Từng bị gọi với cái tên “Apple Trung Quốc”, Xiaomi đã từng bước vươn lên và ngày càng có sức ảnh hưởng lớn trên thương trường công nghệ. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu chi tiết về thương hiệu Xiaomi đầy nghị lực này nhé!
- Giới thiệu thương hiệu Xiaomi
- Lịch sử hình thành Xiaomi
- Ý nghĩa tên gọi Xiaomi
- Mô hình kinh doanh của Xiaomi
- Thương hiệu con của Xiaomi
- Các dòng sản phẩm của Xiaomi
- Điện thoại thông minh Xiaomi
- Máy tính bảng Xiaomi Mi Pad
- Đồng hồ thông minh Mi Band của hãng Xiaomi
- Tivi thông minh MiTV
- Một số sản phẩm khác của Xiaomi
- Những thành tích nổi bật của Xiaomi
- Tổng kết về Xiaomi
Giới thiệu thương hiệu Xiaomi
Xiaomi là tập đoàn lớn mạnh ở Trung Quốc về lĩnh vực công nghệ với người đứng đầu là Lei Jun. Các sản phẩm nổi bật của hãng gồm: điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh,…
Lịch sử hình thành Xiaomi
Giai đoạn 2010 – 2012
Năm 2010, công ty chính thức được thành lập bởi Lei Jun và sáu người khác gồm: Lin Bin, Zhou Guangping, Liu De, Li Wanqiang, Huang Jiangji, Hong Feng. 4 nhà đầu tư lớn của Xiaomi là: Temasek Holdings, IDG Capital, Qiming Venture Partners và Qualcomm.
Vào giữa tháng 8, Xiaomi tung ra chiếc điện thoại Xiaomi Mi 1, đây là chiếc điện thoại đầu tiên của hãng, đánh dấu mốc đầu tiên phát triển về công trình chế tạo điện thoại thông minh. Sản phẩm bán ra thị trường được người tiêu dùng rất ưa chuộng và thích thú.
Đến năm 2012, Xiaomi tiếp tục cho ra mắt chiếc điện thoại thông minh mới mang tên Xiaomi Mi 2 được cải tiến thông minh và thiết kế thon gọn, sắc sảo hơn trước, đánh đấu bước thành công nhảy vọt của tập đoàn Xiaomi.
Giai đoạn 2013 – 2015
Đây là giai đoạn hãng tung ra nhiều thiết bị mới và vươn mình trở thành thương hiệu điện thoại được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc. Chỉ sau một thời gian, từ một thương hiệu không tên tuổi, Xiaomi đã trở nên hùng mạnh và được đông đảo khách hàng tin dùng.
Vào giữa tháng 9, hãng tung ra chiếc Smart TV 47 inch và công bố ra mắt điện thoại Xiaomi Mi 3 đẳng cấp, sang trọng đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc và khẳng định vị thế trên thị trường công nghệ.
Nhờ những thành tựu to lớn và được sự tin dùng của khách hàng, Xiaomi mở rộng thị trường, vươn tầm thế giới. Trụ sở quốc tế đầu tiên mở tại Singapore và sau đó liên tiếp các trụ sở khác được mở ở các nước Malaysia, Philippines và Ấn Độ.
Vào giữa năm 2015, chiếc điện thoại thông minh Xiaomi Mi 4 ra đời tại thị trường Ấn Độ. Đây là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của Xiaomi được ra mắt ở nước ngoài và cùng thời điểm đó, chiếc đồng hồ thông minh có tên Mi Band cũng được ra mắt.
Xiaomi tiếp tục lấn sân ra thị trường châu Mỹ, công bố mở rộng thị trường sang Brazil, tiếp tục ra mắt Xiaomi Redmi 2 được sản xuất ở Brazil; đây là lần đầu tiên công ty lắp ráp điện thoại thông minh ở một quốc gia khác.
Đầu năm 2016, Xiaomi công bố chiếc điện thoại Xiaomi Mi 5 với nhiều tính năng mới mẻ, công bố sẽ bán ra thị trường vào tháng 2 năm 2016, sản phẩm khi ra mắt được rất nhiều người thích thú và hứa hẹn đem lại doanh thu cực lớn.
Giai đoạn 2017 đến nay
Xiaomi tiếp tục mở rộng thị trường sang châu Âu, trụ sở được đặt tại Đan Mạch, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Ireland, Áo. Tại những trụ sở này, những chiếc điện thoại thông minh có máy quét vân tay trong màn hình hiện đại được ra đời, đánh dấu thời kỳ công nghệ tiên tiến của Xiaomi.
Đến năm 2020, Xiaomi đã ra mắt chiếc điện thoại Mi 10 5G và Mi 10T Pro 5G. Đây là những “chiến binh” mạnh mẽ nhất của hãng. Vào tháng 10 năm 2020, Xiaomi đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới.
Hãy cùng xem tham khảo video sau về lịch sử hình thành của thương hiệu Xiaomi nhé:
Ý nghĩa tên gọi Xiaomi
Tên gọi này được lấy cảm hứng từ một câu nói nổi tiếng của Phật: “Phật xem một hạt gạo to lớn như núi Tu Di”, phần còn lại có ý nghĩa về thiết bị di động và sự phát triển lớn mạnh của Internet. Sự kết hợp độc đáo này đã hình thành một thương hiệu hùng mạnh, vươn tầm thế giới như hiện nay.
Mô hình kinh doanh của Xiaomi
Mô hình kinh doanh của Xiaomi xoay quanh việc sản xuất điện thoại thông minh, máy tính xách tay, ứng dụng di động, túi xách, tai nghe, tông đơ, Mi TV, giày dép…
Giới thiệu về mô hình kinh doanh của Xiaomi
Việc kinh doanh của Xiaomi đã có một bước nhảy vọt ở Ấn Độ sau năm 2017. Giám đốc điều hành Lei Jun của Xiaomi đã phân chia nguồn tạo ra doanh thu thành ba phân khúc của thị trường, bao gồm các sản phẩm sau đây:
- Điện thoại thông minh
- Dịch vụ Internet
- Các dịch vụ và sản phẩm khác
Đến năm 2018, quá trình tạo doanh thu trở nên nhanh hơn. Toàn bộ giá trị doanh nghiệp chạm 100 tỷ đô la trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Lei Jun khẳng định rằng việc trở thành số 1 trong lĩnh vực này là điều thúc đẩy ông.
Số lượng công ty Trung Quốc có thể cạnh tranh với những gã khổng lồ công nghệ như Apple và Samsung là rất hiếm hoi. Trong vòng vài năm, Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất ở Trung Quốc.
Đến năm 2016, doanh số của sản phẩm bị sụt giảm do một số lý do nội bộ. Nhiều người đã nghĩ rằng việc kinh doanh sẽ sa sút. Chống lại tất cả những tiêu cực, công ty một lần nữa lấy lại nhịp độ sau năm 2017. Mô hình kinh doanh của Xiaomi mạnh đến mức công ty đã xoay chuyển toàn bộ kịch bản bất lợi trong vòng một năm.
Vào giữa năm 2018, Xiaomi đã gia nhập Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông. Điều này tạo ra vốn hóa thị trường khoảng 50 tỷ đô la, gần bằng một nửa so với kỳ vọng. Đến năm 2019, giá trị thị trường giảm một chút xuống còn 28 tỷ USD. Tỷ lệ giá trên thu nhập của công ty là 9,53.
Kết quả hàng năm của năm 2018 cho biết Xiaomi đã tạo ra doanh thu 25,4 tỷ đô la trong năm 2017. Doanh số bán hàng đã tăng 52,6%. Khoảng 2/3 thu nhập của công ty đến từ điện thoại thông minh.
Sản phẩm và dịch vụ tạo doanh thu chính của Xiaomi
Vào năm 2016, khi Xiaomi đang gặp khó khăn trên thị trường, vị CEO của thương hiệu này đã quyết định bán những thứ khác thay vì điện thoại thông minh. CEO của Xiaomi thường được gọi là “Steve Jobs của Trung Quốc” và Xiaomi của ông là “Apple của Trung Quốc”.
Nguồn vốn ban đầu của Xiaomi là từ tài trợ. Họ từng bán các sản phẩm phần cứng. Ngoài ra, họ đã từng cung cấp các dịch vụ trực tuyến. Từ những dịch vụ này, công ty đã tạo ra doanh thu đáng kể đủ để tạo nên một cơ sở vững chắc của một công ty lớn.
Chiến lược của Xiaomi luôn khác biệt, kể từ thời điểm ban đầu, công ty thường giữ một tỷ suất lợi nhuận hẹp trên các sản phẩm phần cứng của mình. Phần lớn lợi nhuận được sử dụng đến từ các dịch vụ trực tuyến. Có hơn 150 loại sản phẩm mà Xiaomi đã bán: họ bán bộ sạc, máy lọc không khí, vali, tivi và nhiều thứ khác. Xiaomi cũng cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cần đăng ký.
Công ty đã đầu tư cho một số công ty khởi nghiệp nhỏ. Mục tiêu chính của họ là mở rộng bằng cách tạo ra một chuỗi sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Hệ sinh thái khởi nghiệp cũng được hưởng lợi nhờ điều này.
Xiaomi cũng cung cấp các sản phẩm giá cả phải chăng. Điều này làm tăng cơn sốt các sản phẩm cụ thể của họ vào các đối tượng mục tiêu. Họ cung cấp những sản phẩm tốt nhất với dịch vụ khách hàng tốt nhất. Khách hàng có thể mua loa Bluetooth, nồi chiên không dầu, nồi cơm điện…
Xiaomi luôn duy trì đẳng cấp của các sản phẩm. Các sản phẩm sáng tạo và tiết kiệm chi phí này được tìm thấy trong một nền tảng riêng biệt có tên Xiaomi Mi Home. Những sản phẩm sáng tạo và đột phá này cũng thể hiện sự độc đáo trong mô hình kinh doanh của Xiaomi.
Hãng công nghệ Xiaomi đã dùng chiến lược Marketing để xây dựng mô hình kinh doanh cho riêng mình:
Thương hiệu con của Xiaomi
POCO là một thương hiệu con thuộc sở hữu của tập đoàn Xiaomi. Được công bố lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2018 như một dòng điện thoại thông minh với các thiết bị phân khúc tầm trung và cấp thấp, điện thoại POCO sử dụng giao diện như những chiếc điện thoại Xiaomi trước đây của hãng.
Năm 2018, POCO F1 đã trở thành điện thoại thông minh bán chạy nhất tại Ấn Độ, vì giá thành rất rẻ nhưng nhiều tính năng mạnh mẽ. Nó ngay lập tức trở thành sản phẩm bán chạy nhất với 700.000 chiếc được bán cho đến ngày 6 tháng 12 năm 2018, trở thành điện thoại thông minh bán chạy nhất được bán trực tuyến tại Ấn Độ.
Hãy cùng xem video sau để có cái nhìn tổng quan về chiếc điện thoại Poco F1:
Các dòng sản phẩm của Xiaomi
Xiaomi sản xuất điện thoại thông minh (các dòng Mi, Mi Note, Mi Max, Mi Mix và Redmi), máy tính bảng, máy tính xách tay, thiết bị đeo được, TV, bộ định tuyến và các thiết bị gia đình thông minh.
Điện thoại thông minh Xiaomi
Điện thoại Xiaomi Mi 10T Pro – gã khổng lồ của Xiaomi
Đây được xem là chiếc điện thoại mạnh mẽ của Xiaomi khi có cấu hình kỹ thuật cực khủng với màn hình 144 Hz xịn xò và bóng bẩy, sử dụng con chip Snapdragon 865 ấn tượng, camera sau 108 megapixel siêu sắc nét và giá bán chỉ ở mức trung tầm 13 triệu đồng.
Những dòng điện thoại nổi bật khác của Xiaomi
Những dòng sản phẩm điện thoại thương hiệu Xiaomi đang bán chạy nhất thị trường, và được nhiều khách hàng ưu thích và tin dùng bao gồm một số sản phẩm sau đây:
- Xiaomi Mi 9
- Xiaomi Mi 9T và Mi 9T Pro
- Xiaomi Mi Note 10
- Redmi Note 9 Pro và 9 Pro Max
- Xiaomi Mi A3
- Redmi Note 8T
- Redmi Note 8 Pro
- Redmi 8A và 8
Bạn có thể xem tham khảo video top 10 sản phẩm điện thoại mang thương hiệu Xiaomi đáng mua nhất sau đây:
Máy tính bảng Xiaomi Mi Pad
Mi Pad lần đầu tiên được ra mắt trong một sự kiện của Xiaomi vào ngày 5 tháng 5 năm 2014. Đây là sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự lấn sân vào lĩnh vực máy tính bảng.
Mi Pad có màn hình 7,9 inch, độ phân giải 1536 x 2048 px, được trang bị con chipset Nvidia Tegra K1. Mi Pad còn sử dụng kính Corning Gorilla Glass 3 và công nghệ phát hiện lòng bàn tay để ngăn chặn tình trạng chạm vô tình khi cầm máy tính bảng.
Hãy cùng xem video đánh giá chi tiết về chiếc MiPad 1 của hãng Xiaomi sau đây nhé:
Đồng hồ thông minh Mi Band của hãng Xiaomi
Các Mi Band đã được công bố vào tháng năm 2014. Nó có tuổi thọ pin 30 ngày, có thể hoạt động như một đồng hồ báo thức, theo dõi tập thể dục và giấc ngủ của bạn. Mi Band cũng có khả năng mở khóa điện thoại của bạn dựa trên khoảng cách.
Hãy cùng xem video đánh giá chi tiết đồng hồ thông minh mang thương hiệu Xiaomi sau đây:
Tivi thông minh MiTV
MiTV là một dòng TV thông minh do Xiaomi thiết kế và tiếp thị, chạy trên Android và được công bố vào năm 2013 với màn hình 43 inch, độ phân giải 1920 x 1080 px cho ra các hình ảnh sắc nét và kết nối dễ dàng với mạng Internet.
Hãy xem video đánh giá chi tiết về chiếc tivi đến từ hãng Xiaomi nổi tiếng của Trung Quốc sau đây nhé:
Một số sản phẩm khác của Xiaomi
Ngoài những sản phẩm về thiết bị điện tử thì Xiaomi cũng lấn sân qua thiết bị dân dụng khi sản xuất và cho ra mắt nồi cơm điện, máy lọc không khí, ổ cắm điện, máy giặt… Những sản phẩm này có giá cực rẻ nên được rất ưa chuộng và tin dùng rộng rãi.
Những thành tích nổi bật của Xiaomi
Ở thời điểm hiện nay, Xiaomi đã có chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực công nghệ khi hầu hết các sản phẩm của họ đã có mặt ở thị trường trong và ngoài nước với giá thành rẻ nhưng chất lượng tốt nên chiếm được tình cảm của người tiêu dùng.
Xiaomi bán nhiều loại thiết bị, từ điện thoại thông minh đến nồi cơm điện và máy lọc không khí, và công ty cũng có thể có nguồn doanh ngày càng tăng từ cửa hàng ứng dụng và trình duyệt của mình (thông qua các trò chơi và quảng cáo).
Xiaomi thành công trong việc hợp nhất giữa sim và thẻ nhớ, đây là thành tựu mới khi chưa có đối thủ trong lĩnh vực công nghệ sáng chế.
Xiaomi ước tính đã công bố lợi nhuận ròng hơn 4 tỷ USD trong năm 2020 và lợi nhuận ròng của họ dự kiến đạt 5 tỷ USD vào năm 2021 nhờ quy mô kinh tế cao hơn và các sản phẩm cao cấp hơn. Công ty đang giành được thị phần tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ và cũng có kế hoạch mở rộng sang các thị trường phát triển như Hoa Kỳ.
Tổng kết về Xiaomi
Nhìn chung, Xiaomi là hãng công nghệ nổi tiếng thế giới, khi sản xuất và đưa ra thị trường các dòng sản phẩm chất lượng, cấu hình vượt bậc nhưng giá cả vô cùng rẻ, dễ mua và được khách hàng tin dùng rộng rãi.
Xem thêm về lịch sử hình thành của thương hiệu Samsung trong video dưới đây:
Một số bài viết liên quan:
- Review điện thoại Xiaomi Mi 8 SE: Smartphone phiên bản giá rẻ của Xiaomi Mi 8
- Review Xiaomi Mi Note 10 Lite: Chiếc smartphone thế hệ mới của Xiaomi vừa ra mắt
Hãy theo dõi BlogAnChoi để có thêm những thông tin bổ ích bạn nhé!