Cơ thể chúng ta có những cách giao tiếp rất thú vị mà nếu biết cách giải đọc thì giúp ích rất nhiều cho chất lượng cuộc sống. Một trong những biểu hiện rõ nhất của sức khỏe chính là phân – chủ đề mà chẳng ai muốn nhắc đến cả. Nhưng hãy cùng BlogAnChoi nhìn xem 11 màu sắc và kiểu dáng của “phưn” nói cho ta biết điều gì về sức khỏe nhé.

1. Phân màu trắng

Phân màu trắng hoặc màu đất sét (Nguồn: Internet)
Phân màu trắng hoặc màu đất sét (Nguồn: Internet)

Phân màu trắng hoặc màu đất sét là khá bất thường. Màu này xuất hiện do gan không sản xuất mật – một chất lỏng tiêu hóa quan trọng được lưu trữ trong túi mật và làm cho phân có màu nâu bình thường – hoặc mật không chảy vào ruột non để phân hủy thức ăn.

Nếu bạn thấy phân có màu này thì có thể bạn đang mắc các bệnh về gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc xơ gan. Ngoài ra, một số loại thuốc như bari sử dụng khi chụp X-quang đường tiêu hóa và một số thuốc kháng axit có chứa nhôm hydroxit, cũng có thể làm đổi màu phân. Hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu thấy xuất hiện tình trạng này nhé.

2. Phân màu xanh

Có nhiều lí do khiến phân đổi thành màu xanh (Nguồn: Internet)
Có nhiều lí do khiến phân đổi thành màu xanh (Nguồn: Internet)

Ăn thực phẩm màu xanh lá cây như bông cải xanh, cải xoăn và rau chân vịt là lời giải thích hợp lý nhất cho lý do phân của bạn ó màu xanh. Chất diệp lục mang lại màu xanh cho những loại rau này cũng có thể “nhuộm màu” phân của bạn.

Việc sử dụng chất kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và thay đổi màu sắc của phân. Những loại thuốc này sẽ làm thay đổi hệ vi khuẩn trong ruột và dẫn đến phân có màu hơi xanh. Một số loại thuốc khác lại gây khó chịu cho dạ dày và gây tiêu chảy với phân có màu hơi xanh do có dịch mật hòa trộn bên trong.

Phân màu xanh lục còn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng trong cơ thể khi chúng khiến các chất trong ruột và mật không được hấp thụ.

3. Phân màu vàng nâu

Màu vàng nâu là màu thường gặp đúng không nhỉ? (Nguồn: Internet)
Màu vàng nâu là màu thường gặp đúng không nhỉ? (Nguồn: Internet)

Màu vàng nâu của phân xuất hiện do mật và bilirubin. Bilirubin được sản xuất trong gan bởi các tế bào hồng cầu, trộn với mật trong túi mật trước khi đi vào ruột, nơi vi khuẩn phá vỡ nó và bị bài tiết ra ngoài theo phân hoặc nước tiểu.

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến phân có màu vàng nâu là chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện bởi các tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm các bệnh về gan và túi mật, rối loạn tuyến tụy, bệnh celiac, hội chứng Gilbert, nhiễm giardia, căng thẳng tâm lí và chế độ ăn uống không hợp lý.

4. Phân màu đen

Đây cũng có thể là báo hiệu của tình trạng sức khỏe không tốt (Nguồn: Internet)
Đây cũng có thể là báo hiệu của tình trạng sức khỏe không tốt (Nguồn: Internet)

Phân đen có thể xuất hiện khi bạn ăn các loại thực phẩn có màu sẫm như củ cải đường hoặc uống sắt bổ sung. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu chảy máu ở đường tiêu hóa trên.

Nếu phân có màu đen và có mùi khó chịu thì rất có thể bạn đang bị loét dạ dày, viêm dạ dày hoặc polyp đại tràng. Bạn nên tới gặp bác sĩ để được nội soi đường tiêu hóa và chữa trị kịp thời nhé.

5. Phân màu đỏ

Phân đỏ xảy ra do nhiều lí do, không phải mọi trường hợp đều nguy hiểm (Nguồn: Internet)
Phân đỏ xảy ra do nhiều lí do, không phải mọi trường hợp đều nguy hiểm (Nguồn: Internet)

Phân đỏ có thể xuất hiện do bạn tiêu thụ thực phẩm màu đỏ hoặc các loại thuốc có chứa chất tạo màu đỏ.

Nếu bạn nhận thấy những vệt đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu, đồng thời bị đau hoặc ngứa, thì rất có thể là do bạn đang bị trĩ, nứt hậu môn hoặc viêm ruột.

Nếu bạn đi ngoài có màu đỏ kèm theo sốt và khó chịu, hoặc máu vón cục như bã cà phê thì bạn nên tới bệnh viện ngay vì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng chảy máu trong đường tiêu hóa.

6. Phân cứng dạng hạt tròn

Đây là tình trạng táo bón (Nguồn: Internet)
Đây là tình trạng táo bón (Nguồn: Internet)

Nếu phân của bạn có dạng viên tròn nhỏ, cứng thì có thể bạn đang bị táo bón hoặc giảm tần suất “đi nặng” do chế độ ăn ít chất xơ hoặc ít hoạt động thể chất. Một số loại thuốc hoặc tình trạng bệnh lý cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ruột và gây ra tình trạng này.

7. Phân cứng

Đây là tình trạng táo bón (Nguồn: Internet)
Đây là tình trạng táo bón (Nguồn: Internet)

Nếu phân của bạn có hình trụ, xuất hiện các vết nứt trên bề mặt, khô và cứng thì có thể bạn đang bị táo bón nhẹ do ăn uống thiếu chất hoặc ngồi lâu. Phân này thường gặp trong các trường hợp táo bón chức năng (do chế độ ăn uống hoặc lối sống) và cho thấy phân đã ở trong ruột khoảng bảy ngày trước khi được đào thải ra ngoài.

8. Phân mềm và mịn

Phân hình trụ báo hiệu sức khỏe bình thường (Nguồn: Internet)
Phân hình trụ báo hiệu sức khỏe bình thường (Nguồn: Internet)

Phân khỏe mạnh thường có hình trụ, có chiều rộng bằng quả chuối, dài từ 10 đến 20cm và có độ đặc tương tự như kem mềm. Đây là dạng phân khi bạn có một hệ thống ruột khỏe mạnh, bình thường – có nghĩa là cứ một đến ba ngày là bạn lại “đi nặng” một lần.

9. Phân dạng giọt nước

Bạn đang có sức khỏe tốt nhé (Nguồn: Internet)
Bạn đang có sức khỏe tốt nhé (Nguồn: Internet)

Khi phân có độ đặc mềm và và có dạng giọt nhỏ, có cạnh rõ rệt thì được coi là bình thường đối với những người đi vệ sinh hai hoặc ba lần một ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn chính. Dạng phân này bài tiết dễ dàng và không gây hại cho sức khỏe.

10. Phân mềm

Đây là tình trạng đầu của bệnh tiêu chảy (Nguồn: Internet)
Đây là tình trạng đầu của bệnh tiêu chảy (Nguồn: Internet)

Phân mềm và “sệt” là giai đoạn đầu của bệnh tiêu chảy. Điều này có thể xảy ra khi đại tràng thải phân nhanh do thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống và mức độ hoạt động thể chất, căng thẳng cũng là một lí do tạo ra tình trạng này. Nếu phân không ở trong ruột đủ lâu thì nó sẽ không được xử lý đúng cách và vẫn đang chứa nước và các chất dinh dưỡng chưa được hấp thụ hoàn toàn.

11. Phân lỏng

Phân lỏng thường xuất hiện khi bạn bị tiêu chảy (Nguồn: Internet)
Phân lỏng thường xuất hiện khi bạn bị tiêu chảy (Nguồn: Internet)

Khi gặp tình trạng phân lỏng và đại tiện mất kiểm soát thì bạn đang ở giai đoạn nặng của bệnh tiêu chảy. Tình trạng này xuất hiện do ruột non bị kích thích khiến chất lỏng đi qua cơ thể mà không được xử lý đúng cách. Mặc dù một số chất này có thể được ruột già hấp thụ, nhưng phần lớn chúng sẽ tích tụ trong trực tràng và gây tiêu chảy đột ngột, nghiêm trọng.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

Cẩn trọng khi liên tục sử dụng chức năng báo thức lại!

Thức dậy và ra khỏi giường vào buổi sáng khi chuông báo thức reng có thể rất khó khăn với nhiều người và chúng ta thường có xu hướng nhấn nút báo thức lại để ngủ thêm vài phút. Chính thói quen này đang gây ra một số tác hại cho sức khỏe và các chuyên gia cũng đã ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận