Đúng vậy, giữ gìn vóc dáng và sức khỏe sau 60 tuổi là điều hoàn toàn có thể. Để duy trì một cơ thể đẹp và khỏe, không chỉ là tập thể dục mà việc tập trung vào chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và các hoạt động xã hội cũng rất quan trọng. Dưới đây là 13 thói quen lành mạnh giúp giữ gìn vóc dáng và sức khỏe khi về già.
- Duy trì chế độ ăn cân bằng
- Tập thể dục hàng ngày
- Bảo vệ làn da của bạn
- Uống đủ nước
- Duy trì thói quen ngủ lành mạnh
- Bắt đầu ngày mới bằng cách đi bộ
- Dành thời gian cho bạn bè
- Giữ cho não bộ luôn hoạt động
- Hạn chế tăng cân
- Cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung
- Hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể
- Cân nhắc thời điểm ăn
- Suy nghĩ tích cực
Duy trì chế độ ăn cân bằng
Nhu cầu dinh dưỡng thay đổi khi bạn già đi nhưng chế độ ăn cơ bản vẫn giữ nguyên. Do đó, nên tập trung vào việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.
Người lớn trên 60 tuổi cũng nên ưu tiên protein để giảm chứng teo cơ, một tình trạng xảy ra khi một người mất cơ và sức mạnh khi họ già đi. Ngoài ra, nên đảm bảo bổ sung đủ canxi và vitamin D để xương chắc khỏe. Các loại thực phẩm giàu canxi không phải từ sữa bao gồm đậu phụ, đậu, rau lá xanh, hạt chia,…
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục rất quan trọng để duy trì sức khỏe và sự độc lập khi bạn bước vào tuổi già. Các bài tập aerobic cường độ vừa phải rất có ích cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe và khiêu vũ.
Ngoài ra, các hoạt động cải thiện sự cân bằng, độ dẻo dai và sức mạnh, chẳng hạn như yoga, thái cực quyền và tập tạ, có thể làm giảm nguy cơ té ngã và cải thiện khả năng vận động.
Bảo vệ làn da của bạn
Da lão hóa dễ bị tổn thương hơn và do đó, có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn. Bạn có thể bảo vệ làn da của mình bằng cách thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30 mỗi ngày, ngay cả trong những ngày nhiều mây.
Nếu bạn dự định dành nhiều thời gian ở ngoài trời, chẳng hạn như khi làm vườn, hãy chọn mặc thêm quần áo bảo hộ như mũ rộng vành và kính râm. Cuối cùng, hãy kiểm tra da thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên da hoặc nốt ruồi mới.
Uống đủ nước
Cảm giác khát thường giảm dần khi bạn già đi, vì vậy, bạn cần phải uống nước thường xuyên, ngay cả khi bạn không cảm thấy khát.
Nếu bạn thấy nước lọc nhàm chán, bạn có thể tự làm tăng hương vị bằng cách thêm vài lát chanh vào bình nước cùng với các thành phần khác như bạc hà tươi hoặc hương thảo.
Duy trì thói quen ngủ lành mạnh
Sau 60 tuổi, tỷ lệ mắc các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ và ngưng thở khi ngủ sẽ tăng lên. Nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong số này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn cách điều trị vì các vấn đề về giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Thiết lập lịch trình ngủ nhất quán và thói quen đi ngủ cũng có thể giúp ích cho sức khỏe của bạn. Tránh xa caffeine, rượu và các bữa ăn lớn gần giờ đi ngủ đồng thời đảm bảo phòng ngủ của bạn yên tĩnh, thoải mái và đủ tối khi đi ngủ.
Bắt đầu ngày mới bằng cách đi bộ
Đi bộ là bài tập ít tác động, tiết kiệm chi phí và hoàn hảo cho người lớn tuổi. Bài tập này mang lại ba lợi ích: tim khỏe hơn, xương chắc hơn và trí óc minh mẫn hơn.
Để tăng thêm sức khỏe, hãy đi bộ dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Tiếp xúc với ánh sáng sớm có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, nâng cao tâm trạng và giúp cơ thể sản xuất Vitamin D.
Dành thời gian cho bạn bè
Chúng ta thường không coi việc giao lưu xã hội là một phần của thói quen chăm sóc sức khỏe nhưng thời gian dành cho bạn bè và gia đình rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và cảm xúc.
Hãy cân nhắc tham gia các câu lạc bộ, nhóm cộng đồng thậm chí là trung tâm dành cho người cao tuổi để gặp gỡ những người mới có cùng sở thích. Làm tình nguyện là một cách tuyệt vời khác để duy trì sự năng động và đóng góp cho cộng đồng của bạn. Tương tác xã hội thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm và suy giảm nhận thức.
Giữ cho não bộ luôn hoạt động
Không chỉ cơ thể cần tập thể dục thường xuyên mà não bộ cũng vậy! Kích thích nhận thức, chẳng hạn như giải ô chữ, chơi Sudoku, bắt đầu một sở thích mới hoặc đọc một cuốn sách mới,…là điều cần thiết để có được sự minh mẫn về mặt tinh thần.
Giữ cho trí óc luôn hoạt động có thể giúp duy trì chức năng não và giảm nguy cơ mắc chứng mất trí.
Hạn chế tăng cân
Việc duy trì cân nặng khỏe mạnh trở nên khó khăn hơn khi tuổi tác ngày càng tăng. Để giúp giảm tăng cân, hãy tập trung vào việc kiểm soát khẩu phần ăn và chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo như rau lá xanh, trái cây và protein nạc.
Ngay cả việc giảm cân hợp lý cũng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe nếu bạn thừa cân, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư.
Cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung
Nhiều người lớn tuổi bị thiếu vitamin D, một chất dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe xương và chức năng miễn dịch. Ngoài ra, khả năng sản xuất vitamin D từ ánh sáng mặt trời của cơ thể giảm dần theo tuổi tác. Uống thực phẩm bổ sung vitamin D là một cách tốt để đảm bảo cơ thể hấp thụ đủ vitamin D.
Ngoài ra, khả năng hấp thụ B12 từ thực phẩm của bạn cũng giảm dần theo tuổi tác. Do đó, việc uống thực phẩm bổ sung B12 hàng ngày có thể giúp đảm bảo bạn có đủ lượng vitamin này. Hầu hết các chuyên gia khuyên dùng nhiều B12 hơn ở dạng thực phẩm bổ sung, ít nhất 50 mcg mỗi ngày.
Hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể
Ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao, việc giảm lượng muối tiêu thụ vẫn có lợi cho sức khỏe tim mạch nói chung. Lý tưởng nhất là bạn nên tiêu thụ dưới 2.300 mg natri mỗi ngày, mặc dù một số loại thuốc và tình trạng sức khỏe mãn tính có thể cần ít hơn.
Vì muối tạo nên hương vị rất đậm đà nên việc nêm nếm thức ăn bằng gia vị, thảo mộc tươi và hỗn hợp gia vị không muối có thể là cách tăng hương vị mà không làm tăng lượng natri nạp vào cơ thể.
Cân nhắc thời điểm ăn
Cân nhắc thời điểm ăn cũng quan trọng như việc bạn ăn gì. Ăn nhiều bữa hơn khi bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất – thường là vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều – có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn trong ngày.
Ăn vào những thời điểm nhất định mỗi ngày cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thời điểm ăn tối ưu của mỗi người có thể khác nhau, vì vậy, hãy thử nghiệm để xem thời điểm nào phù hợp nhất với bạn.
Suy nghĩ tích cực
Khi bạn già đi, suy nghĩ tích cực có thể mang lại lợi ích cho cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Duy trì thái độ tích cực không có nghĩa là bỏ qua các vấn đề mà thay vào đó, nó có nghĩa là tiếp cận mọi thách thức lão hóa với khả năng phục hồi và lạc quan. Nếu bạn thấy mình liên tục đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực, hãy cân nhắc nói chuyện với một nhà trị liệu hoặc cố vấn.
Nguồn dịch: Stay Fit After 60 with These 13 Healthy Tips (tác giả: Alexandra Caspero)
Bạn có thể xem các bài viết có liên quan tại đây:
- 7 dấu hiệu cảnh báo ung thư thận và cách phòng ngừa
- 9 dấu hiệu cảnh báo thận yếu mà bạn không nên bỏ qua
- 15 dấu hiệu và triệu chứng của ung thư dạ dày mà bạn không nên bỏ qua
- 10 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ do thiếu máu cục bộ
- Tìm hiểu về bệnh viêm túi thừa: Triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và biện pháp khắc phục
- Conversion Disorder (Rối loạn chuyển đổi) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách đối phó
- 13 dấu hiệu của lượng đường trong máu cao mà bạn nên biết
- 7 bước hàng ngày phòng ngừa cảm cúm ở trẻ trong thời điểm giao mùa
- Hội chứng Diogenes: Tại sao người ta lại sống trong đống rác và tự cô lập mình?
- 10 dấu hiệu sớm của bệnh đa xơ cứng: Phát hiện và điều trị sớm để kiểm soát bệnh tốt hơn
- Chăm sóc tóc: 12 nguyên nhân khiến tóc trở nên mỏng, yếu và nhanh bạc
Đừng quên theo dõi BlogAnChoi thường xuyên để có thể cập nhật nhanh những tin tức thú vị và bổ ích bạn nhé! Nếu có vấn đề cần bàn luận, trao đổi, đừng ngần ngại để lại bình luận tại phần comment bên dưới nhé!
Mình rất cảm kích nếu các bạn để lại những ý kiến của mình về bài viết này, hãy cho mình biết nhé.