Kỷ tử là vị thuốc có công dụng tốt với sức khỏe, từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng kỷ tử hợp lý và đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới các bạn những thông tin hữu ích về kỷ tử, cũng như cách làm thế nào dùng kỷ tử được hiệu quả cao nhất.

Kỷ tử là gì?

Có nguồn gốc từ Trung Quốc, cây kỷ tử là một dược liệu đã được biết đến từ lâu và được sử dụng làm một vị thuốc bổ với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trước đây, kỷ tử chỉ là một vị thuốc nhập nhưng thời gian gần đây đã được trồng ở Việt Nam để làm thuốc.

Cây kỷ tử có tên khác là câu kỳ tử, khởi tử, câu khởi, địa cốt tử; có tên khoa học là Lycium sinense Mill. (Lycium barbarum L. var. sinense Ait), thuộc họ Cà Solanaceae. Hiện nay có khoảng 70-80 loại thuộc chi Lycium nhưng quan trọng nhất là Lycium barbarum và Lycium chinense.

Cây khởi tử là một loại cây nhỏ, mọc thành bụi, cao 0,5 – 1,5m, cành nhỏ, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá, dài 5cm. Lá nguyên nhẵn, hình mũi mác, cuống ngắn, mọc cách hoặc vòng. Hoa nhỏ, cánh hoa màu tím đỏ, hình chuông, mọc đơn ở kẽ lá hoặc mọc tụ lại. Quả mọng, nhẵn, hình trứng, khi quả chín có màu vàng đỏ hoặc đỏ đậm. Hạt nhiều, dẹt, hình thận. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, mùa quả từ tháng 7 đến tháng 10.

Cây kỷ tử
Cây kỷ tử (Nguồn: Internet).

Tác dụng của hạt kỷ tử

Thành phần hóa học của kỷ tử có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể như vitamin B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, P, Zn, Fe… Ngoài ra, trong quả kỷ tử còn chứa các loại acid amin thiết yếu cho cơ thể như Lysin, Cholin, Betain, Acid cyanhydric,.. cùng lượng chất chống oxy hóa và protein cao. Chính vì vậy, sử dụng cây kỷ tử như một vị thuốc quan trọng đã đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người:

  • Tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu: Kết quả nghiên cứu gần đây cho biết kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào đại thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể với thành phần có tác dụng là polysaccharide, chứng tỏ kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể.
  • Tác dụng tăng cường thị lực: Quả kỷ tử chứa zeaxanthin là chất chống oxy hóa đặc biệt, rất tốt cho mắt.
  • Tác dụng điều chỉnh huyết áp và bảo vệ gan: Kỷ tử chứa hợp chất polysaccharide giúp chống tăng huyết áp, phòng ngừa các bệnh lý liên quan. Đồng thời, kỷ tử có tác dụng thải độc gan, làm sạch gan, hỗ trợ phục hồi cơ thể.
  • Hỗ trợ giảm đau, hạ sốt, chữa ho: Với đặc tính chống viêm, kỷ tử hỗ trợ đẩy lùi các cơn đau khớp ở người bệnh khớp.
  • Tăng cường sinh lý và khả năng tình dục: Kỷ tử giúp tăng ham muốn, gia tăng nồng độ testosterone, thúc đẩy số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng, kéo dài thời gian cương cứng.
  • Cải thiện trí nhớ và chống trầm cảm: Thành phần chủ yếu trong quả là Betain. Betain vào cơ thể chuyển đổi thành choline, một chất làm tăng cường khả năng phục hồi trí nhớ. Ngoài ra, kỷ tử cũng được sử dụng trong bài thuốc chống trầm cảm và rối loạn lo âu.
  • Tác dụng ức chế các tế bào ung thư: Ngăn chặn tế bào ung thư khuếch trương.
  • Tác dụng hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da: Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, lượng calo thấp cùng lượng chất xơ cao, kỷ tử được sử dụng trong chế độ ăn kiêng, giảm cân.
  • Ngoài ra, thành phần giàu vitamin, acid amin, beta-carotene trong kỷ tử giúp đẩy lùi hắc sắc tố làm tổn hại đến da, làm cho da trắng hồng, mịn màng, không tì vết.

Cách sử dụng kỷ tử

Nhằm phát huy tối đa công dụng của loại quả tuyệt vời này, kỷ tử có nhiều cách sử dụng khác nhau như ngâm rượu, nấu cháo, pha trà; tùy thuộc vào những nhu cầu khác nhau của con người.

  • Ngâm rượu kỷ tử: Ngâm rượu là cách sử dụng phổ biến của kỷ tử. Chuẩn bị 600g kỷ tử, sau đó giã nhỏ. Cho 2 lít rượu (35-400) vào, ngâm khoảng 2 tuần. Sau đó lọc để lấy rượu. Uống ngày 1- 2 cốc con (25ml) làm thuốc bổ, uống sau bữa ăn giúp tăng cường sức khỏe và sinh lý.
  • Nấu cháo kỷ tử: Dùng kỷ tử để nấu cháo cùng gạo tẻ, hoặc thêm các nguyên liệu khác để bồi bổ cơ thể, chống suy nhược.
Cháo kỷ tử
Cháo kỷ tử (Nguồn: Internet).

Trà kỷ tử

Trà kỷ tử được biết đến với nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Thưởng thức loại trà này giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng; đồng thời cung cấp năng lượng và hỗ trợ giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện bệnh tiểu đường.

Với cách pha chế vô cùng đơn giản, hằng ngày, bạn có thể tự pha trà kỷ tử tại nhà để thưởng thức và nâng cao sức khỏe. Dùng 15g kỷ tử hãm cùng nước sôi trong bình kín, khoảng 15 – 20 phút sẽ có ngay thức uống thơm ngon, màu đỏ bắt mắt.

Trà kỷ tử
Trà kỷ tử (Nguồn: Internet).

Bạn có thể dùng riêng kỷ tử hoặc kết hợp kỷ tử với các nguyên liệu khác như hoa cúc hoặc táo đỏ để pha trà.

Trà kỷ tử hoa cúc: Chuẩn bị kỷ tử và hoa cúc mỗi loại 10g, rửa sạch và cho vào ấm, rót nước sôi, chờ 2-3 phút và thưởng thức.

  • Trà táo đỏ kỷ tử: Chuẩn bị 5 quả táo đỏ, 15 hạt kỷ tử, đường phèn cho vào nồi, rồi đổ nước vừa đủ và đun với lửa to. Sau khi nước sôi, vặn nhỏ lửa sau đó đun thêm 2-3 phút. Sau đó, chắt lấy nước trà rồi thưởng thức.
  • Trà kỷ tử táo đỏ hoa cúc: Chuẩn bị 30g kỷ tử, 50g táo đỏ, 1 cây lá dứa cho vào nồi, thêm nước vừa đủ và đun sôi. Bỏ 10g hoa cúc vào nồi, nấu khoảng 2-3 phút, có thể cho đường phèn vào tùy theo sở thích, chắt lấy nước trà rồi thưởng thức.
Trà táo đỏ kỷ tử
Trà táo đỏ kỷ tử (Nguồn: Internet).

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa dược liệu kỷ tử được sử dụng phổ biến, đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ. Các bạn nên sử dụng kỷ tử thường xuyên và đúng cách, đồng thời kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe của mình nhé.

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:

Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Bloganchoi.com để cập nhật các thông tin bổ ích khác bạn nhé!

Xem thêm

7 loại trà tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp giảm cân và kiểm soát đường huyết

Người mắc bệnh tiểu đường phải ăn uống cực kỳ cẩn thận để không làm thay đổi đường huyết đột ngột có thể gây nguy hiểm, phải tránh dùng nước ngọt, nước trái cây hay cà phê có đường. Tuy nhiên một số loại trà thảo mộc không đường có tác dụng rất tốt giúp giảm cân, giảm căng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Trương Tuấn Bảo Ninh

Cảm ơn bạn vì bài viết hay này nhé!