Vượt One Piece Film: Red, đứa con tinh thần của vị đạo diễn lão làng trong ngành anime – Suzume No Tojimari – đã chiếm lấy vị trí thứ 4 trong danh sách các phim có doanh thu phòng vé cao nhất tại Nhật Bản. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé.
Thông tin chung về Suzume No Tojimari
- Đạo diễn: Shinkai Makoto
- Thể Loại: Viễn tưởng, hành động, hài kịch
- Thời lượng: 122 phút
- Ngày phát hành: 11 tháng 11, 2022
Tóm tắt nội dung Suzume No Tojimari:
Suzume là một cô nữ sinh trung học 17 tuổi đang sống tại một thị trấn yên bình ở tỉnh Kyushu. Một ngày nọ, cô bắt gặp một anh thanh niên đi du lịch và nói với cô rằng “Tôi đang tìm một cánh cửa”. Cô nàng đi theo và phát hiện ra một cánh cửa lẻ loi tại đống đổ nát trên núi như thể đó là thứ duy nhất còn sót lại sau một trận sụp đổ nào đó. Chẳng lâu sau, những cánh cửa tương tự như thế bắt đầu mở ra lần lượt ở nhiều nơi tại đất nước Nhật Bản. Để ngăn chặn thiên tai, bằng mọi cách cô phải đóng những cánh cửa đang mở. Từ đó cuộc hành trình “Khóa chặt cửa” của Suzume được bắt đầu.
Trailer Suzume No Tojimari:
Đạt mốc doanh thu khủng
Ngay sau khi công chiếu, Suzume No Tojimari nhanh chóng thu hút đông đảo khán giả và nhận về nhiều phản hồi tích cực. Phim đã thu về hơn 321 triệu USD tại Nhật Bản sau 29 tuần kể từ khi ra mắt, vượt mặt cái tên đình đám One Piece Film: Red (có doanh thu hơn 274 triệu USD) để trở thành tác phẩm có doanh thu phòng vé cao thứ 4 trong lịch sử Nhật Bản. Hiện, Suzume No Tojimari đang đứng sau Your Name, Spirited Away và Kimetsu no Yaiba Chuyến Tàu Vô Tận. Đây thật sự là một thành tích vô cùng nổi bật.
Dàn Staff kỳ cựu
Suzume No Tojimari, hay Khóa Chặt Cửa Nào Suzume, là một bộ phim hoạt hình Nhật Bản được đạo diễn và viết kịch bản bởi “phù thủy nỗi buồn” Shinkai Makoto. Phim được sản xuất bởi CoMix Wave Films và phát hành bởi Touho Animation. Phần thiết kế nhân vật được đảm nhận bởi Tanaka Masayoshi và hoạt họa do Tsuchiya Kenichi thực hiện. Phần nghệ thuật được Tanji Takumi đảm nhiệm, âm nhạc do RADWIMPS và mảng soạn nhạc do Kazuma Jinnouchi chịu trách nhiệm.
Bộ phim nói lên vấn đề thảm họa, dịch bệnh hiện tại
“Phù thủy nỗi buồn” Shinkai Makoto đã lên kế hoạch và phát triển Suzume no Tojimari từ đầu năm 2020 và hoàn thiện dự án vào tháng 4 cùng năm. Ông cho hay, kịch bản phim đã được viết lại sáu lần, cho đến tháng 8 năm 2020, bản thảo cuối cùng cũng đã được hoàn thành. Quá trình phát triển dự án của phim được khởi công từ tháng 9 năm 2020, phác thảo được thực hiện từ tháng 4 năm 2021 và hoàn thiện kịch bản cảnh quay vào tháng 12 năm 2021. Vào ngày 22 tháng 10 năm 2022, bộ phim đã hoàn thành và được tiết lộ rằng nó sẽ mô tả một câu chuyện liên quan đến những thiên tai, dịch bệnh.
Vị đạo diễn cho biết, phần phim này lấy cảm hứng từ trận động đất-sóng thần Tōhoku vào năm 2011 và trận đại dịch COVID-19. Ông cho biết, từ trận động đất ở phía đông Nhật Bản xảy ra cách đây 11 năm, quan điểm của khán giả đã thay đổi từ việc không muốn xem những bộ phim liên quan đến thảm họa sang việc sẵn lòng đối mặt trực tiếp với vấn đề. Điều này cho thấy sự thay đổi của họ và xã hội theo thời gian. Shinkai Makoto giải thích rằng, trong các tác phẩm trước đó như Kimi no Nawa (Tên Cậu Là Gì), Tenki No Ko (Đứa Con Của Thời Tiết) và hiện là Suzume no Tojimari (Khóa Chặt Cửa Nào Suzume) đều những pháp ẩn dụ nói về thiên tai của thiên nhiên. Ba bộ phim đều mang ý nghĩa là không có sự nhân từ nào của thảm họa cho chúng ta. Ông cũng chia sẻ, sự hạn chế của nhân vật Souta trong chiếc ghế ba chân màu vàng là biểu hiện cảm giác bất tự do trong đại dịch COVID-19 cũng như sự yêu quý về khí hậu và văn hóa của Nhật Bản.
Nhân sức nóng của Suzume No Tojimari còn chưa hết, “Phù thủy nổi buồn” Makoto Shinkai đã hé lộ dự án tiếp theo khiến cho fan hâm mộ đứng ngồi không yên. Hiện thông tin về dự án này chưa có nhiều nhưng dự kiến nó sẽ tung ra rạp vào năm 2026 hoặc 2027.
Bạn có thể quan tâm:
- Top 10 phim 2023 hay khỏi chê từ hành động đến kinh dị
- 10 phim “hot” giúp Dương Mịch nắm giữ vị trí tiểu hoa số 1 trong lòng người hâm mộ
- Top 48 bộ phim bom tấn mùa hè đỉnh nhất nửa thế kỉ qua (Phần 1)
Các bạn có thấy bài viết này có ích không? Hãy chia sẻ cảm nhận của mình với mình nhé! Mình rất trân trọng những đóng góp của các bạn để hoàn thiện bài viết hơn.