Để tìm các bản cập nhật hệ điều hành hiện có, hãy thực hiện như sau:
Bloatware là phần mềm không mong muốn hoặc không cần thiết được cài sẵn trên hệ điều hành của máy. Chúng thường không có tác dụng gì mà lại chiếm dung lượng ổ đĩa và gây lãng phí tài nguyên hệ thống. Laptop chạy Windows rất hay gặp bloatware, trong khi máy MacBook, Linux và Chrome OS hiếm khi gặp phải.
Cách gỡ bỏ bloatware trong Windows 10 rất dễ, có thể gỡ thủ công, dùng lệnh PowerShell hoặc cài các phần mềm bên ngoài. Bloatware không nằm trong mục System ⇒ Apps & Features giống như các phần mềm khác mà có thể nằm trong menu Start, ví dụ như các ứng dụng Money, News, Sports. Nếu muốn gỡ bỏ, hãy nhấp chuột phải vào chúng và chọn Uninstall (Gỡ cài đặt).
Windows 10 được tích hợp sẵn Microsoft Defender đủ để ngăn chặn các virus thông thường, nhưng nếu muốn tăng cường bảo vệ cho laptop của mình, bạn có thể kết hợp với các công cụ khác mạnh hơn.
Laptop Chromebook cũng có sẵn tính năng chống phần mềm độc hại, hoặc bạn có thể cài thêm các tiện ích mở rộng (extension) của Chrome để tăng cường bảo mật. Trong khi đó máy Mac và Linux không có phần mềm chống virus cài sẵn, do đó bạn phải tự cài.
Một việc quan trọng cần làm với laptop mới mua là chống trộm, không chỉ để bảo vệ chiếc máy đắt tiền mà còn để tránh mất dữ liệu trong máy. Có một số biện pháp giúp bạn tìm máy dễ hơn nếu chẳng may bị trộm:
Cả hai cách trên đều cho phép bạn định vị laptop của mình bằng cách dùng một thiết bị khác đăng nhập vào tài khoản Microsoft hoặc Apple trên máy.
Đối với Chromebook, bạn có thể xác định vị trí của máy bằng cách vào phần cài đặt tài khoản Google của mình, chọn Security (Bảo mật) ⇒ Your devices và nhấp vào Find a lost device (Tìm thiết bị bị mất).
Laptop chủ yếu dùng để mang đi nên cần ưu tiên thời lượng pin càng lâu càng tốt. Chỉ cần vài bước điều chỉnh đơn giản có thể giúp tăng đáng kể thời gian sử dụng máy sau mỗi lần sạc.
Yếu tố quan trọng nhất là giảm độ sáng màn hình vì độ sáng mạnh là một trong những nguyên nhân gây hao pin nhiều nhất. Nhưng nếu ánh sáng quá yếu có thể gây mỏi mắt, vì vậy hãy thử điều chỉnh để tìm độ sáng cân bằng phù hợp nhất với bản thân.
Có thể điều chỉnh chế độ năng lượng của Windows 10 để tăng thời lượng pin trong phần Settings ⇒ System ⇒ Power & sleep, nhấp vào Additional power settings ở bên phải.
Để tăng thời lượng pin trên máy Mac, vào System Preferences ⇒ Battery (hoặc Energy Saver với hệ điều hành macOS Catalina trở lên).
Ngoài ra nên tránh mở các ứng dụng tốn pin trên máy, ví dụ như trình duyệt Chrome tốn pin hơn nhiều so với Safari, Edge, Opera và các trình duyệt khác.
Laptop chứa rất nhiều tài liệu, hình ảnh, phần mềm và dữ liệu cá nhân của bạn, nếu đột nhiên máy bị trục trặc hoặc bị mất thì tất cả dữ liệu đó cũng mất theo, vì vậy tốt nhất là phòng ngừa ngay từ đầu bằng cách sao lưu dữ liệu.
Có nhiều kho lưu trữ đám mây cho phép bạn tải sao lưu của máy tính lên như Google Drive, OneDrive, Dropbox. Trong đó Google Drive là phổ biến nhất, cung cấp cho mỗi người dùng 15GB dung lượng miễn phí (chia ra các tài khoản Gmail, Google Drive và Google Photos), nếu trả phí sẽ được tăng thêm dung lượng.
Cách thực hiện sao lưu dữ liệu lên Google Drive với Windows 10 như sau:
Như vậy tất cả các thư mục bạn đã chọn sẽ được tự động sao lưu lên Google Drive, miễn là Backup and Sync ở trạng thái hoạt động. Nhấp vào Settings ở bên trái và bật Open Backup and Sync on system startup để ứng dụng này tự khởi chạy mỗi khi khởi động Windows trên máy tính.
Nếu muốn tìm các bản sao lưu của mình, hãy vào trang web Google Drive và đăng nhập tài khoản, chọn Computers ⇒ My Computer ở bên trái để hiện ra tất cả dữ liệu mà bạn đã sao lưu.
Bên cạnh việc sao lưu dữ liệu, bạn có thể thiết lập lưu trữ đám mây để đồng bộ dữ liệu của mình trên nhiều thiết bị khác nhau. Các dịch vụ lưu trữ đám mây như Dropbox và Google Drive cho phép người dùng truy cập dữ liệu đã đưa lên đám mây bằng cách đăng nhập tài khoản trên bất kỳ thiết bị nào, ví dụ như bạn đang chỉnh sửa một file trên máy tính để bàn nhưng sau đó có thể làm tiếp trên laptop ở một nơi khác mà không cần chép file ra ngoài.
Các nền tảng lưu trữ đám mây miễn phí được sử dụng phổ biến hiện nay là Google Drive, pCloud, MediaFire, OneDrive và Dropbox.
Đối với máy tính để bàn, phần thân máy đủ lớn để không khí lưu thông thoải mái giúp tản nhiệt tốt, trong khi máy tính bảng có rất ít kẽ hở nên cũng ít bị đóng bụi làm nóng máy. Riêng laptop thường dễ bị nóng hơn vì không gian chật hẹp và nhiều kẽ hở dễ bám bụi, ngoài ra laptop cũng thường được đặt trên các bề mặt khó tản nhiệt.
Qua thời gian sử dụng, laptop có thể bị nóng quá mức dẫn đến CPU hoạt động kém hiệu quả, kéo theo hiệu suất của máy bị giảm đi. Nhiệt độ quá nóng cũng có thể làm giảm tuổi thọ của ổ cứng và làm chai pin laptop.
Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm nhiệt cho laptop:
Đây là bước thiết kế để laptop hoạt động theo đúng ý bạn bằng cách điều chỉnh các yếu tố như phông nền giao diện, hình nền, thanh taskbar, v.v. Để thay đổi giao diện Windows 10, hãy vào Settings (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I), sau đó vào Personalization (Cá nhân hóa). Trong phần này có các mục như hình nền, màu sắc, màn hình khóa, kiểu chữ, taskbar, v.v. Bạn có thể tùy chỉnh từng mục theo ý thích.
Giờ là lúc cài đặt các ứng dụng để làm việc và giải trí trên chiếc laptop của mình. Tùy vào hệ điều hành, bạn có thể tìm kiếm ứng dụng trên Microsoft Store, Mac App Store, Chrome Web Store hoặc kho ứng dụng Linux, ngoài ra có thể tải từ các trang web riêng.
Đối với laptop dùng Windows nên cài các ứng dụng cơ bản để sử dụng hằng ngày như trình duyệt Google Chrome, lưu trữ Google Drive, xem video VLC, bộ công cụ văn phòng LibreOffice, giải nén file 7-zip, v.v.
Vậy là bạn đã biết những việc cần làm ngay cho chiếc laptop mới mua để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn, tăng tuổi thọ cho máy. Bạn có đang áp dụng những điều này cho chiếc laptop của mình không? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!
Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!