Chúng ta thường nghĩ đến thiên thần với hình ảnh trắng muốt, thuần khiết, tuyệt đẹp – như vậy không sai nhưng lại rất phiến diện vì các thiên thần đa dạng hơn những từ ngữ đó rất nhiều. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 sự thật về thiên thần mà tất cả chúng ta đều đang hiểu sai nào.

Sponsor

1. Bạn không có thiên thần hộ mệnh của riêng mình

Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)
Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)

Kinh Thánh không hề nói rằng mỗi chúng ta đều có thiên thần hộ mệnh của riêng mình. Một vài đoạn nói về thiên thần trong vai trò hộ mệnh đều ám chỉ việc thiên thần chỉ quan tâm đến trẻ em hoặc tất cả những tín đồ trung thành nói chung.

Ý tưởng về thiên thần hộ mệnh cho mỗi người mới xuất hiện khá gần đây. Trong suốt thời trung cổ, người ta kể những câu chuyện về các vị thánh đã gặp thiên thần hoặc được họ bảo vệ, sau đó phát triển thành những câu chuyện về các thiên thần đến giải cứu người thường trong suốt thế kỷ 18 và 19. Vào thế kỷ 20, chúng đã diễn biến thành việc có thiên thần hộ mệnh đi theo từng người và bảo vệ họ khỏi bị tổn thương.

2. Cherubs không phải là thiên thần có khuôn mặt trẻ con

Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)
Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)

Cherubs là một trong những loại thiên thần được miêu tả phổ biến nhất trong nghệ thuật với hình ảnh đứa trẻ trần trụi, đáng yêu, mũm mĩm và có cánh. Nhưng đó chỉ là một phát minh khá gần đây của các nghệ sĩ chứ không phải trong Kinh Thánh.

Cherub là thiên thần gần gũi nhất với Chúa, phục vụ trực tiếp dưới quyền Ngài chứ không phải sứ giả cho nhân loại. Họ xuất hiện khá thường xuyên trong Cựu Ước với hình ảnh không mấy đáng yêu: hình dạng tổng thể của con người, chân có móng guốc giống bê, có bốn cánh gắn đầu những con mắt và bốn khuôn mặt của người, sư tử, bò và đại bàng.

3. Cherubs cũng không hiền lành

Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)
Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)

Trong nghệ thuật, các thiên sứ rất đáng yêu, luôn mỉm cười, vỗ cánh và thường chơi đàn hạc. Những thiên thần trong Kinh Thánh không vui vẻ như vậy.

Họ có thể rất nguy hiểm, phải dùng máu của các con vật được hiến tế để xoa dịu cơn thịnh nộ có thể gây chết người và thỏa mãn họ.

4. Con người không trở thành thiên thần

Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)
Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)

Kinh Thánh không hề nói rằng người tốt sẽ trở thành thiên thần sau khi chết. Một vài đoạn thậm chí còn ám chỉ rằng điều đó là không thể.

Thiên thần và con người đều được Chúa tạo ra nhưng họ phục vụ những mục đích rất khác nhau. Các thiên thần được tạo ra để giúp đỡ những người tin vào Chúa, là những sinh vật thiêng liêng chỉ có thể mang hình dạng giống con người theo ý muốn của Chúa và tuyệt đối không được tạo ra từ linh hồn của những người phàm trần tốt bụng.

5. Thiên thần không chia thành nam và nữ

Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)
Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)

Thiên thần không phải là con người và họ không bị ràng buộc bởi những đặc tính sinh học giống như con người. Có thể lập luận rằng không có cái gọi là giới tính khi nói đến thiên thần. Tất cả các thiên thần trong Kinh Thánh đều được nhắc đến theo nghĩa nam tính và trên thực tế, từ angelos trong tiếng Hy Lạp được sử dụng trong suốt Tân Ước là một từ giống đực và thậm chí không có dạng giống cái.

Ý tưởng về các nữ thiên thần xuất hiện hàng thế kỷ sau Kinh Thánh. Không có hình ảnh nghệ thuật nào về thiên thần được biết đến cho đến khoảng thế kỷ thứ tư, khi Cơ đốc giáo cố gắng tránh xa việc tôn thờ hình ảnh và thần tượng của các tôn giáo khác. Sau đó, các thiên thần có lẽ đã được xác nhập với những sinh vật có cánh từ các thần thoại khác như Nike và một số nữ thần ngoại giáo khác.

6. Thiên thần không có hào quang

Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)
Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)

Khi được mô tả trong Kinh Thánh, các thiên thần không bao giờ được nhắc đến với vầng hào quang.

Sponsor

Ánh sáng quanh thiên thàn trong các bức tranh tôn giáo là “nimbus” – lần đầu xuất hiện trong nghệ thuật thế kỷ thứ tư, ban đầu chỉ được sử dụng trong các tác phẩm mô tả Chúa Kitô ngồi trên ngai vàng. Nó là cách để biểu thị lòng tốt và sau này được mở rộng cho tất cả các mô tả về Chúa Kitô và các thiên thần. Đến thế kỷ thứ sáu thì tượng các vị thánh cũng bắt đầu có hào quang.

Quầng sáng hay “nimbus” không phải là phát minh của Cơ đốc giáo mà bắt nguồn từ các vị vua cổ đại của Syria và Ai Cập – những người sẽ đội vương miện giống như vầng hào quang để biểu thị mối liên hệ giữa họ với các vị thần. La Mã cổ đại cũng thích sử dụng tia sáng và vương miện để miêu tả các vị hoàng đế của họ.

7. Không có hai cánh

Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)
Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)

Đôi cánh không phải là một phần quan trọng trong bất kỳ câu chuyện về thiên thần nào trong Kinh Thánh. Seraphim, một trong những thiên thần cấp cao nhất, được mô tả cụ thể là có sáu cánh. Chỉ có hai chiếc dùng để bay, trong khi một đôi khác dùng để che mặt thiên thần và đôi thứ ba che chân. Cherubs thường được mô tả là có bốn cánh.

Nghệ thuật Kitô giáo thời kỳ đầu thường bỏ đi đôi cánh khi miêu tả các thiên thần. Một số ví dụ sớm nhất về thiên thần có cánh là trên quan tài của người La Mã: quan tài của chính trị gia La Mã Junius Bassus mô tả cảnh tượng thiên thần xuất hiện và bảo Abraham đừng hy sinh con trai mình. Thiên thần trong cảnh này không có cánh nhưng các nhân vật khác trên quan tài lại có cánh, cho thấy rằng thời điểm nó được chạm khắc – khoảng năm 359 sau công nguyên – đã chứng kiến ​​sự thay đổi chung trong nhận thức về hình dáng của các thiên thần. Vào cuối thế kỷ này, thiên thần gắn liền với sự xuất hiện của các vị thần và nữ thần ngoại giáo có cánh.

8. Không có thiên thần chết chóc

Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)
Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)
Sponsor

Thiên thần chết chóc là một sinh vật có vẻ đẹp đen tối với vai trò duy nhất là tiêu diệt sự sống. Một số đoạn trong Kinh Thánh có nói về việc các thiên thần lấy đi mạng sống con người, ví dụ như việc thiên thần đã cướp đi sinh mạng của 185.000 người Assyria. Tuy nhiên, thiên thần giết người trong Kinh Thánh chỉ đang thực hiện mệnh lệnh của Chúa và là những sứ giả rất mạnh mẽ. Truyền thống Do Thái cũng bác bỏ ý tưởng về thiên thần chết chóc vì chỉ có Chúa mới có quyền sinh tử chứ không phải thiên thần.

Thiên thần chết chóc được biết đến với cái tên Samael, một trong những thiên thần lần đầu tiên được nhắc đến trong một tài liệu tham khảo khá không quan trọng và dễ bị bỏ qua. Trong thời kỳ lịch sử học thuật Amoraim (220–370 sau công nguyên), Samael với tư cách là thiên thần chết chóc đã hợp nhất với các tài liệu tham khảo khác. Các văn bản gốc đề cập đến việc các thiên thần biến thành những sứ giả báo thù, mang đến cái chết và Samael dần dần được trao cho chiếc áo choàng của tử thần.

Samael đã thực hiện bước nhảy vọt từ tôn giáo sang văn hóa dân gian và trở thành một sinh vật có tư duy độc lập. Anh ta không còn thực hiện mong muốn của Chúa nữa mà tự mình đi săn và giết chóc. Theo truyền thuyết của người Do Thái, anh ta thỉnh thoảng có liên hệ với Cain và được cho là người đã mang lại sức mạnh và ham muốn giết chóc cho nhân loại.

9. Gabriel là một trong những thiên thần có thứ hạng thấp nhất

Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)
Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)

Gabriel là một tổng lãnh thiên thần, có nghĩa là xếp trên thiên thần, nhưng vẫn có rất nhiều thiên thần khác ở trên Gabriel.

Các thiên thần được mô tả là có hệ thống phân cấp ba tầng riêng biệt và trong mỗi tầng có ba nhóm phụ. Trong đó, tổng lãnh thiên thần ở trong hệ thống phân cấp cuối cùng, nhóm thấp nhất và xa Chúa nhất.

Sponsor

Gabriel, một trong những thiên thần duy nhất được nêu tên trong Kinh Thánh và là nhân vật tiêu biểu trong hệ thống thiên thần – trên thực tế còn thấp hơn cả quản lý cấp trung.

10. Con của thiên thần gây ra Đại Hồng Thủy

rất nhiều
Bạn đã biết bao nhiêu trong số những sự thật này rồi? (Ảnh: Internet)

Các thiên thần là sứ giả và tôi tớ của Chúa, ngay cả khi giết chóc thì họ cũng chỉ đang thực hiện ý muốn của Chúa. Nhưng các thiên thần ít nhất phải chịu trách nhiệm một phần về trận lụt đã quét sạch toàn bộ nhân loại trong Kinh Thánh.

Vào những ngày trước trận lụt, Trái Đất là quê hương của loài người cũng như chủng tộc được gọi là Nephilim. Nephilim được sinh ra từ “các con trai của Chúa” – và “các con gái của con người”, có nghĩa là con cháu của phụ nữ loài người và các sinh vật thần thánh.

Mặc dù cách giải thích này hơi gây tranh cãi trong lĩnh vực Cơ Đốc giáo nhưng trong thần học Do Thái thì nó đơn giản hơn. Khi Chúa nhìn thấy sự thối nát xâm chiếm loài người, Azael và Samhazai tình nguyện đến Trái Đất và chứng minh rằng con người phải chịu trách nhiệm về số phận của chính mình. Khi ở đó, họ không chỉ sa đọa những thú vui trần thế mà Samhazai còn phá bỏ một trong những lời thề thiêng liêng nhất của mình – anh ta trao tên thật của Chúa cho một người phụ nữ phàm trần. Anh ta không bao giờ được phép trở lại thiên đường, và Istar, người phụ nữ, được đưa lên thiên đường và đặt giữa các vì sao. Anh ta ăn năn nhưng chỉ có thể lang thang giữa Trái Đất và thiên đường. Các phiên bản khác cho biết có tới 18 thiên thần đã giao phối với phụ nữ và sinh ra con cái.

Trong cả hai câu chuyện, sự hiện diện của tội lỗi trần tục, cùng với Nephilim, khiến Chúa tiêu diệt tất cả những gì Ngài đã tạo ra — bao gồm cả Nephilim khổng lồ, con đẻ của các thiên thần yêu quý của Ngài.

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Bạn có thể đọc thêm:

Sponsor
Xem thêm

Bạch Lộc gây bão với tạo hình đầu tiên trong phim Bạch Nguyệt Phạn Tinh

Bạch Lộc hiện là cái tên đang có độ thảo luận cao khi dự án phim Dĩ Ái Vi Doanh do cô lĩnh phiên 1 đóng chính cùng Vương Hạc Đệ mới chính thức thông báo lên sóng ngày 1/11/2023 vừa qua. Cùng ngày, Bạch Lộc gây bão với tạo hình đầu tiên trong phim Bạch Nguyệt Phạn Tinh ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này tuyệt chứ?
Có 5 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Mình muốn lắng nghe suy nghĩ của các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận để mình biết thêm.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(