Hà Nội không chỉ là một thành phố phát triển bậc nhất của nước ta hiện nay mà còn là nơi lưu giữ bao dấu ấn vàng son của cả dân tộc với nhiều công trình kiến trúc từ thời phong kiến vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay, một trong số đó là Hoàng Thành Thăng Long. Hôm nay hãy theo chân mình để cùng tìm hiểu về nơi này nhé.

Vị trí của Hoàng Thành Thăng Long

Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long hiện tọa lạc tại 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Đôi nét về lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long được bắt đầu xây dựng từ thời nhà Đinh và Tiền Lê vào thế kỉ thứ VII trong thời kì tiền Thăng Long, tuy nhiên phải đến thời Lý, Trần, Hậu Lê mới thực sự phát triển mạnh mẽ.

Hoàng Thành Thăng Long có tên ban đầu là Đại La, và tồn tại qua suốt các đời vua từ Ngô Quyền, nhà Đinh và Tiền Lê, nhưng các triều đại này không chọn nơi đây là kinh đô. Ngô Quyền đóng đô tại thành Cổ Loa, còn nhà Đinh và Tiền Lê thì chọn Hoa Lư làm kinh đô.

Cho đến năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã quyết định ban chiếu dời đô để chuyển kinh đô nước ta lúc bấy giờ là Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên nơi đây thành Thăng Long. Sau khi dời đô, vua Lý Thái Tổ cùng triều thần và nhân dân bắt tay vào việc xây dựng Kinh thành Thăng Long với các công trình cơ bản đầu tiên và được hoàn thành vào đầu năm 1011.

Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh: Internet)
Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh: Internet)

Đến thời Hậu Lê, Lê Thái Tổ sau khi đánh đuổi giặc Minh đã đổi tên Thành Thăng Long thành Đông Kinh và tiến hành việc sửa chữa lại hoàng thành do tàn tích của cuộc chiến tranh để lại.

Và đến thời nhà Nguyễn, sau cuộc cải cách hành chính lớn của vua Minh Mạng vào năm 1831 đã đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội.

Trải qua hơn 1000 năm, Hoàng Thành Thăng Long đã bị tàn phá nghiêm trọng và không còn nguyên vẹn như trước. Vào năm 2010, UNESCO đã công nhận Hoàng Thành Thăng Long là di sản thế giới. Hiện nay, nơi đây mỗi năm đều đón tiếp rất nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu.

Những địa điểm tham quan khi đến Hoàng Thành Thăng Long

1. Kỳ Đài – Cột cờ Hà Nội

Đây là một công trình được nhà Nguyễn cho xây dựng từ năm 1805 đến 1812. Hiện nay, Kỳ Đài là một trong những biểu tượng của thủ đô với tổng chiều cao khoảng 33,4m và kiến trúc bao gồm 3 nấc: dưới cùng là tầng đế, kế đến là thân cột và cuối cùng là đài vọng canh. Phía trong Kỳ Đài được xây dựng các bậc thang hình xoắn ốc để lên đài vọng canh – từ đây du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.

Kỳ Đài (Ảnh: Internet)
Kỳ Đài (Ảnh: Internet)

2. Đoan Môn

Địa điểm tiếp theo là Cổng Đoan Môn – cổng chính dẫn vào Hoàng Thành Thăng Long. Được xây dựng lần đầu tiên vào thời nhà Lý nhưng diện mạo của cổng Đoan Môn mà chúng ta nhìn thấy hiện nay được xây dựng vào thời Hậu Lê và được nhà Nguyễn cho tu bổ lại. Đoan Môn là cổng phía nam của Hoàng thành bao gồm 5 cửa. Trong thời phong kiến, cửa chính giữa lớn nhất là cửa dành cho vua, các cửa khác dành cho quan lại. Đây là điểm check-in của nhiều du khách khi đến Hoàng thành bởi khung cảnh tráng lệ và uy nghi của cổng Đoan Môn.

Đoan Môn (Ảnh: Internet)
Đoan Môn (Ảnh: Internet)

3. Điện Kính Thiên

Là trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long, địa điểm này từng là nơi đăng cơ của Lê Thái Tổ sau khi đánh đuổi giặc Minh và cũng là địa điểm thiết triều, tổ chức các sự kiện nghi lễ của triều đình và đón tiếp sứ thần từ nước ngoài.

Lối vào Điện Kính Thiên (Ảnh: Internet)
Lối vào Điện Kính Thiên (Ảnh: Internet)

Điểm đặc sắc nhất của Điện Kính Thiên là các kiệt tác bằng đá được chạm khắc vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ và kì công, đặc biệt là đôi rồng chầu. Mặc dù đã bị phá hủy phần lớn dưới dòng chảy của thời gian nhưng Điện Kính Thiên vẫn đem đến cho du khách vẻ nguy nga, tráng lệ của một công trình lịch sử lâu đời.

Họa tiết tinh xảo của cặp rồng chầu ở Điện Kính Thiên (Ảnh: Internet)
Họa tiết tinh xảo của cặp rồng chầu ở Điện Kính Thiên (Ảnh: Internet)

Ngoài ra còn rất nhiều địa điểm mà du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu và sống lại một đời quá khứ vàng son của Hoàng Thành Thăng Long như Hậu Lâu – Tĩnh Bắc Lâu, Chính Bắc Môn – Cửa Bắc, Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu,…

Khung cảnh của Tĩnh Bắc Lâu nhìn từ trên cao (Ảnh: Internet)
Khung cảnh của Tĩnh Bắc Lâu nhìn từ trên cao (Ảnh: Internet)

Trên đây là một vài thông tin về Hoàng Thành Thăng Long do mình tổng hợp, hi vọng sẽ hữu ích với các bạn. Nếu có ý kiến đóng góp nào hãy để lại ở phần bình luận. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi, hẹn gặp lại vào các bài viết tiếp theo.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Review homestay "ngon bổ rẻ" tại Ninh Bình - Diep's House Eco Homestay

Lựa chọn nhà nghỉ, homestay là một trong những bước cực kì đắn đo, đau đầu của bất kì ai đang chuẩn bị đi du lịch. Đối với những người mong muốn tìm kiếm nhà nghỉ, homestay đáp ứng đủ tiêu chí ngon, bổ, đặc biệt là phải "hợp túi tiền" thì lại càng khó. Trong bài viết này, ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận