Trò đùa của 2 đồng sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin vào tháng 8/1998 giờ đã trở thành Google Doodles nhằm kỷ niệm và tôn vinh các ngày lễ, danh nhân và nhiều vấn đề trên toàn thế giới. Kỷ niệm sinh nhật Google thứ 21, từ một trò đùa, Doodles bây giờ đã là một phần quan trọng của gã khổng lồ công nghệ.
Từ một trò đùa đến nét văn hóa đặc trưng của Google
Khi 2 đồng sáng lập Google, Larry Page cùng Sergey Brin chuẩn bị tới lễ hội nổi tiếng Burning Man ở Nevada vào tháng 8/1998, cả 2 muốn người dùng và nhân viên biết rằng họ sẽ không quản lý công cụ tìm kiếm một thời gian.
Do đó, 2 vị tiến sĩ từng tốt nghiệp tại ĐH Stanford đã quyết định thay thế chữ “O” thứ hai trên trang chủ Google Google bằng một hình que giống như logo của lễ hội.
“Nó trông như một trò đùa. Tuy nhiên, đã có nhiều sự cải tiến bắt đầu từ trò đùa đó”, Jessica Yu – trưởng bộ phận Google Doodle nói với TIME.
Trò đùa ngày nào của cả 2 giờ đã trở thành Google Doodles nhằm kỷ niệm, tôn vinh các ngày lễ, danh nhân và nhiều vấn đề trên toàn thế giới. Từ một trò đùa, Doodles bây giờ đã là phần quan trọng của gã khổng lồ công nghệ.
Ý tưởng thiết kế độc đáo Brin và Page chỉ diễn ra chưa đầy tuần trước khi Google được thành lập với tư cách một công ty vào ngày 4/9/1998. Phải mất tới 2 năm sau đó, Doodle mới quay trở lại. Lần này không còn là tin nhắn thông báo đi nghỉ mát, Google đã thiết để mừng ngày lễ Bastille Day ở Pháp ngày 14/7/2000.
Dennis Hwang là một thực tập tại thời điểm đó và được giao nhiệm vụ tạo ra ý tưởng thiết kế. Hwang nhanh chóng trở thành nhà thiết kế chính cho Doodles và tạo ra khoảng 50 cái mỗi năm.
Hwang rời Google sau đó, chuyển sang làm việc ở các dự án gây ấn tượng không kém với tư cách là phó chủ tịch thiết kế hình ảnh và tương tác tại Niantic. Tại đây, Hwang đã thiết kế siêu phẩm Pokémon Go gây sốt toàn cầu.
“Trong những năm đầu, Doodle là một điều gây tranh cãi. Nếu từng đọc bất kỳ loại sách về tiếp thị hoặc thương hiệu doanh nghiệp, một điều quan trọng sách nói với bạn là hãy nhất quán với thương hiệu công ty bất kể có điều gì xảy ra. Nhưng Larry và Sergey đã đặt ra câu hỏi ‘Tại sao không chứ? Chúng ta nên vui vẻ với điều này'”, Hwang nói với TIME trong một cuộc phỏng vấn về việc thay đổi logo của công ty.
Santa Tracker và câu chuyện về những ảnh hoạt hình tôn vinh trên Google
Hwang tiếp tục tạo ra Doodles cho các ngày lễ phổ biến như Lễ Tạ ơn và Giáng sinh. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của một trong những chương trình hoạt hình nổi tiếng nhất của Doodle là Santa Tracker.
Trò chơi mang tên Santa Tracker này sẽ cho phép người dùng trên toàn thế giới theo dõi Santa khi ông tặng quà vào đêm Giáng sinh. Cảm hứng cho trò chơi được lấy từ một phiên bản của Bộ chỉ huy phòng thủ hàng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) bắt đầu từ những năm 1950.
Năm 2005, Hwang tiếp tục thiết kế các biểu tượng cho trình theo dõi để kết hợp với dự án của Google Earth. Theo công ty, hơn một triệu người dùng đã theo dõi ông già Noel bằng Google và biến nó trở thành một truyền thống hàng năm của Google.
Google không công khai số lượt xem cho tất cả Doodles do đó rất khó để theo dõi mức độ phổ biến của từng hình ảnh động được kỷ niệm. Theo Yu, nhóm Google Doodle hiện quy tụ tới vài chục nghệ sĩ, nhà quản lý, kỹ sư, nhân viên và đều hướng tới sự phong phú trong các chủ đề thiết kế.
Nhóm Doodle tiếp tục mở rộng hình thức vinh danh bằng ảnh hoạt hình động bên cạnh lễ Giáng sinh. Một Doodle hồi tháng 3 đã vinh danh nhà phát minh người Nhật Seiichi Miyake, người đã tạo ra Tenji hay còn gọi là xúc giác để giúp những người khiếm thị xác định phương hướng ở các khu vực công cộng.
Với mỗi Doodle, chúng tôi muốn gây ngạc nhiên và thích thú cho người dùng của mình. Do đó, chúng tôi đã tôn vinh rất nhiều người và chủ đề khác nhau”, Yu cho biết.