Trong truyền thống của nhiều nền văn hóa trên thế giới, kinh nguyệt được coi là nguồn sức mạnh tinh thần mãnh liệt của phụ nữ, đôi khi khiến người khác sợ hãi, đôi khi lại được tôn kính. Dưới đây là 10 quan điểm về kinh nguyệt trong suốt lịch sử mà BlogAnChoi tổng hợp được, cùng tìm hiểu nào.
1. Cherokee
Máu là một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng truyền thống của người Cherokee, tượng trưng cho cuộc sống. Niềm tin về sự sinh sản khẳng định rằng máu thịt của đứa trẻ là của người mẹ, trong khi tinh trùng của người cha trở thành nền tảng của bộ xương. Máu kinh nguyệt được coi là đặc biệt mạnh mẽ, tượng trưng cho sức mạnh của phụ nữ và có thể được dùng để chống lại kẻ thù trong các nghi lễ ma thuật và chiến tranh.
Truyền thuyết Cherokee kể về một con quái vật ăn thịt người tên là Nun’yunu’wi – hay Stoneclad – gần như bất tử nhờ làn da cứng như đá và không chiến binh nào có thể đánh bại được hắn. Hắn ẩn nấp trong núi, được một cây gậy ma thuật dẫn đường tới chỗ các thợ săn không may mắn và theo dõi, giết rồi ăn thịt họ. Điểm yếu duy nhất của hắn là không thể chịu nổi khi nhìn phụ nữ đang hành kinh. Hắn bị tiêu diệt trong cuộc chạm trán với bảy trinh nữ đang có kinh nguyệt. Từng người một, họ cản đường và làm hao mòn sức lực của hắn, sau đó khiến tan thành cát bụi.
2. Kung
Người Kung ở miền nam châu Phi tin rằng máu kinh là một nguồn sinh lực mạnh mẽ và kỳ kinh nguyệt đầu tiên của một cô gái chứa đựng năng lượng tâm linh mạnh mẽ. Khi một cô gái có kinh nguyệt lần đầu, cô ấy phải trải qua nghi thức – bao gồm sự cô lập với những người khác và tránh một số hoạt động nhất định. Khi một cô gái biết về kỳ kinh nguyệt đầu tiên của mình, cô ấy phải cúi thấp người với đôi mắt nhìn xuống cho đến khi được một người phụ nữ cố vấn giúp đỡ. Người cố vấn này không phải là mẹ của cô ấy vì năng lượng tinh thần của kỳ kinh nguyệt đầu tiên và mối quan hệ huyết thống sẽ rất nguy hiểm khi kết hợp với nhau.
Có một nơi trú ẩn biệt lập được xây dựng cho cô gái, gần gũi nhưng tách biệt với cộng đồng. Vì linh lực của cô ấy cao đến mức nguy hiểm nên cô phải tránh ảnh hưởng đến môi trường. Nếu cô gái nhìn vào mặt trời, nó sẽ trở nên nóng hơn và phá hủy thực vật trên trái đất; nếu cô ấy nhìn vào những đám mây, chúng sẽ không tạo ra mưa được. Cô ấy phải được bảo vệ khỏi chạm vào mặt đất hoặc nước mưa, ngoài ra còn phải tránh xa đàn ông vì năng lượng mạnh mẽ của cô ấy sẽ làm giảm sức mạnh vũ khí và mũi tên độc của họ đồng thời khiến những người thợ săn trở nên lười biếng và hôn mê.
3. Trung Quốc
Trong tư tưởng Đạo giáo cổ xưa, máu kinh nguyệt được gọi là Rồng Đỏ và là nguồn năng lượng của phụ nữ (tinh dịch là nguồn năng lượng của nam giới và được gọi là Bạch Hổ). Phụ nữ mất năng lượng qua kinh nguyệt và có những biện pháp làm giảm kinh nguyệt của phụ nữ rồi biến mất hoàn toàn, cho phép phụ nữ duy trì năng lượng của mình.
Việc ngăn chặn kinh nguyệt đòi hỏi sự trong sạch về tình dục, cho phép phụ nữ “chặt đầu Rồng Đỏ” và có tác dụng phụ là khiến ngực bị thu nhỏ lại. Các bác sĩ phụ khoa Đạo giáo khuyến khích việc trau dồi sự tập trung bên trong và kích thích có kiểm soát năng lượng tình dục thông qua việc xoa bóp ngực.
4. Maori
Trong tín ngưỡng của người Maori, tapu là thuộc tính tâm linh cá nhân quan trọng nhất bắt nguồn từ các vị thần. Máu được cho là cực kỳ tapu và phụ nữ đang có kinh nguyệt cũng vậy nên họ phải có những hạn chế để được an toàn. Phụ nữ đang có kinh nguyệt không được phép xuống biển vì cá mập có thể ngửi thấy mùi máu, họ cũng không được phép cưỡi ngựa vì loài ngựa này cũng có thể ngửi thấy mùi máu.
Một số người cho rằng kinh nguyệt có liên quan đến mặt trăng – chồng của tất cả phụ nữ. Các tù trưởng và những người đàn ông có cấp bậc cao tránh xa phụ nữ vì việc tiếp xúc với những nơi bị ô nhiễm bởi năng lượng kinh nguyệt có thể cướp đi khả năng thấu thị của họ. Một số người cho rằng máu kinh nguyệt là “ô uế” nhưng những người khác lại cho rằng đây là một quan niệm sai lầm dựa trên sự kết hợp giữa các khái niệm thần thoại Maori với các ý tưởng Cơ đốc giáo.
5. Maya
Người Maya tin rằng kinh nguyệt và sinh nở có liên quan đến nữ thần mặt trăng Ixchel – hoặc Lady Blood. Người Quiche Maya gọi kinh nguyệt là “máu bắt nguồn từ mặt trăng” trong khi người Itzaj Maya nói “mặt trăng của cô ấy hạ xuống” khi phụ nữ có kinh nguyệt, còn người Tzotzil tin rằng bản thân mặt trăng đang có kinh nguyệt vào thời điểm trăng non.
Máu kinh nguyệt được coi là nguồn sức mạnh của giới tính. Một từ để chỉ kinh nguyệt – yilic – bắt nguồn từ từ ilah hoặc ilmah vừa được dịch là “kinh nguyệt” vừa là “thấy”. Kinh nguyệt được coi là một dạng thị giác, không phát ra từ mắt mà từ tử cung và máu. Một từ Maya khác chỉ kinh nguyệt – u – cũng ám chỉ mặt trăng và một tháng trong lịch âm.
6. Do Thái
Một yếu tố rất kỳ lạ của chủ nghĩa bài Do Thái thời trung cổ là quan niệm cho rằng đàn ông Do Thái có kinh nguyệt. Nó có thể được truy nguyên từ Augustinus vào thế kỷ thứ năm, người tin rằng đàn ông Do Thái mắc “căn bệnh phụ nữ” – lấy cảm hứng từ quan niệm phụ nữ không trong sạch cũng như lòng căm thù người Do Thái. Việc mất máu do kinh nguyệt được cho là đã khiến đàn ông Do Thái tìm kiếm máu của những đứa trẻ theo đạo Cơ đốc để bù vào – đây là nguồn gốc của câu chuyện phỉ báng đẫm máu đã hoành hành châu Âu trong nhiều thế kỷ.
Sau này, họ lại tin rằng đàn ông Do Thái bị chảy máu trực tràng hàng tháng, đến mức bệnh trĩ có thể được sử dụng làm bằng chứng trong phiên tòa xét xử một người bị nghi ngờ là người Do Thái.
7. Zoroastrian
Người Zoroastrian cổ đại liên kết kinh nguyệt với ác thần Ahriman. Sau khi vị thần tốt bụng Ohrmazd – hay Ahura Mazda – tạo ra vũ trụ, Ahriman ngay lập tức tấn công nó, để rồi bị đánh gục trong 3.000 năm khi Ohrmazd đọc một lời cầu nguyện thiêng liêng. Nhiều con quỷ khác nhau đã làm việc để cứu chúa tể độc ác của chúng và cuối cùng được thực hiện bởi Geh (hoặc Jeh hoặc Jahi) – con quỷ điếm, kẻ hứa sẽ mang lại phiền não và dịch bệnh cho những người công chính, bò và toàn bộ thế giới thuần khiết. Lời nói của ả đã hồi sinh Ahriman và được ác thần hôn lên trán rồi trở thành người đầu tiên bị “ô nhiễm” bởi máu kinh nguyệt – thứ được tạo ra để khiến con người không thể chiến đấu chống lại thế lực tà ác.
Một phiên bản khác của huyền thoại kể rằng Geh trở thành “con quỷ điếm” của Ahriman nhằm làm ô uế phụ nữ, những kẻ này sẽ lần lượt làm ô uế đàn ông để họ quay lưng lại với công việc phù hợp của mình. Những người theo đạo Zoroastrian hiện đại coi máu kinh nguyệt là nasu – vật liệu chết, phân hủy, gây ô nhiễm. Những điều cấm kỵ của Zoroastrian nhấn mạnh đến việc tách biệt nghiêm ngặt phụ nữ đang có kinh: Không ai được đến gần cô ấy trong vòng 1 mét, phải ăn cơm trên đĩa kim loại, tránh ăn thịt hoặc thức ăn tiếp thêm sinh lực có thể tăng cường sức mạnh cho “ác quỷ ô nhiễm”.
8. La Mã
Tác giả La Mã Pliny the Elder sống ở thế kỷ I sau công nguyên đã tạo ra rất nhiều huyền thoại về kinh nguyệt có ảnh hưởng tại châu Âu trong suốt thời Trung Cổ. Trong cuốn Lịch sử tự nhiên của mình, Pliny đã viết sức mạnh hủy diệt của máu kinh nguyệt có thể làm héo trái cây và mùa màng, chua rượu, xỉn gương, rỉ sét sắt và đồng, cùn dao cạo, giết ong, làm ô nhiễm vải màu tím, khiến chó phát điên, tạo bão lốc, gây sẩy thai ở người và ngựa. Ông tuyên bố, quan hệ tình dục với một phụ nữ đang có kinh nguyệt trong thời gian nhật thực hoặc nguyệt thực có thể dẫn đến bệnh tật hoặc tử vong cho bạn tình nam.
Tuy nhiên, máu kinh nguyệt lại có thể chữa bệnh gút, ban đỏ, sốt, vết cắn của chó dại và có thể bảo vệ con người khỏi ma thuật đen tối từ phương Đông.
9. Yanomami
Đối với người Yanomami ở miền bắc Brazil, máu là biểu tượng của entropy vũ trụ. Phụ nữ có kinh nguyệt và những kẻ giết người uống máu kẻ thù đều được gọi là unokai. Các chiến binh và nữ giới tuổi dậy thì đều được coi là có lượng máu dư thừa trong cơ thể và phải cách ly, tách biệt bằng nghi lễ để đảm bảo an toàn.
Trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên, mẹ cô gái dựng một túp lều bằng lá của một loại cây bụi cụ thể để che giấu cô khỏi con mắt của đàn ông. Trong truyền thuyết cổ xưa, khi một cô gái đang có kinh xuất hiện bên ngoài túp lều, mặt đất lập tức biến thành bùn, cả ngôi làng chìm xuống địa ngục và trở thành đá.
Cô gái trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên phải tuân theo một số nghi lễ: khỏa thân, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước bằng cách uống nước bằng một cây gậy rỗng nhét vào miệng, chỉ được nói thầm, ăn chuối và thỉnh thoảng có vỏ cua. Nếu cô ấy không hoàn thành việc ẩn dật của mình một cách đúng đắn, người ta tin rằng cô ấy sẽ lão hóa sớm và trở thành một bà già.
10. Ấn Độ
Trong Mật điển Sakta, chu kỳ kinh nguyệt tượng trưng cho sự thay đổi của các mùa và trật tự vũ trụ, gắn liền với nữ thần Kamakhya – hay Mẹ Shakti – tại đền Kamarupa nằm ở Gauhati, bang Assam, Ấn Độ.
Tại lễ hội Ambubachi Mela kéo dài ba ngày vào tháng 8 hoặc tháng 9 hàng năm, yoni (âm đạo hoặc tử cung) của nữ thần sẽ xuất hiện trên Trái đất, thu hút hàng chục nghìn tín đồ mỗi năm. Tại chùa Kamarupa, một hòn đá thạch tín màu đỏ, được cho là yoni của nữ thần Sati bị chặt chân tay, chảy nước đỏ trong thời gian này. Ngôi đền đóng cửa trong ba ngày để thực hiện các nghi lễ chính thống bên trong. Vào ngày thứ tư, các cánh cửa được mở ra và những người sùng đạo được phép nhận darsan (lời chúc phúc khi nhìn thấy nữ thần qua tấm vải đỏ), prasad (thức ăn cầu phúc) và có thể là một mảnh vải đỏ từ sari của cô ấy, tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Máu tử cung của nữ thần là arsenic đỏ và nó được cho là có khả năng chữa bệnh – đặc biệt là bệnh bạch cầu – và biến kim loại thành vàng. Một số tín đồ Mật Tông cực đoan tin rằng lễ hội Ambubachi là thời điểm tốt nhất trong năm để hiến tế con người.
Bạn có thể đọc thêm:
Nếu bạn đọc bài viết này và cảm thấy có điều gì cần được thảo luận thêm, hãy viết một bình luận để chúng ta cùng trao đổi nhé.