Con người luôn tồn tại nhờ vào các mối quan hệ, để có thể nhận sự giúp đỡ và đồng hành khi gặp khó khăn. Đó là lý do vì sao kỹ năng networking lại quan trọng đến vậy, đặc biệt là trên hành trình phát triển sự nghiệp. Tuy quan trọng là vậy, nhưng vẫn có những hiểu nhầm về networking. Vậy đó là những hiểu nhầm gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Networking là gì?

Trước khi đi sâu vào các hiểu lầm thường gặp về networking, chúng ta cần hiểu “networking là gì?”.

Theo từ điển Oxford, “networking” được định nghĩa là “a system of trying to meet and talk to other people who may be useful to you in your work”, dịch nôm na sang tiếng Việt có nghĩa là “hệ thống các mối quan hệ có thể sẽ hữu ích cho công việc trong tương lai”.

Khái niệm này bắt nguồn từ lĩnh vực kinh doanh, khi các chuyên gia gặp gỡ để trao đổi thông tin, tạo cơ hội hợp tác và phát triển nghề nghiệp. Ngày nay, kỹ năng networking không chỉ áp dụng trong công việc mà còn là công cụ để xây dựng các mối quan hệ cá nhân, học hỏi và tạo dựng sự nghiệp lâu dài.

5 hiểu nhầm về networking thường gặp

Có rất nhiều lầm tưởng về việc xây dựng và mở rộng networking khiến kỹ năng này đôi khi trở thành “ác mộng” với nhiều người, cụ thể là:

1. Networking chỉ hiệu quả khi trò chuyện trực tiếp

Keith Ferrazzi, tác giả của Never Eat Alone, từng chia sẻ rằng: “Thành công trong networking không phải là bạn gặp ai hay gặp bằng phương thức nào, mà là bạn có thể tạo ra cảm giác kết nối thật sự với người khác hay không”.

Điều này có nghĩa là, chất lượng mối quan hệ không nằm ở hình thức gặp gỡ mà phụ thuộc vào cách bạn đầu tư và thể hiện sự quan tâm của mình với mối quan hệ đó.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ rằng xây dựng networking hiệu quả là phải trò chuyện trực tiếp cùng nhau. Quan niệm này xuất phát từ thói quen truyền thống khi mà việc gặp gỡ trực tiếp thường được xem là bước đệm quan trọng để tạo dựng niềm tin.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc kết nối trực tuyến dần được xem là cách networking hiệu quả không kém. Các mạng xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn hay ứng dụng Cake Meet của Cake – Global Talent Platform đều có thể giúp bạn kết nối và trò chuyện với bất kỳ ai ở mọi ngành nghề và quốc gia.

2. Không cần chuẩn bị gì trước khi tham gia networking

Một trong những sai lầm khi networking còn là thiếu sự chuẩn bị. Theo một nghiên cứu từ Đại học Princeton, người đối diện chỉ cần 7 giây để hình thành nhận định về bạn. Vì vậy, nếu bạn không chuẩn bị nội dung chia sẻ hoặc không biết cách giới thiệu bản thân một cách chuyên nghiệp, thì bạn đang tự đánh mất cơ hội của mình.

Theo ông David Rubie-Todd, để tận dụng tối đa giá trị của buổi networking, bạn nên tìm hiểu thông tin về sự kiện và khách mời, chuẩn bị phần giới thiệu bản thân (elevator pitch) thật ngắn gọn, súc tích và thuyết phục. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên chuẩn bị sẵn những câu hỏi liên quan để giúp buổi trò chuyện có chiều sâu hơn.

3. Không chủ động mở rộng kết nối

Theo nghiên cứu của Mark Granovetter về “sức mạnh của các mối quan hệ yếu” (The Strength of Weak Ties), các mối quan hệ không quá gần gũi lại có thể mang đến cơ hội lớn hơn so với các mối quan hệ thân quen. Một người có 30 người bạn thân sẽ chỉ kết nối được với khoảng 30 x 30 = 900 người thông qua các mối quan hệ này. Trong khi đó, cũng là người đó với 30 mối quan hệ yếu lại có thể kết nối được với hàng nghìn người.

Do đó, kỹ năng networking không chỉ là việc giữ các mối quan hệ hiện có, mà còn là việc chủ động tìm kiếm và xây dựng những kết nối mới. Nếu không chủ động mở rộng networking, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ những người có thể mang lại giá trị cho công việc và sự nghiệp của mình.

4. Để mọi thứ “trôi vào quên lãng” sau khi trao đổi thông tin

Một trong những cách networking hiệu quả là trao đi giá trị nhưng nhiều người chỉ dừng ở việc cung cấp thông tin liên lạc và không làm gì thêm. Việc gửi một email cảm ơn ngắn gọn hay nhắn tin trao đổi thêm về chủ đề đã thảo luận không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với đối tượng networking mà còn mở ra cơ hội để chia sẻ thêm những thông tin hữu ích, hoặc đề xuất cơ hội hợp tác.

5. Networking chỉ dành cho người hướng ngoại

Hiểu nhầm về networking phổ biến nhất chính là chỉ những người hướng ngoại mới có thể xây dựng mối quan hệ hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.

Theo nghiên cứu của Adam Grant, giáo sư tại Đại học Wharton, đồng thời là tác giả cuốn sách “Give and Take”, người hướng nội cũng hoàn toàn có thể nâng cao kỹ năng networking nếu biết cách tận dụng thế mạnh của mình. Thay vì chú trọng vào số lượng, người hướng nội thường tạo dựng những kết nối sâu sắc và bền vững thông qua việc lắng nghe và trò chuyện chân thành. Điều này giúp họ xây dựng được sự tin tưởng, mở ra nhiều cơ hội mới trong công việc lẫn cuộc sống.

Networking hiệu quả cùng Cake Meet

Meet là tính năng được tích hợp trên ứng dụng Cake: Job & Networking, phát triển bởi Cake – Global Talent Platform. Bạn không chỉ có thể kết nối, trò chuyện và hợp tác làm việc cùng nhà tuyển dụng, headhunter, ứng viên, mentor mà cả các chuyên gia, nhà khởi nghiệp, freelancer hay KOL/KOC.

5 hiểu lầm thường gặp về networking Cake Meet công cụ tìm việc làm Job Networking networking Networking là gì

Sau khi tạo hồ sơ, bạn cần tùy chọn đối tượng mong muốn kết nối bằng cách quẹt trái/phải đơn giản. Quẹt phải có nghĩa là bạn thấy người đó “hợp vibe”, ngược lại, quẹt trái có nghĩa là muốn “loại” hồ sơ này. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ uy tín của người dùng vì tất cả hồ sơ đều được đội ngũ admin của Cake Meet duyệt thủ công.

Bên cạnh đó, bạn cũng không cần lo lắng bị bí ý tưởng trò chuyện vì sau khi “match” thành công, ứng dụng này sẽ liên tục gợi ý những chủ đề liên quan đến công việc hay ho, giúp cả hai bạn tương tác thoải mái và gần gũi nhất.

Tải APP miễn phí tại: Google Play hoặc App Store

Tóm lại là…

Xây dựng networking không phải là một “trò chơi” ngắn hạn để đổi lấy những mối quan hệ theo dạng “mì ăn liền”. Đây là hành trình dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và chân thành. Chúc bạn sớm có được những mối quan hệ chất lượng!

Xem thêm

Khám phá ngay: iOS 18.2 Developer Beta 4 mang đến những bất ngờ gì?

Bản beta thứ 4 của iOS 18.2 đã chính thức được phát hành, giới thiệu một số điều chỉnh nhỏ về giao diện người dùng và cải thiện hiệu năng. Những thay đổi này cho thấy Apple đang tập trung vào việc hoàn thiện hệ điều hành trước khi ra mắt rộng rãi vào đầu tháng 12.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận