Vụ việc tỷ phú Abramovich rao bán CLB Chelsea với giá tỉ đô gần đây khiến cả thế giới chú ý. Các đội bóng lớn hiện nay thường thuộc sở hữu của các tỷ phú, không chỉ để thỏa mãn niềm đam mê bóng đá mà còn được coi là khoản đầu tư siêu lợi nhuận. Cũng vì vậy mà không hiếm những thương vụ mua bán CLB đắt giá gây chấn động giới thể thao. Hãy cùng xem đó là những đội bóng nào nhé!

10. Paris Saint Germain

Paris Saint-Germain thường được gọi là đội bóng “nhà giàu” (Ảnh: Internet).
Paris Saint-Germain thường được gọi là đội bóng “nhà giàu” (Ảnh: Internet).

Công ty đầu tư thể thao Qatar Sports Investments đã mua lại CLB của thủ đô nước Pháp vào năm 2011, ban đầu là mua 70% cổ phần, sau đó năm 2012 mua hết phần còn lại với tổng trị giá khoảng 100 triệu bảng Anh (khoảng 3 nghìn tỷ VNĐ) để trở thành cổ đông duy nhất của PSG.

Kể từ khi đổi chủ, PSG đã đạt được nhiều thành công vang dội, trở thành gã khổng lồ của bóng đá Pháp và vươn tầm ra đấu trường châu Âu. Chức vô địch trong nước nhiều năm nay hầu như không thoát khỏi tay họ.

9. Chelsea

Cái tên Chelsea gắn liền với tỷ phú Abramovich (Ảnh: Internet).
Cái tên Chelsea gắn liền với tỷ phú Abramovich (Ảnh: Internet).

Tỷ phú Roman Abramovich là một trong những nhà đầu tư lớn đầu tiên ở Premier League. Ông đã mua lại CLB thành London với giá 140 triệu bảng (khoảng 4,2 nghìn tỷ VNĐ) vào năm 2003. Kể từ đó Chelsea đã gặt hái nhiều thành công cả trong nước và châu Âu, trở thành đội bóng giành được nhiều danh hiệu nhất trong số các CLB Anh trong giai đoạn này.

Phần lớn gia tài của Abramovich có được từ việc bán các tài sản thuộc sở hữu nhà nước của Nga sau khi Liên Xô tan rã. Ngoài ra ông cũng đã đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ và nhôm.

8. Manchester City

Tỷ phú Sheikh Mansoor – Phó Thủ tướng Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và cũng là người trong hoàng gia – đã mua lại Man City với giá khoảng 160 triệu bảng Anh (khoảng 4,8 nghìn tỷ VNĐ) vào năm 2008. Đây là khoản đầu tư rất khôn ngoan vì đến nay Man City là một trong những CLB bóng đá giàu nhất thế giới và đã phát triển lớn mạnh kể từ khi đổi chủ, khẳng định thực lực của mình thay vì chỉ mang danh “gã nhà giàu” như trước.

Tỷ phú Sheikh Mansoor (Ảnh: Internet).
Tỷ phú Sheikh Mansoor (Ảnh: Internet).

Tỷ phú Sheikh Mansoor là một trong những người giàu nhất thế giới, là chủ sở hữu của công ty đầu tư Abu Dhabi United Group và công ty quản lý thể thao City Football Group. Các CLB bóng đá Melbourne City ở Úc, Mumbai City FC ở Ấn Độ, và New York City ở Mỹ đều nằm dưới sự bảo trợ của công ty này.

7. Inter Milan

Doanh nhân người Trung Quốc Zhang Jidong đã tiếp quản đội bóng thành Milan vào năm 2016 bằng cách mua lại phần lớn quyền sở hữu CLB thông qua công ty của ông là Tập đoàn Suning Holdings. Số tiền bỏ ra khi đó là khoảng 225 triệu bảng Anh (khoảng 6,8 nghìn tỷ VNĐ).

Inter Milan vô địch Champions League năm 2010 (Ảnh: Internet).
Inter Milan vô địch Champions League năm 2010 (Ảnh: Internet).

Sau khi đổi chủ, Inter Milan đã đạt được nhiều thành công như thường xuyên góp mặt ở Champions League và mới đây nhất là giành chức vô địch Serie A mùa giải 2020/21, qua đó chấm dứt sự thống trị của Juventus suốt nhiều năm ở đấu trường trong nước.

6. Liverpool

Tháng 10/2010, tập đoàn thể thao Fenway Sports Group của Mỹ đã mua lại Liverpool từ chủ sở hữu lúc đó là hai doanh nhân George Gillet và Tom Hicks, với số tiền bỏ ra khoảng 300 triệu bảng Anh (khoảng 9 nghìn tỷ VNĐ). Thương vụ này được hoàn thành với sự hợp tác của các công ty NESV I, LLC và UKSV Holdings Company Limited.

Kể từ đó Liverpool đã đạt nhiều thành tích ấn tượng ở mọi đấu trường như chức vô địch Champions League mùa giải 2018/19 và ngay sau đó là chức vô địch Premier League đầu tiên trong lịch sử đội bóng ở mùa giải 2019/20.

Liverpool đang ở trong thời kỳ đỉnh cao (Ảnh: Internet).
Liverpool đang ở trong thời kỳ đỉnh cao (Ảnh: Internet).

5. Newcastle United

Đây là một trong những thương vụ bóng đá ồn ào nhất trong vài năm gần đây. Quỹ đầu tư công của Ả Rập Saudi đã mua CLB với mức phí được báo cáo là 300 triệu bảng Anh (khoảng 9 nghìn tỷ VNĐ), hợp tác với công ty PCP Capital Partners và hai anh em doanh nhân David Reuben và Simon Reuben. Trước đó chủ sở hữu của Newcastle United là tỷ phú người Anh Mike Ashley trong hơn 14 năm.

CLB Newcastle United (Ảnh: Internet).
CLB Newcastle United (Ảnh: Internet).

Kế hoạch ban đầu được khởi động vào tháng 4/2020, nhưng Premier League đã từ chối phê chuẩn vụ mua bán. Sau nhiều cuộc đàm phán kéo dài, cuối cùng đến tháng 4/2021 thương vụ mới được hoàn tất.

4. Valencia

Ông trùm bất động sản người Singapore Peter Lim trở thành chủ sở hữu mới của Valencia vào năm 2014 sau khi trả số tiền tổng cộng 345 triệu bảng Anh (khoảng 10,4 nghìn tỷ VNĐ) để nắm 70,4% cổ phần của CLB.

Sân vận động Mestalla của CLB Valencia (Ảnh: Internet).
Sân vận động Mestalla của CLB Valencia (Ảnh: Internet).

Có thông tin rằng tỷ phú Lim đã chi 200 triệu bảng để trả khoản nợ của Valencia và 140 triệu bảng để xây dựng một sân vận động mới cho đội bóng. Thương vụ hoàn tất sau 10 tháng đàm phán.

3. AC Milan

AC Milan là một trong những CLB giàu truyền thống nhất ở Ý, nhưng trong vài năm gần đây họ đã sa sút thấy rõ. Điều đó dẫn tới việc ​​ông chủ Silvio Berlusconi quyết định bán đội bóng cho doanh nhân người Trung Quốc Li Yonghong với mức giá 600 triệu bảng Anh (khoảng 18 nghìn tỷ VNĐ) vào năm 2016.

AC Milan đã từng có quá khứ huy hoàng (Ảnh: Internet).
AC Milan đã từng có quá khứ huy hoàng (Ảnh: Internet).

Nhưng sau đó AC Milan cũng không thể hồi sinh như mong đợi, hậu quả là tiếp tục bị bán lại cho công ty Elliot Management của Mỹ. Công ty đã trả khoản nợ 340 triệu bảng Anh của Li Yonghong vào năm 2018, qua đó nắm phần lớn cổ phần để trở thành chủ sở hữu chính thức của CLB.

2. Arsenal

Tỷ phú người Mỹ Stan Kroenke đã nắm quyền sở hữu hoàn toàn “Pháo thủ” vào năm 2018 sau khi trả khoảng 600 triệu bảng Anh (khoảng 18 nghìn tỷ VNĐ) cho tỷ phú người Nga Alisher Usmanov – chủ sở hữu một phần của đội bóng khi đó. Số tiền giúp Kroenke nắm giữ 90% cổ phần của CLB, sau đó ông mua hết phần còn lại để trở thành cổ đông duy nhất.

Tỷ phú Stan Kroenke – ông chủ của Arsenal (Ảnh: Internet).
Tỷ phú Stan Kroenke – ông chủ của Arsenal (Ảnh: Internet).

Tỷ phú Stan Kroenke là chủ sở hữu của công ty thể thao và giải trí Kroenke Sports & Entertainment, đồng thời cũng là ông chủ của đội bóng bầu dục Los Angeles Rams và đội bóng rổ Denver Nuggets ở Mỹ.

1. Manchester United

Những huyền thoại của Manchester United (Ảnh: Internet).
Những huyền thoại của Manchester United (Ảnh: Internet).

Quỷ đỏ thành Manchester là một trong những CLB thành công nhất không chỉ ở Anh mà của cả châu Âu, hiện thuộc sở hữu của gia đình tỷ phú Glazer người Mỹ. Họ cũng là chủ của đội bóng bầu dục Tampa Bay Buccaneers ở Mỹ. Doanh nhân Joel Glazer đã mua lại MU vào năm 2005 với mức giá khoảng 800 triệu bảng Anh (khoảng 24 nghìn tỷ VNĐ), trở thành một trong những thương vụ đắt giá nhất của các CLB bóng đá.

Sau khi được mua lại, MU luôn nằm trong top những đội bóng có doanh thu cao trên thế giới. Tuy nhiên kể từ khi HLV huyền thoại Sir Alex Ferguson giải nghệ năm 2003, thành tích thi đấu của Manchester United đã lao dốc không phanh và rơi vào cuộc khủng hoảng kéo dài đến tận ngày nay.

Trên đây là những vụ mua bán CLB bóng đá với mức giá “khủng” từ trước tới nay. Bạn ấn tượng với thương vụ nào nhất? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Nhận định Manchester United vs Chelsea Ngoại hạng Anh: MU liệu có hy vọng trên sân nhà?

Cuộc khủng hoảng của MU vẫn chưa biết khi nào mới kết thúc dù Ronaldo vẫn duy trì phong độ tốt, trong khi Chelsea cũng vừa trải qua thất bại cay đắng tại Champions League và chỉ còn là “cựu vô địch” của giải đấu này. Nhưng khi gặp nhau tại đấu trường trong nước, Manchester United vs Chelsea ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận