Rau mùi là một loại cây gia vị và có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở một số nơi trên thế giới. Tinh dầu của rau mùi có thể được chiết xuất từ hạt hoặc lá, được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm như một chất tạo hương vị. Tinh dầu rau mùi cũng được sử dụng để bảo quản thực phẩm, giúp chống lại các vị sinh vật làm hỏng thực phẩm. Do đó, tinh dầu rau mùi rất hữu ích trong việc duy trì sức khỏe.

1. Vậy rau mùi là cây gì?

Rau mùi (C. sativum L.) thuộc họ Umbelliferae/Apiaceae là một loài thực vật thân thảo có hương thơm, được sử dụng từ lâu trong ẩm thực và là nguồn cung cấp các hợp chất hương liệu. Rau mùi có các thành phần hoạt tính sinh học có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và các hoạt động chống oxy hóa. Do đó, rau mùi có công dụng trong chế biến thực phẩm (như một chất tạo hương vị và chất bổ trợ cũng như giúp bảo quản thực phẩm).

Rau mùi và những thông tin thú vị (Ảnh: Internet)
Rau mùi và những thông tin thú vị (Ảnh: Internet)

Các bộ phận thường được sử dụng của rau mùi là hạt và lá. Hạt rau mùi được thêm vào món ăn như một loại gia vị tạo mùi thơm, đồng thời có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Các thành phần hóa học của rau mùi thay đổi trong quá trình phát triển của cây. Ví dụ, hạt và lá của cây chưa trưởng thành có mùi khó chịu.

Rau mùi được gọi là “kusthumbari” hoặc “dhanayaka” trong tiếng Phạn; trong tiếng Hindi nó được gọi là Dhania còn trong tiếng Bengali là Dhane. Rau mùi có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, sau đó được đưa sang Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới. Ngày nay, rau mùi được sử dụng làm gia vị, làm thuốc hoặc nguyên liệu thô trong thực phẩm, đồ uống và ngành công nghiệp dược phẩm.

Tất cả các bộ phận của rau mùi đều có thể ăn được, tuy nhiên lá và hạt được sử dụng nhiều nhất. Lá rau mùi chứa protein, vitamin và khoáng chất (như canxi, phốt pho, sắt), chất xơ và carbohydrate, được sử dụng làm rau. Hạt rau mùi chứa chất béo và axit petroselinic.

Các công dụng của rau mùi được biết đến như:

  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hỗ trợ sản xuất các enzyme tiêu hóa, giảm đau bụng do đầy hơi.
  • Rau mùi giàu vitamin A, B6, C, E, K và có tác dụng giảm căng thẳng, đau đầu, ho, buồn nôn, đau thấp khớp, viêm khớp.
  • Chứa hợp chất kháng khuẩn dodecenal và chất cồn được gọi là borneol có khả năng tiêu diệt virus và vi trùng gây cảm lạnh.
  • Rau mùi có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm lượng cholesterol xấu và chống viêm. Các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong rau mùi giúp giảm tác hại của các gốc tự do do tiếp xúc với sáng mặt trời. Do đó, sử dụng rau mùi có thể giúp ngăn ngừa ung thư da.
Rau mùi và những thông tin thú vị (Ảnh: Internet)
Rau mùi và những thông tin thú vị (Ảnh: Internet)

Rau mùi cũng được sử dụng từ lâu đời trong y học. Hippocrates (460 – 377 trước Công nguyên) đã từng sử dụng rau mùi trong các loại thuốc thời Hy Lạp. Nước sắc hoặc rượu từ hạt rau mùi có thể được dùng riêng hoặc kết hợp với các thảo mộc khác để hỗ trợ các chứng khó tiêu, chán ăn, co giật, mất ngủ và lo lắng. Tinh dầu được chưng cất từ rau mùi có hoạt tính kháng khuẩn và chống lại một số loại vi khuẩn làm hỏng thực phẩm (như Klebsiella pneumoniae, Bacillus megaterium, Escherichia coli…).

Các thành phần như hydrocacbon mono- và sesquiterpene có trong rau mùi có tiềm năng trong điều trị các bệnh răng miệng, ví dụ bệnh nấm Candida liên quan đến răng giả.

Rau mùi được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm như một chất chống oxy hóa để tăng thời hạn sử dụng của thực phẩm vì có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự hư hỏng của thực phẩm. Các thành phần của rau mùi có hoạt tính chống oxy hóa và ổn định ở nhiệt độ cao, do đó có thể được sử dụng để thay thế cho chất chống oxy hóa tổng hợp.

2. Đặc tính của rau mùi

Rau mùi dễ trồng ở đất ẩm vừa, thoát nước tốt, đủ nắng hoặc có bóng râm nhẹ. Cây phát triển tốt nhất ở vùng có khí hậu mát và khô vào mùa hè, không ưa những nơi có độ ẩm cao và mưa thường xuyên. Hạt giống có thể được trồng trực tiếp vào đất hoặc trồng trong chậu. Cây phát triển nhanh chóng (có thể bắt đầu rụng lá non sau 30 ngày), cắt tỉa cành trước khi ra hoa để kéo dài thời gian thu hoạch lá. Nên trồng hạt giống mới sau mỗi 2 tuần để đảm bảo cây ra lá liên tục, để lại một số cây ra hoa và kết hạt nếu muốn thu hoạch hạt rau mùi, hạt giống có thể thu hoạch trong vòng 90 ngày.

Rau mùi và những thông tin thú vị (Ảnh: Internet)
Rau mùi và những thông tin thú vị (Ảnh: Internet)

Cây có xu hướng dễ chết trong điều kiện khí hậu nóng nực của mùa hè, vì vậy có thể gieo hạt vào cuối mùa hè để thu hoạch lá vào mùa thu. Hạt rau mùi khi chín có hình tròn, vỏ màu vàng nâu, khi trưởng thành có mùi thơm cay ngọt dễ chịu và được sử dụng để tạo hương vị cho nước sốt, thịt, món hầm, tương, bột cà ri hoặc bánh ngọt. Ngược lại, hạt non không bao giờ được sử dụng trong nấu ăn vì chúng có mùi khó chịu và vị đắng. Hoa của cây rau mùi nở trên tán lá thành từng chùm.

Các vấn đề về bệnh của cây bao gồm héo rũ, thối rữa, bệnh bạc lá do vi khuẩn hoặc bệnh vàng lá. Các loài côn trùng có khả năng gây hại cho cây như châu chấu, rầy lá và bọ xít.

3. Thông tin bổ sung về rau mùi

Tên của rau mùi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp koriannon, kết hợp giữa koris (một loài bọ xít) và Givingn (một loại hồi thơm). Trong tiếng Latinh, nó được gọi là Coriandrum, và theo cách gọi của tiếng Pháp cổ, nó được chuyển sang tiếng Anh với tên gọi là coriander vào thế kỷ 14. Rau mùi cũng xuất hiện trong lịch sử Nhật Bản như một loại thực phẩm vào thế kỷ thứ 10, nhưng sau đó biến mất có lẽ vì mùi khó chịu của nó. Sau này, người Bồ Đào Nha lại sử dụng nó vào thế kỷ 18 với tên gọi ko-en-do-ro trong tiếng Nhật.

Nhiều truyền thuyết cho rằng rau mùi đã được trồng trong Vườn treo Babylon nổi tiếng hơn 2.000 năm trước. Người Hebrew cổ đại sử dụng rau mùi trong bữa ăn Lễ Vượt Qua truyền thống của họ. Người Trung Quốc sử dụng nó trong các loại thuốc, tuyên bố rằng nó có thể mang lại cuộc sống bất tử. Rau mùi cũng xuất hiện như một loại “thần dược” trong truyện “Nghìn lẻ một đêm” (được biên soạn vào thế kỷ thứ 13).

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

5 loại rau củ giàu chất sắt hơn cả thịt bò nên bổ sung cho bữa ăn hằng ngày

Sắt là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người, giúp vận chuyển oxy trong máu. Trong thai kỳ, phụ nữ mang thai rất cần bổ sung sắt để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé cũng như chống lại gốc tự do gây hại. Ngoài thịt bò, bạn có thể cung cấp chất ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận