Trên thế giới có rất nhiều truyền thống và phong tục cưới độc đáo, đa dạng đáng để khám phá và thậm chí kết hợp vào buổi lễ kết hôn của chính chúng ta. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 12 truyền thống đám cưới độc đáo của các quốc gia trên thế giới nhé.

1. Ấn Độ: Bôi nghệ vàng

Cả cô dâu và chú rể đều được phủ một lớp bột nghệ ngay trước khi cử hành hôn lễ (Ảnh: Internet)
Cả cô dâu và chú rể đều được phủ một lớp bột nghệ ngay trước khi cử hành hôn lễ (Ảnh: Internet)

Là một phần của nghi lễ được gọi là lễ Haldi, cô dâu và chú rể Ấn Độ thường được phủ một lớp bột nghệ màu vàng tươi trước lễ cưới. Keo dán bao gồm dầu và nước, phụ nữ đã có gia đình là những người sẽ bôi chất bột này lên cặp đôi để chúc phúc và bảo vệ họ. Màu vàng tươi của nghệ cũng được cho là sẽ mang lại sự thịnh vượng cho cuộc sống hôn nhân sau này của hai người.

2. Mỹ: Điệu nhảy đô la

Điệu nhảy tiền là một phần của đám cưới trong nhiều nền văn hóa (Ảnh: Internet)
Điệu nhảy tiền là một phần của đám cưới trong nhiều nền văn hóa (Ảnh: Internet)

Đây là điệu nhảy truyền thống trong đám cưới ở nhiều nền văn hóa khác nhau, bao gồm Ba Lan, Hy Lạp, Cuba và Mexico. Ở Mỹ, nó có một tên gọi khác là điệu nhảy đô la. Truyền thống này bắt nguồn do nhiều người nhập cư muốn tưởng nhớ và tôn vinh điệu nhảy truyền thống của đất nước mình. Phong tục này có nhiều biến thể, chẳng hạn như mỗi người đàn ông khiêu vũ với cô dâu đều dán tiền vào người cô ấy, hoặc tất cả các vị khách đều tung những tờ đô la lên người cặp đôi mới cưới.

3. Người Thổ Gia (Trung Quốc): Cô dâu than khóc

Cô dâu và gia đình phải khóc rất nhiều (Ảnh: Internet)
Cô dâu và gia đình phải khóc rất nhiều (Ảnh: Internet)

Người Thổ Gia là một nhóm dân tộc thiểu số ở miền trung Trung Quốc. Trước lễ cưới, theo phong tục, cô dâu sẽ rơi nước mắt để thể hiện rằng cô ấy không muốn rời xa gia đình mình. Sau đó cô dâu bắt đầu vừa khóc vừa than vãn, thậm chí là mắng mỏ và nguyền rủa bà mối theo những vần điệu như đang hát. Những người xung quanh sẽ đánh giá phẩm đức và trí tuệ của cô dâu mới dựa trên khả năng “hát khóc” của cô ấy.

4. Indonesia: Tắm bằng nước hoa

Cô dâu và chú rể được tắm trong nước làm từ các loại hoa khác nhau (Ảnh: Internet)
Cô dâu và chú rể được tắm trong nước làm từ các loại hoa khác nhau (Ảnh: Internet)

Truyền thống này được gọi là Siraman và thường diễn ra vài ngày trước đám cưới. Cha mẹ của cô dâu và chú rể sẽ tắm cho họ bằng nước hoa làm từ một số loại cây cỏ khác nhau. Việc tắm rửa của các cặp đôi được thực hiện để thanh tẩy tinh thần và chuẩn bị cho cuộc hành trình tiếp theo của cuộc đời họ: hôn nhân.

5. Congo: Chú rể cấm cười

Các cặp đôi mới cưới thường không mỉm cười trong ngày cưới (Ảnh: Internet)
Các cặp đôi mới cưới thường không mỉm cười trong ngày cưới (Ảnh: Internet)

Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, hôn nhân được coi là một việc cực kì nghiêm túc nên cô dâu chú rể không được mỉm cười trong suốt sự kiện. Điều này bao gồm cả buổi lễ, tiệc chiêu đãi và thậm chí cả ảnh cưới. Nếu cô dâu chú rể cười thì mọi người sẽ cho rằng cặp đôi không nghiêm túc trong hôn nhân.

6. Philippines: Phóng sinh chim bồ câu

Các cặp vợ chồng mới cưới thả chim bồ câu trắng (Ảnh: Internet)
Các cặp vợ chồng mới cưới thả chim bồ câu trắng (Ảnh: Internet)

Cặp đôi mới cưới người Philippines sẽ phóng sinh một đôi chim bồ câu trắng – thứ tượng trưng cho tình yêu, hòa bình, ấm no, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng. Những con chim bồ câu này được giữ trong một chiếc lồng được trang trí độc đáo trước khi thả, chiếc lồng này sẽ được mở ra bằng cách kéo dây ruy băng.

7. Hy Lạp: Cạo râu trước lễ cưới

Chú rể thường được phù rể cạo râu trước lễ cưới (Ảnh: Internet)
Chú rể thường được phù rể cạo râu trước lễ cưới (Ảnh: Internet)

Theo phong tục truyền thống, phù rể – được gọi là Koumbaro – sẽ cạo râu cho chú rể vào buổi sáng ngày cưới để thể hiện sự tin tưởng. Sau đó, những người bạn thân của chú rể cũng tham gia vào việc giúp anh ấy thay quần áo cho ngày trọng đại này. Bạn bè của cô dâu cũng giúp cô ấy trong việc thay đồ và trang điểm.

8. Guatemala: Đập vỡ chuông sứ

Mẹ của chú rể làm vỡ một chiếc chuông trong tiệc chiêu đãi (Ảnh: Internet)
Mẹ của chú rể làm vỡ một chiếc chuông trong tiệc chiêu đãi (Ảnh: Internet)

Sau khi các cặp vợ chồng mới cưới nói xong lời thề hôn nhân, mẹ của chú rể sẽ đổ gạo, bột mì và các loại ngũ cốc khác vào một chiếc chuông bằng sứ. Trước khi cho phép hai vợ chồng vào nhà, bà ấy sẽ đập vỡ chiếc chuông đó và để gạo, bột tràn ra ngoài. Đây là hình ảnh tượng trưng cho sự dồi dào và thịnh vượng trong hôn nhân của cặp vợ chồng son.

9. Đức: Cưa gỗ

Cô dâu và chú rể cùng nhau cưa một khúc gỗ (Ảnh: Internet)
Cô dâu và chú rể cùng nhau cưa một khúc gỗ (Ảnh: Internet)

Một trong những trò chơi phổ biến nhất trong các đám cưới của người Đức là cưa gỗ. Đây là thử thách đầu tiên mà các cặp đôi mới cưới phải đối mặt với tư cách là một cặp vợ chồng. Chỉ sau khi khúc gỗ được cắt đôi và ném hoa giấy thì cặp đôi mới có thể tiếp tục làm những việc khác.

10. Cộng hòa Séc: Ném gạo, đậu

Đặt em bé trên giường của cặp vợ chồng mới cưới (Ảnh: Internet)
Đặt em bé trên giường của cặp vợ chồng mới cưới (Ảnh: Internet)

Trước khi cặp đôi hạnh phúc có thể kết hôn vào buổi lễ, một em bé sẽ được đặt trên giường của họ để cầu chúc cho hai người sớm sinh con. Sau khi cô dâu chú rể thề nguyện xong, khách mời sẽ ném gạo, đậu Hà Lan và đậu lăng vào người họ, tất cả đều tượng trưng cho sự dồi dào.

11. Nhật Bản: Mũ đội đầu

Chiếc khăn đội đầu cầu kỳ của cô dâu (Ảnh: Internet)
Chiếc khăn đội đầu cầu kỳ của cô dâu (Ảnh: Internet)

Chiếc mũ đội đầu truyền thống này được gọi là Tsunokakushi, được dùng để che đi bộ tóc giả được búi cao của cô dâu. Chiếc khăn đội đầu được làm bằng lụa trắng, phù hợp với bộ kimono trắng mà cô dâu mặc. Một số người tin rằng Tsunokakushi được đeo lên để che giấu “cặp sừng” – thứ tượng trưng cho sự ghen tuông và ích kỷ – để cô ấy có thể trở thành một người vợ hiền trong cuộc hôn nhân của mình.

12. Italia: Serenade

Chú rể săn đón cô dâu vào đêm trước ngày cưới (Ảnh: Internet)
Chú rể săn đón cô dâu vào đêm trước ngày cưới (Ảnh: Internet)

Vào đêm trước ngày cưới, nhà chồng sẽ tổ chức lễ ăn hỏi cho cô dâu với sự hỗ trợ của phù rể. Trong đó một phong tục có tên Serenade – một bất ngờ lãng mạn và thú vị mà chú rể dành cho cô dâu – sẽ được tổ chức, vì vậy mà chỉ những thành viên khác trong gia đình mới có thể biết chính xác thời điểm việc này diễn ra mà thôi.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

50+ mẫu background, hình nền Tết Giáp Thìn 2024 đẹp rực rỡ

Không bao lâu nữa, một năm sẽ qua đi và một năm mới lại về. Để chào đón năm mới Giáp Thìn 2024 này, bạn đã chuẩn bị gì? Thay đổi một background xinh, một hình nền đậm chất xuân sẽ là cách đơn giản mà hiệu quả để tạo không khí Tết. Tham khảo ngay mẫu background, hình ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận