Avengers của KPOP” SuperM xác nhận debut để tấn công thị trường Mỹ: Vì sao vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều?
- 8 màn kết hợp Á-Âu “hết sẩy” của sao Hàn với các nghệ sĩ trời Tây
Các bạn nhớ theo dõi BlogAnChoi thường xuyên để cập nhập nhanh nhất những thông tin giải trí thú vị nhé!
Âm nhạc của BLACKPINK mang hướng US-UK nhất nhỉ