Jang Wonyoung (IVE) hiện là ví dụ nổi bật của ngôi sao đang phải đối mặt với một loạt các bình luận ác ý trên mạng. Đã rất lâu rồi K-pop mới xuất hiện một ngôi sao kiến mạng xã hội “gió tanh mưa máu” như thế này.
Trong thời điểm hiện tại, Jang Wonyoung là ví dụ nổi bật nhất cho việc idol hứng chịu quá nhiều bình luận ác ý trên mạng. Sau sự ra đi đau buồn của cố nghệ sĩ Sulli và Goo Hara vào năm 2019, làn sóng lên án “văn hóa” này đã diễn ra mạnh mẽ và dường như môi trường K-pop đã được “thanh lọc” không ít. Tuy nhiên, có vẻ như những bình luận ác ý đang gia tăng trở lại sau 3 năm và hướng về phía Jang Wonyoung – nữ idol gen 4 nổi bật nhất thời điểm hiện tại, bắt đầu với video “ăn dâu bằng hai tay”.
Ở độ tuổi còn trẻ như vậy, nữ thần tượng đã phải hứng chịu hàng loạt tin đồn và bình luận ác ý trên SNS, phần lớn nhắm vào biểu cảm khuôn mặt có phần “thái quá” của cô trên sân khấu hay chương trình truyền hình. Nối tiếp video “Jang WonYoung ăn dâu”, các video hay từ khoá liên quan như “Jang Wonyoung ăn pizza”, “Jang Wonyoung mắc bệnh công chúa”, “Jang Wonyoung thái độ với đồng nghiệp”,…cũng nhanh chóng được lan truyền rộng rãi, khiến cô nàng liên lục nhận về những “cơn mưa gạch đá”. Có thể những hành động của cô nàng quả thực có phần quá đà và cần sửa đổi, nhưng hàng loạt những bình luận ác ý nhắm vào một cô bé còn chưa trưởng thành vẫn khiến nhiều người bất mãn.
Là một người của công chúng và một ca sĩ chuyên nghiệp, những lời đóng góp mang tính xây dựng về các vấn đề liên quan như ca hát và vũ đạo có thể có lợi cho bản thân thần tượng. Tuy nhiên, vấn đề đang diễn ra là những lời chỉ trích này phần lớn là không có mục đích (chúng được đưa ra không phải vì lợi ích của ca sĩ). Với những sự cố đáng tiếc trước đây, vấn đề trở nên đáng báo động hơn nhiều.
Trước đây, các bình luận chỉ được giới hạn trên các trang web cổng thông tin. Tuy nhiên, khi các phần bình luận trên các trang web cổng thông tin đóng cửa, các bình luận ác ý này đã chuyển sang YouTube, nơi nó có thể lan truyền rộng rãi. Được tạo ra bởi những kẻ thù ghét và bị thổi phồng bởi các kênh “bắt nạt trên mạng”, những bình luận ác ý và tin đồn đang được truyền tải đến nhiều người mà không cần qua kiểm chứng. Điều này hẳn sẽ mang đến những mầm họa trong tương lai.
Jang Wonyoung được nhắc đến như một ví dụ điển hình, nhưng trên thực tế, các thành viên nhóm nhạc nữ khác cũng không thoát khỏi tình trạng này. Trong khi các công ty đang cố gắng chống lại các bình luận ác ý và bảo vệ các nghệ sĩ của họ bằng các biện pháp pháp lý thực sự thì “văn hóa bình luận ác ý” này không dễ bị xóa bỏ. Điều này cho thấy rằng việc cá nhân tự phản ánh sẽ không đem lại hiệu quả nếu không có các biện pháp quản lý chặt chẽ và mạnh tay.
Cuối cùng, mỗi các nhân phải ghi nhớ rằng, một trò đùa đơn giản, tưởng chừng như “không đáng để tâm” đối với họ có thể là “lưỡi dao vô hình” gây tổn thương, thậm chí giết chết người khác. Và khi nạn nhân là người nổi tiếng, bạo lực sẽ tăng theo cấp số nhân. Vì thế mỗi người cần nên tiết chế cảm xúc và suy nghĩ kĩ trước khi bình luận bất kì điều gì, để trong tương lai không còn một “Sulli” hay “Goo Hara” thứ hai nào nữa.
Mời các bạn xem thêm các bài viết liên quan: